Tín dụng chính sách xã hội là công cụ hiệu quả giúp xoá đói giảm nghèo tại TP.HCM
Theo báo cáo của UBND TP.HCM, tính đến ngày 31/8, tổng nguồn vốn tín dụng CSXH tại Ngân hàng CSXH chi nhánh TP.HCM đạt gần 2.848 tỷ đồng, gấp gần 19 lần so với thời điểm mới bắt đầu hoạt động (năm 2003). Trong đó, nguồn vốn trung ương chuyển về là 981,2 tỷ đồng, tăng gần 7 lần so với thời điểm mới thành lập, chiếm 34,4% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn nhận uỷ thác cho vay tại địa phương là 1.133,4 tỷ đồng, chiếm 39,8% tổng nguồn vốn. Vốn huy động theo lãi suất thị trường được ngân sách trung ương cấp bù chênh lệch lãi suất là 734 tỷ đồng, chiếm 25,8% tổng nguồn vốn. Trong đó, số dư tiền gửi tiết kiệm từ tổ chức, cá nhân là 308,6 tỷ đồng và số dư tiền gửi của các thành viên thông qua Tổ tiết kiệm vay vốn là 425,4 tỷ đồng.
Tổng doanh số cho vay trong 15 năm đạt 9,618 tỷ đồng, bình quân cho vay trên 640 tỷ đồng/năm. Trong đó, 8 tháng đầu năm 2017 doanh số cho vay đạt 689,5 tỷ đồng.
Tổng doanh số thu hồi nợ trong 15 năm đạt 5.970 tỷ đồng, chiếm gần 64% tổng doanh số cho vay. Trong đó 8 tháng đầu năm 2017, doanh số thu nợ đạt 599,5 tỷ đồng, chiếm 87% doanh số cho vay của năm 2017. Qua đó đã góp phần đáng kể trong việc tạo lập nguồn vốn để cho vay quay vòng các chương trình tín dụng CSXH trên địa bàn thành phố.
Tính đến ngày 31/8, tổng dư nợ đạt 2.833 tỷ đồng và nhận bàn giao các chương trình cho vay với 137.952 khách hàng, dư nợ bình quân đạt 20,5 triệu đồng/khách hàng.
Trong 15 năm qua, chất lượng tín dụng không ngừng được nâng cao. Đến ngày 31/8, tổng nợ quá hạn là 53,9 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,9% tổng dư nợ, giảm mạnh từ mức 9,3% tại thời điểm mới thành lập.
Các chương trình tín dụng CSXH đã tạo điều kiện cho người dân TP.HCM có điều kiện sản xuất, phát triển kinh tế. Đến cuối năm 2016, TP.HCM đã không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia, cơ bản không còn hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia.
Đối với chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo của thành phố, sau nhiều lần điều chỉnh, tiêu chuẩn này ngày càng được nâng lên. Trong giai đoạn 2016-2020, kết quả khảo sát đầu giai đoạn cho thấy, thành phố có trên 67.000 hộ nghèo (chiếm 3,36% tổng số hộ dân) và trên 48.000 hộ cận nghèo (chiếm 2,41%). Đến cuối năm 2016, số hộ nghèo theo chuẩn thành phố giảm xuống còn 50.200 hộ (tỷ lệ 2,52%) và hộ cận nghèo còn 46.500 hộ (tỷ lệ 2,33%).
Mục tiêu đến năm 2020 của UBND TP.HCM là 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ vượt chuẩn cận nghèo và đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do Ngân hàng CSXH chi nhánh TP.HCM cung cấp theo kế hoạch hàng năm. Đồng thời phấn đấu tăng trưởng dư nợ đạt bình quân 8-10%/năm; tỷ lệ nợ quá hạn giảm về mức 1% tổng dư nợ…
Thêm 100 tỷ đồng vốn đối ứng
Bên cạnh những kết quả tích cực như trên, theo đánh giá của UBND TP.HCM, việc triển khai các chương trình tín dụng CSXH vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Cụ thể, mặc dù Ngân hàng CSXH có trên 20 chương trình cho vay ưu đãi. Tuy nhiên do đặc thù của TP.HCM và chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo của thành phố cao hơn chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo quốc gia, nên thành phố còn hạn chế về đối tượng thụ hưởng các chương trình cho vay của trung ương theo quy định.
Về chương trình cho vay học sinh sinh viên, do điều kiện tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, nhiều sinh viên ra trường không có việc làm, không có thu nhập để phụ giúp gia đình để trả nợ, làm tăng nợ quá hạn của chương trình này lên rất cao so với các chương trình khác.
Chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là chương trình cho vay phù hợp nhất với đặc điểm người dân vùng đô thị. Tuy nhiên, nguồn vốn này luôn thiếu hụt so với nhu cầu, chưa kể nhu cầu vay của các hộ đã thoát nghèo, hộ đi làm việc ở nước ngoài và các DN có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm để thu nhận lao động mới trên địa bàn thành phố.
Do đó, TP.HCM đề xuất có cơ chế khoanh nợ hoặc kéo dài thời gian trả nợ từ 3-5 năm cho những trường hợp học sinh, sinh viên vay vốn tại Ngân hàng CSXH khi ra trường chưa có việc làm và không có thu nhập ổn định để trả nợ, gia đình gặp khó khăn đã được gia hạn nợ hết thời gian quy định nhưng vẫn không có khả năng trả nợ…
Cùng với đó, UBND thành phố cũng đề nghị Ngân hàng CSXH tiếp tục quan tâm, hỗ trợ thành phố nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm để góp phần đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn, giúp thành phố chủ động và thực hiện tốt hơn chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, Trưởng ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH thành phố ghi nhận và biểu dương những nỗ lực cũng như thành tích đạt được trong việc thực hiện tín dụng CSXH trên địa bàn TP.HCM thời gian qua. Để tiếp tục duy trì và phát huy những hiệu quả trên, bà Thu đề nghị Ngân hàng CSXH chi nhánh thành phố cần tập trung xây dựng nguồn vốn uỷ thác tại địa phương đủ mạnh để nâng cao chất lượng các chương trình tín dụng cũng như chất lượng tín dụng. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, ngoài kiểm tra giám sát định kỳ còn phải kiểm tra đột xuất để bảo toàn đồng vốn.
Bà Thu cũng cho biết, sắp tới thành phố sẽ uỷ thác thêm 100 tỷ đồng vốn đối ứng cho Ngân hàng CSXH. Tuy nhiên, theo quy định thì việc này phải trình và được HĐND thông qua. Do đó, tại kỳ họp sắp tới, UBND sẽ đưa vấn đề này ra trình trước HĐND.
Dư nợ tín dụng CSXH tập trung chủ yếu vào 6 chương trình tín dụng với tỷ lệ trên 99% trên tổng dư nợ, bao gồm chương trình cho vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, chương trình cho vay Quỹ xoá đói giảm nghèo, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, chương trình cho vay hộ nghèo nguồn vốn trung ương và chương trình cho vay giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố. |
Tin liên quan
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
Để xuất khẩu dừa thành công vào Trung Quốc
08:58 | 21/09/2024 Kinh tế
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
19:36 | 20/09/2024 Kinh tế
DOC tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam
13:37 | 20/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Hàng hóa XNK tăng gần 7 tỷ USD
13:36 | 20/09/2024 Kinh tế
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
08:44 | 20/09/2024 Kinh tế
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
19:30 | 19/09/2024 Kinh tế
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi vốn vay bị ảnh hưởng từ bão số 3
15:14 | 19/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
14:03 | 19/09/2024 Infographics
bawns cas h5
Tin mới
Vinamilk và FPT hợp tác nâng tầm quản trị tài chính bằng giải pháp công nghệ
Sửa đổi 3 chính sách quan trọng trong Luật Ngân sách nhà nước
Muối, gạo và lương
Nguồn lực phục hồi từ giá trị và vị thế của doanh nghiệp
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform