Thích ứng với tăng thuế, doanh nghiệp đồ uống cần đổi mới, cải tiến quy trình
Hội thảo “Sửa thuế để thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp". |
Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) do Bộ Tài chính soạn thảo đã nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao của nhiều doanh nghiệp, chuyên gia. Mục tiêu của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn tại Việt Nam được đánh giá là khá tương đồng với mục tiêu cơ bản tại các quốc gia trên thế giới, trong đó mục tiêu cơ bản nhất vẫn là bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, điều tiết lượng sử dụng và hạn chế tình trạng lạm dụng rượu, bia. Đồng thời các chính sách cũng nhấn mạnh đến mục tiêu về đảm bảo bền vững nguồn thu ngân sách nhà nước.
Hội thảo “Sửa thuế để thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp” do Báo Đầu tư tổ chức vào ngày 14/8/2024 thông tin: năm 2023, ngành bia, rượu, nước giải khát ước tính đóng góp khoảng 60.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 3,4% số thu ngân sách nhà nước.
Vì thế, khi xây dựng dự thảo Luật, nhiều ý kiến đã đặt ra lo ngại về ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp ngành bia, rượu, nước giải khát. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Cục trưởng Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) cho hay, dự thảo mới nhất đang trình Chính phủ đã tiếp thu ý kiến của công luận khi chưa áp dụng ngay cách tính thuế theo phương pháp hỗn hợp, phương pháp tuyệt đối. Bởi nếu áp dụng thì có thể gây cú sốc và thiệt hại cho doanh nghiệp và cho chính người tiêu dùng, khi đại bộ phận người tiêu dùng có thu nhập trung bình, chưa tiêu thụ đến phân khúc đồ uống giá thành cao. Nên theo ông Phụng, việc tính thuế theo phương pháp tương đối, tính theo tỷ lệ phần trăm là hợp lý.
Về mức độ tăng thuế, theo các chuyên gia, việc này cần dựa trên các cơ sở nghiên cứu khoa học và các mô hình kinh tế toàn diện. Hơn nữa, các doanh nghiệp đề nghị Ban soạn thảo nên phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, hiệp hội để giúp đảm bảo tính khả thi và hiệu quả trong quá trình triển khai chính sách thuế trong thời gian tới.
Bà Lê Minh Trang, Phó giám đốc Bộ phận nghiên cứu bán lẻ của NIELSENIQ (NIQ) cho hay, với tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, theo dữ liệu dài hạn thì nhóm các mặt hàng thuộc phân khúc tiết kiệm có thể vẫn giữ được vị thế, đóng góp khoảng 55-60% sản lượng của ngành hàng đồ uống. Bà Trang nhận định, điều này sẽ mang lại tiềm năng tăng trưởng cho các doanh nghiệp có sản phẩm ở phân khúc tương ứng.
Theo báo cáo về người tiêu dùng năm 2024 của NielsenIQ, sức khỏe là một trong ba mối quan tâm hàng đầu của người Việt Nam, nên nhóm các sản phẩm bia có nồng độ cồn thấp đang được người tiêu dùng đón nhận, với việc gia tăng gần 35% sản lượng trong 12 tháng gần đây so với cùng kỳ năm trước. |
Giải thích thêm về chính sách thuế từ cơ quan quản lý, ông Nguyễn Văn Phụng nhận định, các chính sách thuế được thực thi nhằm đảm bảo có nguồn cho chi tiêu ngân sách, đảm bảo quốc phòng an ninh, an sinh xã hội. Vì thế, mục đích của việc tăng thuế tiêu thụ không chỉ để bảo đảm sức khoẻ người tiêu dùng mà còn thực hiện nghị quyết Quốc hội về cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cũng như đảm bảo các mục tiêu phát triển xanh, sạch, bảo đảm sức khoẻ người dân ổn định lâu dài.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này lưu ý, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp cần có các chiến dịch truyền thông để người tiêu dùng chấp nhận mức giá, cũng như phải tác động đến nhà sản xuất để cải tiến quy trình công nghệ, đổi mới công thức, giảm chất độc hại. Theo ông Phụng, các doanh nghiệp hiện nay quá quan tâm đến quảng bá mà lại không cải tiến sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam cũng nhấn mạnh, thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế gián thu, được cấu thành trong giá bán rượu bia. Nên cùng với yếu tố tăng thuế thì cần triển khai nhiều giải pháp để hạn chế việc sử dụng đồ uống có cồn của người tiêu dùng. Việc thực hiện Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đã làm giảm hẳn số lượng người điều hành phương tiện giao thông uống rượu bia là một minh chứng.
Hơn nữa, để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất đồ uống trong nước, bà Nguyễn Thị Cúc cho rằng cần tăng cường thêm biện pháp quản lý rượu bia nhập lậu và đặc biệt là rượu do dân nấu, rượu sản xuất, mua bán bất hợp pháp, không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh rượu tự nấu cũng phải được quản lý chặt chẽ từ cấp đăng ký kinh doanh đến các hoạt động nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng…
Tin liên quan
Bối cảnh càng nhiều thay đổi, văn hoá doanh nghiệp càng phải vững vàng
23:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ được sắp xếp hoàn thuế trước
19:59 | 27/09/2024 Tài chính
Bộ Y tế đồng tình tăng thuế để giảm tác hại của rượu, bia, thuốc lá
06:10 | 29/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính sách hoàn thuế hàng nhập khẩu phái tái xuất
10:29 | 27/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Kê khai hải quan mặt hàng điện nhập khẩu
16:26 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn xuất nhập khẩu các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid
15:52 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất giảm 15 đến 30% tiền thuê đất năm 2024 cho người bị ảnh hưởng bão số 3
14:45 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phân loại mặt hàng bột của thép không gỉ
09:07 | 25/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
08:15 | 25/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
16:16 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thủ tục, chính sách thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu
10:03 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa luật nhằm bảo vệ quyền lợi người làm kế toán
07:51 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi 3 chính sách quan trọng trong Luật Ngân sách nhà nước
06:31 | 22/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
VCCI đề nghị chi Quỹ phòng chống thiên tai hỗ trợ doanh nghiệp
16:38 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn tiếp nhận, xử lý C/O mẫu D
15:34 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics