Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng: Tiếp tục dành nguồn lực thích đáng cho y tế
Tăng cường hệ thống y tế để ứng phó với biến chủng Omicron | |
Yêu cầu các địa phương xây dựng kịch bản ứng phó với biến chủng Omicron |
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng tham gia cuộc thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021. |
Điều chỉnh linh hoạt chính sách tài khoá
Phát biểu tại toạ đàm “Phối hợp các chính sách tài khoá, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, tạo nguồn lực ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi kinh tế” chiều nay 5/12/2021, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết: Thời gian qua, dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, từ y tế, giáo dục, an ninh trật tự, môi trường.
Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, đã có điều chỉnh linh hoạt về chính sách tài khoá để có nguồn hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh, người dân. Việt Nam đã điều chỉnh cả về thu và chi ngân sách nhà nước (NSNN).
Cụ thể, về thu NSNN, Việt Nam đã thực hiện miễn, giảm, giãn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu NSNN, tạo thanh khoản, giảm bớt khó khăn về dòng tiền cho DN và hộ kinh doanh, hỗ trợ trực tiếp cho các DN, hộ kinh doanh trong thời điểm khó khăn.
“Ước tính, lượng thuế miễn, giảm, giãn trong năm 2020 khoảng 130 nghìn tỷ đồng. Trong đó, lượng giãn xấp xỉ 100 nghìn tỷ đồng, còn lại là miễn, giảm. Năm 2021, tổng lượng miễn, giảm, giãn khoảng 140 nghìn tỷ đồng. Trong thời gian tới, chúng tôi cũng đang nghiên cứu tiếp tục thực hiện”, Thứ trưởng Võ Thành Hưng nói.
Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin thêm: Các chính sách miễn, giảm, giãn tập trung vào những ngành hàng, lĩnh vực chịu tổn thương nhiều do tác động của dịch bệnh như vận tải (trong đó có ngành hàng không), du lịch, khách sạn, giáo dục, y tế…
Về chi ngân sách, thời gian qua rất nhiều các cơ chế, chính sách về chi ngân sách đã được ban hành để hỗ trợ trực tiếp cho DN (chủ sử dụng lao động), người lao động, các đối tượng yếu thế như người nghèo, hộ chính sách, các đối tượng bảo trợ xã hội.
Riêng năm 2021, cả ở cấp Trung ương và địa phương đã chi khoảng 76 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã sử dụng các quỹ như: Bảo hiễm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn lao động… Tổng số sử dụng các quỹ này khoảng 48 nghìn tỷ đồng, trong đó riêng quỹ Bảo hiểm thất nghiệp khoảng 38 nghìn tỷ đồng.
“Chúng ta cũng thực hiện nhiều chính sách về miễn giảm tiền điện, cước viễn thông, học phí. Tổng các miễn giảm này ước tính khoảng 40 nghìn tỷ đồng”, Thứ trưởng Bộ Tài chính nói.
Tổng hoà các chính sách đã thực hiện vừa qua được Thứ trưởng Võ Thành Hưng đánh giá đã góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người dân, đặc biệt là những đối tượng chịu tác động nghiêm trọng của dịch bệnh; qua đó tạo thêm nguồn lực để ứng phó thành công dịch Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội thời gian qua.
Từ trước tới nay, chưa bao giờ có chính sách hỗ trợ ở quy mô lớn cả về tiền và phạm vi đối tượng lớn như vậy.
Vì thế, trong quá trình triển khai thực hiện cũng có những điểm chưa ổn thoả. Rút kinh nghiệm từ quá trình thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP này 9/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, thời gian qua Chính phủ đã có những điều chỉnh thể hiện ở Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19 và các Nghị quyết sau đó.
Chính sách phụ thuộc từng thời điểm
Trong chính sách tài khoá hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, chính sách nào là trọng tâm nhất? Trả lời cho câu hỏi này, lãnh đạo Bộ Tài chính phân tích: Câu trả lời phụ thuộc vào thời điểm kiểm soát, khống chế dịch bệnh.
Trong giai đoạn dịch bùng phát nhanh, lan tràn như tại Bắc Ninh, Bắc Giang vào tháng 4/2021, tháng 5/202 hay tại 21 địa phương phía Nam vào khoảng tháng 8/2021, tháng 9/2021, đó là lúc sử dụng nhiều công cụ chi trực tiếp hỗ trợ DN, người dân. Ngoài hỗ trợ bằng tiền còn sử dụng các nguồn lực, ví dụ như xuất cấp hàng dự trữ để người dân yên tâm thực hiện các yêu cầu về phòng chống dịch.
Tuy nhiên, khi dịch bệnh được kiểm soát, các hoạt động sản xuất kinh doanh, đi lại của người dân, DN trở lại bình thường hơn, các chính sách sẽ tập trung vào tháo gỡ khó khăn, nhanh chóng khôi phục sản xuất, thị trường lao động, tiếp tục giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội.
Có thể tháo gỡ khó khăn cho DN thông qua tạo thanh khoản cho DN, tháo gỡ khó khăn về thanh khoản tiền mặt, các vấn đề về tín dụng và chi phí đầu vào khác; đồng thời cũng có thể tạo nền tảng để phát triển bền vững trong thời gian tới thông qua các chính sách kích cầu đầu tư, đặc biệt là các hệ thống hạ tầng quan trọng… Đây cũng là các trọng tâm trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế Chính phủ đang bàn.
“Chính phủ đã bàn thảo với phía các cơ quan của Quốc hội để có thể hoàn thiện, trình Quốc hội trong thời gian tới. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng dịch bệnh chưa mất đi, thậm chí còn phức tạp hơn với biến chủng mới Omicron. Điều này đòi hỏi phải tiếp tục dành nguồn lực thích đáng cho lĩnh vực y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh”, Thứ trưởng Võ Thành Hưng nhấn mạnh.
Tin liên quan
Chính sách tài khoá cần quay về trạng thái bình thường
07:45 | 06/09/2024 Tài chính
Chuyên gia WB: Không nhất thiết phải thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng
09:53 | 27/08/2024 Kinh tế
Cải thiện yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp thông qua chính sách tài khóa, tiền tệ
10:07 | 02/06/2024 Kinh tế
Chứng khoán có khởi sắc trong tháng 9?
15:46 | 11/09/2024 Tài chính
Bổ sung quy định trách nhiệm của công chức thuế trong giải quyết hồ sơ thuế
14:38 | 11/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính ủng hộ 1 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
19:24 | 10/09/2024 Tài chính
Doanh nghiệp bảo hiểm sẵn sàng chi trả bồi thường thiệt hại do bão số 3
18:18 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thanh toán vốn đầu tư công qua KBNN bằng 39,4% kế hoạch sau 8 tháng
14:29 | 10/09/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Dự trữ sẵn sàng xuất cấp hàng dự trữ cứu hộ, cứu nạn
10:07 | 10/09/2024 Tài chính
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
22:27 | 09/09/2024 Tài chính
Khẩn trương bố trí ngân sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra
19:09 | 09/09/2024 Tài chính
VN-Index phục hồi hơn 13% trong 8 tháng, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?
15:55 | 09/09/2024 Tài chính
Đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm chủ động tạm ứng, bồi thường thiệt hại do bão số 3
14:34 | 09/09/2024 Tài chính
Nền tài chính vững mạnh là bệ đỡ phát triển đất nước
08:32 | 09/09/2024 Tài chính
Ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm vi phạm về hoá đơn, tránh thiệt hại cho ngân sách
09:05 | 07/09/2024 Thuế - Kho bạc
Đã chấn chỉnh, đơn giản hóa thủ tục về bảo hiểm bắt buộc của chủ xe cơ giới
16:45 | 06/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
Hơn 320 người chết, mất tích do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
Trao quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên cho Công ty TNHH Luxshare-ICT (Vân Trung)
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics