Tích tụ đất nông nghiệp: Doanh nghiệp và nông dân đều vướng
Quá trình tập trung, tích tụ ruộng đất còn có khó khăn, vướng mắc, chưa đem lại hiệu quả. Ảnh: ST. |
Không giao hết đất của nông dân cho DN?
Tại Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp các dự thảo nghị định về đất đai do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Tổng cục Quản lí đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức ngày 25/11, nhiều đại biểu đã chỉ ra những bất cập đáng lo ngại về hoạt động tích tụ đất đai cho sản xuất.
Theo đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực tế cho thấy hoạt động tập trung, tích tụ ruộng đất đai chưa đem lại hiệu quả và phát huy tối đa tiềm năng. Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định về tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông và trình Chính phủ trong tháng 12/2019. Dự thảo này quy định tiêu chí xác định nhà đầu tư tham gia tập trung, tích tụ đất nông nghiệp cũng như đề ra một số chính sách khuyến khích tập trung, tích tụ đất nông nghiệp.
Đơn cử, dự thảo Nghị định quy định cho phép nhà đầu tư được chuyển mục đích một phần diện tích đất nông nghiệp, nhưng không quá 5% tổng diện tích thực hiện dự án để xây dựng công trình, hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp theo dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, phê duyệt và tối đa không quá 5000m2; UBND cấp huyện, cấp xã làm đầu mối thực hiện thuê quyền sử dụng đất hoặc nhận ủy quyền sử dụng đất để tạo lập quỹ đất nông nghiệp sau đó cho nhà đầu tư có nhu cầu thuê đất hoặc thuê lại đất để tổ chức sản xuất nông nghiệp. Nhà đầu tư ứng trước tiền thuê đất để UBND cấp huyện, xã trả cho người nông dân. Giá thuê đất để UBND cấp huyện, xã thỏa thuận theo quy định của pháp luật về dân sự…
Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định cũng đưa ra những quy định nhà đầu tư phải trích, lập Qũy dự phòng tài chính dùng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản trong quá trình kinh doanh sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất; nhà đầu tư phải trích nộp bảo hiểm đầu tư, kinh doanh phát triển đất nông nghiệp để đảm bảo hoàn trả đất và tiền thuê đất.
PGS.TS Doan Hồng Nhung, đại diện Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định, chính sách dồn điền đổi thửa để áp dụng nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi nhà đầu tư có tầm có tâm. Những quy định trong dự thảo Nghị định cần phải chặt chẽ để triệt tiêu tình trạng thâu tóm đất nông nghiệp của DN. Tương tự, bà Đặng Thị Bích Thảo, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Để nước ta có ngành nông nghiệp lớn mạnh cần khuyến khích các nông hộ tích tụ đất địa, xây dựng đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, tự liên kết dưới dạng hợp tác xã hoặc liên kết với doanh nghiệp để phát triển. Hiện nay, đất sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, không tập trung nên người nông dân trở thành bán chuyên nghiệp, nhỏ lẻ. “Hiện các DN có thế mạnh cung cấp thị trường, đầu vào, tiêu thụ, nhà xưởng… người nông dân có thế mạnh làm việc với cây con. Tôi cho rằng cần phải tập trung đất đai cho các nông hộ và từ đó liên kết theo chuỗi với các DN, chứ không phải giao hết đất của nông dân DN”, bà Thảo nhấn mạnh.
Nhà nước phải hình thành quỹ đất nông nghiệp
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện tập trung tích tụ đất nông nghiệp, tuy nhiên mọi thỏa thuận đều xuất phát từ phía DN với người nông dân mà chưa có sự tham gia của chính quyền địa phương. Từ đó, cũng đã tạo nhiều bất lợi cho cho DN và người nông dân.
Bà Đặng Thị Bích Thảo nêu thực tế, cách đây mấy năm tại tỉnh Sơn La có phong trào trồng cao su, do vậy một DN muốn sản xuất cao su đã kêu gọi người dân đóng góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp và làm công nhân trong cơ sở sản xuất của DN này. Tuy nhiên, việc trồng cây cao su ở Sơn La không hợp và thời điểm đó giá cao su đi xuống nên DN gặp khó khăn. Sau đó, doanh nghiệp phá sản còn người dân gần như không được lợi gì.
Bà Thảo nhận định: “Từ đây có thể thấy, quá trình người dân góp đất với DN để sản xuất thì địa phương phải có sự hỗ trợ và kết nối DN với người dân. Đối với người dân, chính quyền có vai trò quan trọng để bảo đảm quyền lợi của họ. Chính quyền cần cung cấp thông tin đúng và đủ, đồng thời hỗ trợ pháp lí cho những nhóm người yếu thế để họ đưa những quyết định đúng trong quá trình đóng góp vốn với DN bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp”.
Tại tỉnh Hà Nam, Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam cũng đã tích tụ 20 ha đất nông nghiệp để xây dựng nông nghiệp công nghệ cao. Hiện tại, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam đang thực hiện kí hợp đồng cho DN thuê đất và DN phải nộp tiền thuê đất 1 lần với thời hạn 20 năm. Bà Trần Kim Liên, Tổng giám đốc Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam cho biết: “Khi xây dựng hệ thống nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Hà Nam, chúng tôi phải xây dựng toàn bộ đường sá, hệ thống cấp thoát nước, kho, nhà làm việc. Những hạ tầng cơ sở này làm hoàn toàn trên đất nông nghiệp và bất hợp pháp nên không có cơ sở pháp lí nào đảm bảo tài sản đã đầu tư của DN. Hiện nay, tỉnh Hà Nam đang phải “lơ” đi những việc làm của DN, tuy nhiên bất cứ lúc nào các cơ quan quản lý đều có thể xử phạt được DN vì xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp”, bà Liên cho biết và thông tin, hiện việc tích tụ, tập trung đất nông nghiệp do doanh nghiệp tự thỏa thuận người nông dân, còn chính quyền không tham gia việc này. Bà Liên kiến nghị Nhà nước cần vai trò trong việc hình thành quỹ đất nông nghiệp và có những chính sách hỗ trợ DN phù hợp.
Tin liên quan
Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo động lực tăng trưởng bền vững
09:17 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thị trường khả quan, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất
09:26 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Thái Bình hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3
09:03 | 18/09/2024 Hải quan
Vedan trao tặng nhà đại đoàn kết và học bổng cho học sinh
15:47 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
07:54 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam là nhà tài trợ chính Giải bóng đá nữ vô địch U19 Quốc gia
07:53 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
20:25 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giúp nông dân nâng cao vai trò trong hành trình đưa hạt cà phê Việt Nam ra thế giới
16:28 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ em TPHCM
15:37 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, sau bão lũ vui đón trung thu
14:30 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Một chạm để thanh toán với thẻ MSB trên Apple Pay
14:02 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
FPT Long Châu chuyển nhanh 10 tấn thuốc hỗ trợ người dân vùng bão lũ
14:02 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thị trường minh bạch giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn
08:06 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK: 30 năm giữ tâm sáng, vững chãi vươn tầm
22:00 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão lũ
20:16 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sữa đậu nành Soya Canxi kết nối các thế hệ cùng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện
19:16 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Vedan trao tặng nhà đại đoàn kết và học bổng cho học sinh
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi vốn vay bị ảnh hưởng từ bão số 3
Giá xăng, dầu điều chỉnh tăng giảm tùy loại trong kỳ điều hành ngày 19/9
Kiến nghị đầu tư trang thiết bị cho hoạt động kiểm soát tại cửa khẩu Buprăng và Đăk Peur
Thêm 2 doanh nghiệp nợ hơn 33 tỷ đồng thuế bị dừng làm thủ tục hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform