Nhiều cơ hội gia tăng thị phần xuất khẩu tôm sang Mỹ
Đến năm 2025, tôm xuất khẩu sẽ đạt trên 5,6 tỷ USD | |
Mặc dù còn nhiều lo âu, xuất khẩu tôm năm nay vẫn là điểm sáng |
Tôm việt Nam đang gia tăng thị phần tại thị trường Mỹ. Ảnh: P.M |
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2021 quốc gia này đã tăng mạnh nhập khẩu tôm, với trên 897 nghìn tấn tôm, trị giá trên 8 tỷ USD, tăng lần lượt 20% và 24% so với năm 2020. Trong đó, Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam hơn 88 nghìn tấn tôm, tăng 33% so với năm 2020. Giá trung bình tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ tăng 4% từ 10,5 USD lên 11 USD/kg.
Theo bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo của Hiệp hội Chế biến Thủy sản Việt Nam (VASEP), tôm nuôi (tôm thẻ, tôm sú) lột vỏ đông lạnh (tôm thịt) là những sản phẩm Mỹ nhập khẩu vào nhiều nhất trong năm qua. Sản phẩm này chiếm trên 1/4 khối lượng và giá trị nhập khẩu tôm Mỹ với 226 nghìn tấn với giá trị trên 2 tỷ USD.
Tôm thịt đông lạnh loại khác (tôm nước lạnh, tôm biển…) là sản phẩm nhập khẩu lớn thứ 2, chiếm 20% khối lượng và 19% giá trị với 179 nghìn tấn và gần 1,5 tỷ USD.
Tiếp theo là tôm chế biến khác và tôm bao bột đông lạnh chiếm lần lượt 14% và 7% khối lượng nhập khẩu tôm của Mỹ.
Trong năm qua, giá trung bình nhập khẩu tôm vào Mỹ tăng 4% đạt trên 8,9 USD/kg. Nhìn chung giá trung bình nhập khẩu tôm từ các nguồn cung chính đều tăng. Tôm Ecuador nhập khẩu vào Mỹ có giá trung bình tăng mạnh nhất, tăng 19% từ 6,26 USD lên 7,43 USD/kg.
Giá trung bình tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ tăng 4% từ 10,5 lên 11 USD/kg. Giá trung bình của các nguồn cung khác như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia tăng 1%.
Trong 15 nguồn cung tôm lớn cho thị trường Mỹ, tôm Việt Nam đang đứng thứ 4 sau Ấn Độ, Indonesia, Ecuador.
Năm 2021, XK tôm Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, làm tăng các chi phí nhất là chi phí vận tải biển sang các thị trường.
Mặc dù chồng chất khó khăn, XK tôm cả năm 2021 vẫn đạt tăng trưởng dương. Đây là nhờ sự nỗ lực vượt bậc của các doanh nghiệp và chính sách chống dịch thích ứng an toàn, linh hoạt theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, giúp cho sản xuất, XK tôm nhanh chóng hồi phục trong những tháng cuối năm 2021.
Điểm sáng của tôm Việt Nam trong năm 2021 là giữ được sự tăng trưởng khá tốt ở thị trường Mỹ trong suốt cả năm. Năm 2021, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt trên 1 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2020.
Với kết quả trên, năm 2021, thị phần tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ tăng lên 13% từ 11% năm 2020. Doanh số bán lẻ tại Mỹ duy trì tăng trong đại dịch. Nhu cầu nhà hàng, dịch vụ thực phẩm tại Mỹ dần phục hồi nhờ các gói kích thích kinh tế của Chính phủ Mỹ và chiến lược mở cửa, sống chung với Covid-19.
Theo phân tích của bà Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm của VASEP, trên thị trường Mỹ, tôm Việt Nam cũng gia tăng được khả năng cạnh tranh khi Mỹ tăng gấp đôi thuế chống bán phá giá đối với tôm nhập khẩu từ Ấn Độ (nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ). Doanh số bán lẻ tại Mỹ duy trì tăng trong đại dịch. Nhu cầu nhà hàng, dịch vụ thực phẩm tại Mỹ dần phục hồi nhờ các gói kích thích kinh tế của Chính phủ Mỹ và chiến lược mở cửa, sống chung với Covid-19. “Tốc độ tăng trưởng XK tôm của Việt Nam sang Mỹ sẽ tiếp tục kéo dài trong quý đầu năm 2022”- bà Kim Thu nhận định.
Đối với vấn đề được cả ngành tôm đặc biệt quan tâm là thị trường xuất khẩu trong năm 2022, nhất là trong những tháng đầu năm, các doanh nghiệp đều có cái nhìn khá lạc quan. Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta nhận định: Nếu biến thể Omicron không quá phức tạp, mảng thị phần dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, điểm vui chơi, điểm du lịch…) sẽ mở lại, nhu cầu sẽ phục hồi nhanh, ngay từ quý đầu năm. Tổng quan, với góc nhìn lạc quan nhu cầu tôm năm 2022 sẽ tốt hơn năm trước, nhất là thị trường Mỹ...
Các chuyên gia nhận định, năm 2022, tôm Việt Nam cần xác định duy trì và giữ vững các thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU. Song song với việc coi trọng thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Australia, Canada, Singapore…
Trong đó, XK tôm sang Mỹ và EU dự kiến tiếp tục tăng trưởng 2 con số, XK sang Trung Quốc phục hồi sau khi giảm mạnh trong năm 2021, XK sang Hàn Quốc và Nhật Bản tăng trưởng nhẹ do nhu cầu từ 2 thị trường này khá ổn định và có thể không có sự tăng trưởng đột phá.
Tin liên quan
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường
10:48 | 22/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
14:37 | 22/09/2024 Kinh tế
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
Để xuất khẩu dừa thành công vào Trung Quốc
08:58 | 21/09/2024 Kinh tế
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
19:36 | 20/09/2024 Kinh tế
DOC tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam
13:37 | 20/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Hàng hóa XNK tăng gần 7 tỷ USD
13:36 | 20/09/2024 Kinh tế
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
08:44 | 20/09/2024 Kinh tế
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
19:30 | 19/09/2024 Kinh tế
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi vốn vay bị ảnh hưởng từ bão số 3
15:14 | 19/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
Chủ động nguồn nguyên phụ liệu - “lối thoát” cho dệt may, da giày xuất khẩu
Lỗ hổng quay vòng hóa đơn hợp thức đường lậu
T&T Group phát động cuộc thi “Sáng tạo Ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025”
Hải quan - Biên phòng Lạng Sơn phối hợp thực hiện 3.083 lượt tuần tra, kiểm soát
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform