Thu ngân sách từ cổ phần hóa, thoái vốn - Vì sao khó?
Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2022 | |
TPHCM phấn đấu thu ngân sách đạt dự toán năm 2021 | |
Thu về 4.356 tỷ đồng từ thoái vốn trong 11 tháng |
Năm 2022, mục tiêu thu vào NSNN 20 nghìn tỷ đồng từ cổ phần hóa, thoái vốn. Ảnh: St |
Mục tiêu thu 20 nghìn tỷ đồng từ cổ phần hóa, thoái vốn
Theo kế hoạch, số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các DN Trung ương nộp về NSNN trong năm 2021 là 40.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực khiến số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các DN Trung ương trong năm 2021 không đảm bảo theo kế hoạch. Số liệu cập nhật đến hết quý 3/2021 cho thấy, số thu vào NSNN từ cổ phần hóa, thoái vốn mới chỉ đạt 366 tỷ đồng.
Sở dĩ số thu về ngân sách từ cổ phần hóa, thoái vốn năm 2021 gặp khó khăn là do nhiều đơn vị trong diện phải cổ phần hóa vẫn chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý về thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trước khi cổ phần hóa theo quy định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công; còn nhiều vướng mắc, tồn tại về tài chính phải xử lý. Đồng thời, dịch bệnh Covid-19 còn tác động, ảnh hưởng lớn đến tình hình thị trường tài chính, chứng khoán trong nước và khu vực; nhiều địa phương bị phong tỏa, giãn cách kéo dài khiến việc triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn không thực hiện được.
Làm rõ thêm nguyên nhân dẫn tới cổ phần hóa, thoái vốn chậm, số thu không đạt kết quả, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, về nhận thức, vẫn còn tư tưởng giữ lại, không muốn cổ phần hóa. Bên cạnh đó, trong thực hiện, khi cổ phần hóa, khâu chuẩn bị, sắp xếp xử lý đất đai không quyết liệt. Theo ông Đặng Quyết Tiến, mặc dù cơ chế chính sách đã có đầy đủ, tuy nhiên, vấn đề xử lý đất đai chưa rõ ràng minh bạch thì không thể định giá được DN. Về thoái vốn, để đảm bảo hiệu quả thì phải bán trọn lô, không bán qua thị trường chứng khoán theo phương thức khớp lệnh nhỏ lẻ được, nhưng để bán trọn lô thì phải đấu giá trực tiếp, tuy nhiên do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên không tổ chức đấu giá trực tiếp được, dẫn tới ảnh hưởng nguồn thu.
Đối với kế hoạch năm 2022, theo số liệu từ Cục Tài chính doanh nghiệp, đơn vị này dự kiến sẽ cân đối 10.000 tỷ đồng cho ngân sách địa phương từ nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn trước chưa nộp về NSNN hoặc được giữ lại địa phương và 20.000 tỷ đồng cho ngân sách Trung ương từ việc thoái vốn nhà nước tại 6 DN thuộc danh mục thoái vốn tại Thông báo số 281/TB-VPCP ngày 7/9/2016 của Văn phòng Chính phủ.
Không chuẩn bị sớm sẽ khó thành công
Đối với việc cân đối 20.000 tỷ đồng cho ngân sách Trung ương, dự kiến nguồn thu từ thoái vốn nhà nước tại 5 DN gồm Tập đoàn FPT; Tổng công ty cổ phần Bảo Minh; Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong; Công ty cổ phần Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam; Tập đoàn Bảo Việt là 1.858 tỷ đồng và số tiền thu chênh lệch từ thoái vốn nhà nước ước đạt 8.400 tỷ đồng. Cùng với đó, thoái vốn tại Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) với giá trị phần vốn nhà nước theo mệnh giá là 1.895,9 tỷ đồng, giá trị dự kiến thu về là 12.152 tỷ đồng. Nếu kế hoạch nêu trên được thực hiện thành công và toàn bộ số thu được nộp về NSNN (bao gồm cả phần vốn nhà nước và giá trị chênh lệnh khi thoái vốn) thì việc đáp ứng khoảng 20.000 tỷ đồng cho ngân sách Trung ương hoàn toàn khả thi.
Trước đó, để đạt được nguồn thu tối thiểu 30.000 - 40.000 tỷ đồng, ngoài việc thực hiện thoái vốn nhà nước tại 5 DN nêu trên, Cục Tài chính doanh nghiệp còn tính tới việc thực hiện thoái vốn nhà nước tại Sabeco với giá trị phần vốn nhà nước dự kiến thu về là 32.320 tỷ đồng (với thị giá 140.000 đồng/cổ phần). Tuy nhiên, để đảm bảo tính cẩn trọng, khả thi, Cục Tài chính doanh nghiệp dự kiến nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn các DN Trung ương trong năm 2022 có khả năng đạt được khoảng từ 15.000 – 20.000 tỷ đồng.
Do công tác cổ phần hóa cần thời gian khá dài để tiến hành theo quy trình, nên nguồn thu từ công tác cổ phần hóa, thoái vốn các DN Trung ương trong năm 2022 phụ thuộc vào công tác thoái vốn tại các DN do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) quản lý. Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính mới đây đã có văn bản yêu cầu SCIC tập trung triển khai thoái vốn tại 3 DN là Tập đoàn Bảo Việt, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh; Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, tiền thu từ hoạt động thoái vốn 3 DN kể trên phải được nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN trong tháng 12/2021 để nộp NSNN. Liên quan đến thoái vốn của SCIC, đầu năm nay, đơn vị này đã công bố danh sách thoái vốn năm 2021 tại 88 DN, trong đó có nhiều tên tuổi lớn như Sabeco, Tổng công ty Sông Đà, Tập đoàn Dệt may...
Theo ông Đặng Quyết Tiến, để đảm bảo nguồn thu năm 2022, đơn vị đã tham mưu cho Bộ Tài chính việc thoái vốn phải có địa chỉ cụ thể. Theo đó, danh mục DN thoái vốn đã rất cụ thể, cơ chế đã rõ, do đó kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN, các địa phương lớn như Hà Nội, TPHCM quyết liệt đôn đốc triển khai chuẩn bị để các khâu cho thoái vốn phải được triển khai luôn từ tháng 1/2022. Khi chuẩn bị sớm, nếu làn sóng dịch Covid thứ 3 có xảy ra thì vẫn có thể thoái được vốn, ngược lại, nếu chậm trễ sẽ mất cơ hội.
Theo ông Tiến, nếu tích cực triển khai thì chỉ sau 1 quý là có thể hoàn thiện hồ sơ thoái vốn để phê duyệt phương án thoái vốn. Sau khi phương án thoái vốn được phê duyệt thì vẫn còn dư địa 1-2 quý để tiến hành thoái vốn. Do đó, phải tích cực đôn đốc triển khai từ bây giờ, nếu chần chừ thì sẽ khó thành công.
Tin liên quan
Kim ngạch xuất khẩu qua Hải quan Cao Bằng bứt phá trong tháng 9
15:18 | 16/10/2024 Hải quan
Ngành Hải quan nâng cao hiệu quả thu trong những tháng cuối năm
16:43 | 16/10/2024 Hải quan
Hải quan Hải Phòng thu ngân sách hơn 55.000 tỷ đồng
18:11 | 15/10/2024 Hải quan
Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang tích cực thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
08:03 | 19/10/2024 Tài chính
Gấp rút hoàn thiện dự thảo nghị định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công
14:39 | 18/10/2024 Tài chính
Nguồn lực của ngành bảo hiểm Việt Nam còn non trẻ
14:27 | 18/10/2024 Tài chính
Tiền thuê đất tăng không vượt quá tỷ lệ quy định cho từng giai đoạn
14:11 | 18/10/2024 Tài chính
Đảm bảo hợp lý khi các quy định tại "1 luật sửa 7 luật" được thi hành
19:39 | 17/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ngành Thuế xác định lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ
16:40 | 17/10/2024 Tài chính
Cải cách Thuế - Hải quan: Nỗ lực kiến tạo vì sự phát triển của doanh nghiệp
10:53 | 17/10/2024 Tài chính
Kỳ vọng dòng tiền ngoại sẽ quay trở lại thị trường chứng khoán
08:00 | 17/10/2024 Tài chính
Đấu thầu 128.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong quý 4/2024
15:32 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN Ninh Thuận hoàn thành công tác lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh
14:22 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
Đảm bảo hài hòa lợi ích trong điều hành giá mặt hàng thiết yếu
13:30 | 16/10/2024 Tài chính
Sẽ thanh kiểm tra nếu phát hiện chênh lệch lớn giá nhập khẩu trang thiết bị y tế
10:29 | 16/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đảm bảo bồi thường bảo hiểm xe máy nhanh chóng, không trục lợi
09:09 | 15/10/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng: Dứt khoát không để thiếu điện những năm tiếp theo trong bất cứ hoàn cảnh nào
Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi tới Đại hội đồng AIPA-45
Hải quan cửa khẩu Tà Lùng, Cao Bằng gỡ vướng cho doanh nghiệp gia công
(INFOGRAPHICS) 9 tỉnh, thành phố xuất khẩu chục tỷ USD
Đánh thuế đối với người sở hữu nhiều bất động sản nhằm hạn chế đầu cơ
(INFOGRAPHICS) 9 tỉnh, thành phố xuất khẩu chục tỷ USD
16:12 | 19/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Kiên Giang Bùi Thị Thùy Giang
11:21 | 18/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Tháp Đào Hữu Cần
11:04 | 18/10/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics