Tồn dư hóa chất, kháng sinh cấm đối với tôm xuất khẩu giảm
Nhiều cơ hội gia tăng thị phần xuất khẩu tôm sang Mỹ | |
Mặc dù còn nhiều lo âu, xuất khẩu tôm năm nay vẫn là điểm sáng |
Xuất khẩu tôm đặt mục tiêu 4 tỷ USD năm 2022. Ảnh: Internet |
Chia sẻ tại Hội nghị phát triển ngành tôm năm 2022 ngày 11/3/2022, ông Lê Bá Anh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, năm 2021, có 64 lô hàng tôm bị cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo.
Trong đó đáng chú ý là cảnh báo về các chỉ tiêu phosphate 22 lô (chiếm 34,3%); bệnh thủy sản 21 lô (chiếm 32,8%); vi sinh 9 lô (chiếm 14%); kim loại nặng 1 lô (chiếm 1,56%); ghi nhãn 2 lô (chiếm 3,12%).
Riêng về tồn dư hóa chất, kháng sinh cấm có 8 lô (chiếm 12,5%), giảm so với tỷ lệ cảnh báo năm 2020 đối với nhóm chỉ tiêu này (10 lô bị cảnh báo liên quan đến hóa chất, kháng sinh, chiếm 28,3% tổng số lô hàng bị cảnh báo).
Về giám sát dư lượng hóa chất, kháng sinh trong quá trình nuôi trồng, trong năm 2021, Cục đã thực hiện lấy 1.768 mẫu tôm nuôi (thẻ, sú) tại 111 vùng nuôi tôm tập trung để phân tích dư lượng hóa chất, kháng sinh. Kết quả phát hiện 13 mẫu tôm vi phạm liên quan đến các chỉ tiêu hóa chất kháng sinh, cụ thể: Chloramphenicol, Ciprofloxacin, Oxytetracycline, Ormetoprim, Enrofloxacin, SEM.
Trong khi đó, trong năm 2020, Cục đã lấy tổng số 1.313 mẫu tôm nuôi trong chương trình giám sát, không phát hiện mẫu có tồn dư hóa chất, kháng sinh cấm. “Kết quả trên cho thấy, xu hướng các cơ sở nuôi tôm lạm dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong quá trình nuôi trồng tăng cao”, ông Lê Bá Anh đánh giá.
Về kiểm soát tạp chất trong tôm nguyên liệu, trong năm 2021, 4 tỉnh trọng điểm Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang đã thực hiện 123 đợt thanh tra, kiểm tra, phát hiện 55 cơ sở vi phạm, với trên 15 tấn tôm tang vật, xử phạt từ các cơ sở vi phạm gần 31 tỷ đồng.
Cũng theo ông Lê Bá Anh, các lô hàng bị Trung Quốc cảnh báo liên quan đến Covid-19 đối với cá tra khá nhiều nhưng đối với tôm lại hạn chế. Khâu bao gói, đưa hàng lên container được thực hiện trong phạm vi của doanh nghiệp. Đây là kinh nghiệm của ngành tôm để các ngành khác có thể học tập.
Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản thông tin thêm, đến nay cả nước có 352 cơ sở chế biến tôm được thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và có tên trong danh sách được phép xuất khẩu vào các quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu lập danh sách như: EU, Trung Quốc, Hàn Quốc…
Để thúc đẩy xuất khẩu tôm bền vững, ông Lê Bá Anh đề nghị các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, chế biến tôm xuất khẩu cần thúc đẩy phát triển vùng nuôi, tăng sản lượng giúp giảm giá thành tôm nguyên liệu.
Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư công nghệ chế biến, gia tăng giá trị, đáp ứng nhu cầu của các nước nhập khẩu; phát triển nuôi tôm hữu cơ, tôm sinh thái nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường bền vững; chủ động nghiên cứu, nắm bắt rõ các thủ tục, cập nhật quy định của các thị trường để giảm thiểu rủi ro trong quá trình xuất khẩu.
“Cục sẽ tiếp tục theo dõi, cập nhật tình hình các lô hàng bị cảnh báo hóa chất kháng sinh để kịp thời cảnh báo doanh nghiệp và áp dụng các biện pháp kiểm soát phù hợp; liên tục cập nhật, phổ biến về quy định/yêu cầu của cơ quan thẩm quyền các thị trường cho doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu khi có thay đổi”, ông Lê Bá Anh khẳng định.
Liên quan đến vấn đề kiểm soát hóa chất, kháng sinh trong tôm, theo ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), mặc dù năm qua số mẫu tôm bị cảnh báo giảm đáng kể, song cũng đặt ra bài toán là các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu là phải tốn rất nhiều chi phí để sàng lọc.
Việc này làm tăng chi phí sản xuất tôm xuất khẩu của các doanh nghiệp. Do đó, thời gian tới các hộ nuôi trồng cũng như các địa phương cần đồng hành, tăng nuôi sạch, cùng nhau hỗ trợ các “mắt xích” trong chuỗi để có kết quả tốt...
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã chạm mốc 1,5 tỷ USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu tôm trong tháng 2/2022 đạt 237 triệu USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa kết quả 2 tháng đầu năm 2022 lên 550 triệu USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường nhập khẩu chính tôm của Việt Nam là: Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc. |
Tin liên quan
Việt Nam sẽ đàm phán Nghị định thư xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc
09:12 | 27/08/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị về chỉ tiêu kháng sinh, hạn ngạch xuất khẩu
08:17 | 19/04/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tận dụng cơ hội xuất khẩu tôm ngay từ đầu năm
14:01 | 12/03/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan và VASEP: Cốt lõi niềm tin trong thỏa thuận hợp tác
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics