Tổng cầu tăng đột biến gây áp lực lớn lên lạm phát năm 2022
Lý do châu Á không chịu áp lực lạm phát lớn như phương Tây | |
Áp lực lạm phát sẽ đến ngay từ đầu năm 2022 | |
Áp lực lạm phát trong năm 2022 là rất lớn |
Diễn đàn trực tuyến “Kiểm soát lạm phát: Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế”. |
Đứt gãy chuỗi cung ứng làm tăng giá đầu vào
Nhận định về những yếu tố tác động không thuận lợi tới mặt bằng giá cả cũng như công tác kiểm soát lạm phát của năm 2022, chuyên gia Nguyễn Bích Lâm cho biết, áp lực lạm phát năm 2022 rất lớn, dưới nhiều góc độ.
Yếu tố đầu tiên được chuyên gia Nguyễn Bích Lâm nhắc tới là việc tổng cầu tăng đột biến. Theo đó, sau khi đã khắc phục khá thành công đại dịch, tổng cầu của nền kinh tế bắt đầu tăng, tổng mức bán lẻ hai tháng bắt đầu tăng trưởng dương, trong khi đó năm 2021 tổng mức bán lẻ tăng trưởng âm.
Đặc biệt, trong hai năm tới, việc triển khai gói hỗ trợ nền kinh tế với tổng cầu rất lớn, tăng đột biến cũng sẽ tạo áp lực lớn lên lạm phát.
Yếu tố thứ hai là nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào nguyên vật liệu NK. Hiện tổng cầu thế giới cũng đang tăng, do đó, giá nguyên vật liệu thế giới tăng cao, có nguyên vật liệu tăng gấp đôi so với đầu năm.
“Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều NK thì giá thế giới tăng làm giá NK sẽ tăng, điều này sẽ ảnh hưởng đến giá đầu vào, tạo nên áp lực chi phí đẩy”, chuyên gia Nguyễn Bích Lâm cho biết.
Yếu tố thứ 3 được chuyên gia nhắc tới là việc đứt gãy chuỗi cung ứng kể cả trong nước và quốc tế. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra lạm phát rất cao của thế giới. Đơn cử, việc đứt gãy chuỗi cung ứng về nguyên liệu, khí đốt đã gây ra lạm phát tăng mạnh tại châu Âu.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm phát biểu tại Diễn đàn. |
Làm rõ hơn về áp lực lạm phát đến từ giá xăng dầu và một số mặt hàng khác, ông Nguyễn Bích Lâm cho biết, giá xăng dầu tăng 60% tính từ đầu năm đến nay. Giá xăng dầu tăng là áp lực rất lớn với nền kinh tế, vì xăng dầu là nguyên vật liệu huyết mạch, tác động làm tăng giá nhiều loại hàng hóa khác.
Bên cạnh đó, giá lương thực thế giới đã tăng 24% so với đầu năm. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) công bố chỉ số giá lương thực thế giới tăng cao nhất trong 60 năm qua. Ông Lâm cho rằng, giá lương thực thế giới tăng tạo ta áp lực lạm phát, nhưng cũng đem lại nguồn lợi cho Việt Nam trong xuất gạo.
Bên cạnh đó, chuyên gia Nguyễn Bích Lâm cũng đề cập thêm một yếu tố tác động tới lạm phát, đó là việc Việt Nam vừa khắc phục khá thành công dịch Covid-19, nhiều DN vừa phục hồi, đang bắt đầu quay lại hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó thiếu hụt lao động cũng sẽ là yếu tố sức ép làm lạm phát tăng cao. Nguyên nhân là do thiếu hụt lao động sẽ khiến DN phải chi thêm tiền để thu hút, tuyển dụng, đào tạo lao động..
Nhận định về tác động của những yếu tố này đến nền kinh tế Việt Nam năm 2022, chuyên gia Nguyễn Bích Lâm khẳng định, nếu lạm phát tăng cao sẽ tác động rất lớn tới nền kinh tế, tạo ra mặt bằng giá mới.
Theo đó, các quyết định về đầu tư, kinh doanh đều phải được tính toán trên mặt bằng giá mới này, nó làm cho chi phí đầu vào cao hơn, làm cho thu nhập thực của người dân bị giảm, làm giảm sức chi tiêu và giảm tổng cầu, tác động rất mạnh đến nền kinh tế.
Áp lực lạm phát từ gói hỗ trợ nền kinh tế là không đáng ngại
Về các giải pháp kiểm soát lạm phát, chuyên gia Nguyễn Bích Lâm cho biết, để kiểm soát lạm phát thì phải kiểm soát được những yếu tố gây ra lạm phát.
“Tôi cho rằng, yếu tố đầu tiên là kiểm soát nguồn cung, vì áp lực lạm phát năm nay đến từ việc thiếu hụt nguồn cung để dáp ứng cho tổng cầu, đặc biệt là cung về xăng dầu. Theo tính toán của chúng tôi, nếu xăng dầu tăng 10% sẽ tác động làm lạm phát tăng 0,36%, trong khi đó từ đầu năm đến nay xăng dầu tăng 60% cho thấy áp lực lớn như thế nào. Trong hai tháng đầu năm, lạm phát tăng 1,68% trong đó xăng dầu đóng góp tới 1,63%. Do đó, trước hết phải kiểm soát nguồn cung nguyên vật liệu, đặc biệt là xăng dầu, đây là yếu tố quan trọng”, ông Lâm nhấn mạnh.
Giái pháp tiếp theo là không để đứt gãy chuỗi cung ứng. Đối với thị trường trong nước phải có giải pháp để cung ứng vật tư giữa các vùng miền, địa phương được đảm bảo. Đặc biệt không để đứt gãy chuỗi cung ứng giữa thế giới với Việt Nam, đây là thách thức rất lớn. Bên cạnh đó, phải điều hành chính sách tài chính, tiền tệ một cách linh hoạt, nhịp nhàng.
Liên quan tới các yếu tố tác động tới lạm phát năm 2022, việc giải ngân gói hỗ trợ nền kinh tế với quy mô lớn trong năm nay và năm 2023 cũng dẫn tới những lo ngại về nguy cơ tác động tới lạm phát trong năm 2022 và cả năm 2023.
Đánh giá về vấn đề này, chuyên gia Nguyễn Bích Lâm cho rằng, gói hỗ trợ phục hồi kinh tế có nhiều gói hỗ trợ cụ thể, nhìn qua tưởng là sẽ tạo ra cung tiền ào ạt vào nền kinh tế, nhưng không phải như vậy.
Theo ông Lâm, đơn cử như với giải pháp giảm thuế VAT 2%, thực ra giải pháp này hoàn toàn không cung tiền ra nền kinh tế mà giảm thuế, giảm thu ngân sách. Hoặc gói hỗ trợ cấp bù lãi suất cho DN cũng không thực hiện bơm tiền vào nền kinh tế.
Với gói hỗ trợ nền kinh tế, theo ông Lâm, đây là những giải pháp mà Chính phủ, các bộ, ngành đã nghiên cứu rất kỹ và có kế hoạch triển khai bài bản, đúng liều lượng, do đó sẽ không gây ra áp lực lạm phát từ gói này.
Áp lực lạm phát từ gói hỗ trợ này, nếu có, theo ông Lâm là khi tổng cầu tăng thì phải sử dụng nhiều nguyên vật liệu, đơn cử như việc triển khai gói kích thích đầu tư, qua đó nhu cầu nguyên vật liệu tăng làm giá cả tăng.
Việc giá cả tăng này là từ bên cung nguyên vật liệu cho nền kinh tế chứ không phải áp lực nhiều từ việc cung tiền ra nền kinh tế. Do đó phải làm sao có giải pháp để đảm bảo đủ nguồn cung, không bị đứt gãy chuỗi cung ứng để không tạo ra sức ép lạm phát từ gói này.
Ông Lâm khẳng định, việc thực hiện gói hỗ trợ phục hồi và phát triển nền kinh tế là rất cần thiết, áp lực lạm phát từ gói hỗ trợ là không đáng ngại.
Tin liên quan
Giá xăng, dầu điều chỉnh tăng giảm tùy loại trong kỳ điều hành ngày 19/9
15:11 | 19/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
18:43 | 16/09/2024 Tài chính
Muối, gạo và lương
06:31 | 22/09/2024 Người quan sát
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
21:12 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
20:57 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
20:46 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ: Các doanh nghiệp cần phát huy 6 tiên phong
15:04 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn
10:37 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu bế mạc Hội nghị TW 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
19:28 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
18:55 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Luật hóa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại vì thiên tai
13:45 | 20/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc
08:01 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII
21:07 | 19/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10
10:33 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
10:13 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Sửa đổi 3 chính sách quan trọng trong Luật Ngân sách nhà nước
Muối, gạo và lương
Nguồn lực phục hồi từ giá trị và vị thế của doanh nghiệp
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform