Thương chiến Mỹ - Trung và những cảnh báo với thu hút FDI
Vốn đầu tư của Trung Quốc đang vươn lên vị trí số 3 trong nửa đầu 2019, trong đó, vốn Trung Quốc trong ngành gỗ tăng cao. Ảnh: N.Thanh. |
Gia tăng đầu tư từ Trung Quốc
Thu hút FDI nửa đầu năm 2019 đã đạt được kết quả tích cực khi có tới gần 18,5 tỷ USD của các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam. Một điểm đáng chú ý là vốn đầu tư đăng ký cấp mới giảm, đạt 7,41 tỷ USD, chỉ bằng 62,8% so với cùng kỳ năm 2018; điều chỉnh vốn của các dự án cũng giảm so với năm ngoái khi chỉ có 628 lượt dự án đăng ký điều chỉnh với tổng vốn đăng ký tăng thêm 2,94 tỷ USD, bằng 66,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó, về góp vốn, mua cổ phần, có 4.020 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị vốn góp 8,12 tỷ USD, tăng tới gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm gần 44% tổng vốn đăng ký. Ngay cả khi không tính lượt góp vốn 3,85 tỷ USD của nhà đầu tư Hồng Kông vào Công ty TNHH Vietnam Beverage thì tổng giá trị vốn góp vẫn tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Rõ ràng, góp vốn, mua cổ phần vẫn là phương thức đầu tư được các nhà đầu tư nước ngoài chú ý trong thời gian gần đây. Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ có điều này là do thủ tục góp vốn mua cổ phần thường đơn giản và nhanh chóng hơn so với việc các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư dự án mới tại Việt Nam, đồng thời ngay lập tức nhà đầu tư có thế tận dụng được thương hiệu, thị trường và kinh nghiệm của DN tại Việt Nam.
Tuy nhiên, một hiện tượng đáng chú ý gần đây là việc các DN Trung Quốc đang ngày càng chú ý đầu tư vào thị trường Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu kết thúc. Điều này cũng là dấy lên lo ngại về việc các DN Trung Quốc đổ xô đầu tư vào Việt Nam được cho là nhằm né tránh sự trừng phạt tăng thuế của Mỹ đối với hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc. Thông tin về thu hút FDI từ quốc gia này, ông Nguyễn Nội, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT cho hay, số liệu về tình hình đầu tư nước ngoài 6 tháng đầu năm 2019 cho thấy, đầu tư khu vực châu Á tăng 86% và tính lũy kế đến hết tháng 6/2019 tăng 76%, trong đó có cả đầu tư của Trung Quốc. Đầu tư của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt 2,72 tỷ USD, đứng thứ 3/95 quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Tính lũy kế thì hiện đầu tư của Trung Quốc đứng thứ 7.
Theo ông Nguyễn Nội, về vấn đề các DN Trung Quốc đổ sang Việt Nam để đầu tư nhằm né thuế cao từ Mỹ thì Bộ KH&ĐT chưa thể kết luận chính thức, tuy nhiên, đại diện Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ dẫn tới sự chuyển dịch đầu tư. Khi Mỹ áp thuế cao đối với một số mặt hàng của Trung Quốc thì các nhà đầu tư sẽ chuyển dịch sang khu vực châu Á trong đó có Việt Nam, một thị trường đầu tư rất hấp dẫn. Việt Nam sẽ đón nhận được những dự án đầu tư tốt, hạn chế được các dự án chất lượng không cao, song bên cạnh đó có chuyện gian lận xuất xứ, các dự án có tác động không tốt đến môi trường, cũng như đảm bảo an ninh và cần cẩn trọng ngăn chặn các dự án này. “Vấn đề này cũng đã được Bộ KH&ĐT nêu trong Đề án tổng kết nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài và có thể sẽ có Nghị quyết về các giải pháp để giải quyết các vấn đề này và sau đó sẽ có các nghiên cứu, sửa đổi các nội dung liên quan tại Luật Đầu tư”, ông Nguyễn Nội cho biết.
Dự phòng hệ lụy của đầu tư núp bóng
Những lo ngại liên quan đến việc các DN Trung Quốc gia tăng đầu tư vào Việt Nam sau khi chiến tranh thương mại leo thang là có cơ sở. Theo Báo cáo nghiên cứu “Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội và rủi ro cho ngành gỗ Việt Nam” vừa được công bố tại Hội thảo “Tác động cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đối với ngành gỗ Việt Nam”, thời gian gần đây, đặc biệt là đầu năm 2019, các dự án FDI mới trong ngành gỗ tăng nhanh và lại chủ yếu tập trung mảng chế biến. Đáng chú ý, Trung Quốc dẫn đầu trong danh sách các quốc gia đầu tư vào ngành gỗ, tiếp đến là các thị trường như Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản. Theo nghiên cứu này, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng về các dự án với quy mô nhỏ có thể là do các DN Trung Quốc đầu tư các nhà máy nhỏ tại Việt Nam nhằm tranh thủ lợi thế về xuất xứ, trong bối cảnh Chính phủ Mỹ áp dụng các mức thuế mới đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Tuy nhiên, rủi ro sẽ xảy ra nếu các DN này nhập các mặt hàng gỗ từ Trung Quốc, sơ chế tại các nhà máy ở Việt Nam sau đó xuất sang Mỹ nhằm né thuế.
Trong bối cảnh Việt Nam xuất siêu lớn sang Mỹ thì thông tin này quả là đáng lo ngại. Về vấn đề căng thẳng Mỹ - Trung ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào khi có hiện tượng nhà đầu tư lẩn trách hoặc chuyển hàng sang Việt Nam, theo ông Lương Văn Khôi, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, ngoài những nguy cơ cạm bẫy của Việt Nam qua cuộc chiến tranh này, thì vấn đề không chỉ nằm ở thương mại mà nằm ở chuỗi cung ứng, chuyển giao công nghệ và những yếu tố khác. Trong nhiều giải pháp đưa ra, ông Lương Văn Khôi cho rằng, chúng ta phải tăng cường biện pháp phòng vệ thương mại, để ngăn cản hàng hóa Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam tràn vào Việt Nam. “Nên kiểm soát chặt dòng vốn FDI vào Việt Nam để tránh những dự án với mục đích là lắp ráp và xuất khẩu sang Mỹ”, ông Lương Văn Khôi nhấn mạnh.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng cho rằng, Việt Nam đón nhận cả thách thức lẫn cơ hội từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Vấn đề là Chính phủ, các bộ ngành phải tỉnh táo để tận dụng cơ hội mà vẫn có giải pháp tránh việc đầu tư lẩn tránh, lợi dụng xuất xứ nguồn gốc tại Việt Nam. "Bộ KH&ĐT nắm bắt thường xuyên, cập nhật thông tin, nắm chắc tình hình để dự phòng hệ lụy của đầu tư núp bóng, đầu tư lẩn tránh cũng như hạn chế tối thiểu tác động ngược chiều không mong muốn do căng thẳng Mỹ - Trung mang lại", Thứ trưởng Vũ Đại Thắng nói.
Liên quan đến vấn đề góp vốn mua cổ phần, ông Tô Xuân Phúc, đại diện Tổ chức Forest Trends, một trong những tổ chức tác giả của báo cáo nghiên cứu “Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội và rủi ro cho ngành gỗ Việt Nam” cho biết, báo cáo này chưa có thống kê đối với các nhà máy của Việt Nam được mua bằng vốn của Trung Quốc dưới dạng cổ phần, tuy nhiên, có thể xảy ra tình trạng các nhà máy của Việt Nam có vốn đầu tư của Trung Quốc dưới dạng cổ phần tạo ra các sản phẩm có xuất xứ tại Việt Nam và xuất khẩu đi Mỹ.
Tin liên quan
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
bawns cas h5
Tin mới
Gần 200 vận động viên tham gia Giải Thể thao thành lập Hải quan Việt Nam
Lạng Sơn: Phạt chủ phương tiện vận chuyển gần 5.500 sản phẩm hàng hóa nhập lậu
Hải quan- Biên phòng Hà Tĩnh: Kiểm tra, đánh giá kết quả công tác phối hợp giữa 2 lực lượng
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
VN-Index phục hồi hơn 13% trong 8 tháng, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics