Thống đốc NHNN: Doanh nghiệp đi vay không phải vì được hỗ trợ lãi suất 2%
Quang cảnh phiên họp chiều 25/5. Ảnh: Quochoi.vn |
Chính sách hỗ trợ lãi suất 2% hầu như không đi vào cuộc sống
Với kết quả nêu trên, theo báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết 43) và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”, chính sách hỗ trợ lãi suất 2% thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại không đạt kế hoạch, mục tiêu đề ra.
Ngoài ra, báo cáo cũng nêu, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp trong nước còn thấp khi chi phí đầu vào, nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao, thị trường đầu ra, đơn hàng, doanh thu của doanh nghiệp suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ xấu. Nhiều địa phương có tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước và thấp hơn mức tăng trưởng của toàn hệ thống.
Trong phiên thảo luận về báo cáo giám sát chuyên đề tại Kỳ họp thứ 7 ngày 25/5, đại biểu Vũ Tuấn Anh (đoàn Phú Thọ) đánh giá, việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2% thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại là giải pháp rất quan trọng để giảm giá thành, hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, đóng góp quan trọng vào phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, nhưng kết quả thực hiện cho thấy chính sách này hầu như không đi vào cuộc sống, ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu của Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
Theo đại biểu, thực tiễn cho thấy, nguyên tắc thực hiện chính sách theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh của Chính phủ chưa phù hợp, chưa rõ ràng. Hướng dẫn của các cơ quan chức năng cũng chưa đầy đủ, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên dư nợ tín dụng đang ở mức cao, trong khi điều kiện vay vốn được hỗ trợ lãi suất rất chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng. Điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh không đảm bảo điều kiện để vay trong gói hỗ trợ lãi suất.
Bên cạnh đó, đại biểu Vũ Tuấn Anh cũng nêu, không ít doanh nghiệp có tâm lý e ngại thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, nên khi được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, mặc dù đủ điều kiện cũng không đề nghị được hỗ trợ lãi suất. Do vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ cần đánh giá kỹ hơn về nguyên nhân để rút ra bài học kinh nghiệm khi đưa ra chính sách tương tự trong giai đoạn tiếp.
Trong khi đó, đại biểu Hoàng Ngọc Định (đoàn Hà Giang) còn nêu, qua phản ánh của cử tri và thực tiễn giám sát của địa phương, các chính sách cho vay ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn so với nhu cầu thực tế, nhất là chương trình cho vay phát triển vùng đông bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là cho vay nhà ở chính sách xã hội trên địa bàn các tỉnh này.
Nên tạo dư địa cho các chính sách khác
Trước những hạn chế của các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 43, đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) đã kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét theo tình hình thực tế cho điều chuyển nguồn vốn đối với các chính sách kém hiệu quả sang các chính sách mà xã hội, người dân đang có nhu cầu, nhằm phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ.
Cùng với đó, đại biểu kiến nghị Chính phủ xem xét tăng thêm nguồn vốn cho địa phương thực hiện chương trình cho vay hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; tiếp tục kéo dài thời gian hỗ trợ lãi suất các chương trình tín dụng chính sách theo Nghị định 36/2022/NĐ-CP và các chính sách giảm thuế cho người dân, doanh nghiệp.
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu giải trình. Ảnh: Quochoi.vn |
Phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên họp, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp có khả năng phục hồi tức là có khả năng trả nợ vay, không phải chính sách để giải quyết cho tất cả doanh nghiệp trong nền kinh tế còn khó khăn. Hơn nữa, vốn cho vay của chương trình là vốn của các tổ chức tín dụng huy động từ người dân, chỉ có phần hỗ trợ lãi suất 2% là nguồn từ ngân sách nhà nước.
Do đó, các tổ chức tín dụng phải thực hiện cho vay theo các quy định của pháp luật hiện hành và bảo đảm khả năng thu hồi nợ, việc giải ngân nhiều hay ít cũng phụ thuộc rất lớn vào quyết định của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng.
“Các doanh nghiệp không phải vì được hỗ trợ lãi suất mà đi vay, vì lãi suất chỉ là một trong số nhiều chi phí đầu vào, quan trọng là quyết định của doanh nghiệp vay để làm gì và có khả năng trả nợ hay không”, Thống đốc NHNN nhấn mạnh.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng nhìn nhận, trong bối cảnh phức tạp, chưa từng có tiền lệ thì các chính sách có thể chưa sát với thực tiễn nhưng điều quan trọng là rút ra được bài học kinh nghiệm như thế nào về cách thức hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân.
Vì thế, khi chương trình hỗ trợ lãi suất 2% kết thúc vào cuối năm 2023, Chính phủ đã huỷ dự toán, không huy động nguồn lực nữa, còn nếu tiếp tục thì theo Thống đốc, nên tạo dư địa cho các chính sách khác, như chuyển cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện các mục tiêu khác như các đại biểu Quốc hội đề nghị, cùng với việc cân nhắc các giải pháp khác về giảm thuế và các chi phí khác cho doanh nghiệp.
Tin liên quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG
14:04 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
bawns cas h5
Tin mới
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
Khẩn trương bố trí ngân sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra
Gần 200 vận động viên tham gia Giải Thể thao thành lập Hải quan Việt Nam
Lạng Sơn: Phạt chủ phương tiện vận chuyển gần 5.500 sản phẩm hàng hóa nhập lậu
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics