Tránh “xin-cho”, trục lợi chính sách trong phát triển kinh tế tập thể
Đến năm 2030 có khoảng 140.000 tổ hợp tác, 45.000 hợp tác xã | |
Đến 2025, thành lập mới 10.000 tổ chức kinh tế tập thể | |
Ưu tiên bố trí và sử dụng hiệu quả ngân sách để hỗ trợ kinh tế tập thể |
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) tại phiên họp ngày 10/11. Ảnh: Quochoi.vn |
Theo chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, ngày 10/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Theo đó, các ý kiến cơ bản đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật Hợp tác xã để bổ sung, hoàn thiện các quy định về kinh tế tập thể, góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế tập thể, để cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Trong đó, về chính sách hỗ trợ, nhiều đại biểu cho rằng sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các tổ chức kinh tế hợp tác trong thời gian qua là quá nhiều, mang tính dàn trải, thiếu tập trung và thiếu tính trọng tâm, chưa đặc trưng và tính thực chất mà tổ chức kinh tế hợp tác thực sự cần.
Theo đại biểu Khang Thị Mào (đoàn Yên Bái) kiến nghị, từ trước đến nay, quá trình triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến nhiều hợp tác xã chưa xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, chưa chú trọng liên kết theo chuỗi giá trị đầu tư ứng dụng công nghệ cao, còn lúng túng trong tiêu thụ sản phẩm.
Tỷ lệ hợp tác xã tiếp cận được chính sách hỗ trợ của Nhà nước còn ở mức thấp do nhiều địa phương khó khăn trong bố trí nguồn lực, điều kiện và thủ tục hỗ trợ khá phức tạp, chưa tạo thuận tiện cho hợp tác xã, tổ hợp tác. Một số chính sách hỗ trợ chưa hấp dẫn, chưa bao phủ vốn đến các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Vì thế, đại biểu Khang Thị Mào kiến nghị, Chính phủ, cơ quan soạn thảo nghiên cứu, rà soát các chính sách hỗ trợ, trong đó cần có các chính sách hỗ trợ với ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực quản trị, ứng dụng công nghệ cao trong canh tác và chế biến, ứng dụng kỹ thuật số để truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm và kênh tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu, chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, cơ chế thúc đẩy, khuyến khích liên kết chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị giữa các tổ chức kinh tế hợp tác và các doanh nghiệp.Theo đại biểu,
Cũng về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Kim Tuyến (Tiền Giang) đề nghị cơ quan soạn thảo quan tâm xác định nội dung hỗ trợ mang tính tập trung nhằm mang lại tính khả thi cao và đảm bảo được hiệu quả hỗ trợ và phù hợp với nguồn lực kinh tế.
Đồng quan điểm, theo đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa), các quy định cần quan tâm về chính sách phát triển nguồn nhân lực và đổi mới mô hình quản trị hợp tác xã, tháo gỡ về mặt chính sách đất đai, tín dụng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Đặc biệt, đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) nhấn mạnh, cần quy định chặt chẽ về các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã, nhằm hạn chế hỗ trợ theo kiểu “xin-cho” và không loại trừ tình trạng trông chờ, ỷ lại, trục lợi chính sách.
Đồng thời, đại biểu cũng đồng tình với quy định về kiểm toán hợp tác xã, bởi muốn lớn mạnh phát triển thì phải minh bạch, muốn minh bạch thì phải có kiểm toán, phải thực hiện kiểm toán khi mở rộng một phần góp vốn, mua cổ phần, cổ phiếu bên ngoài phải tính toán; đồng thời thành viên phải nắm rõ được năng lực, tiềm lực của hợp tác xã khi tham gia góp vốn nhằm đảm bảo quyền lợi của chính mình.
Cho ý kiến về Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị cơ quan soạn thảo cần xem xét quy định cụ thể hơn trong luật này về một số nội dung cụ thể như: Là cơ quan trực thuộc Liên minh hợp tác xã Việt Nam và Liên minh hợp tác xã cấp tỉnh được tiếp nhận các nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; quy định cụ thể về hệ thống quỷ từ trung ương đến địa phương để có sự ủy thác, hỗ trợ từ quỹ trung ương với địa phương.
Giải trình, làm rõ một số nội dung về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng bày tỏ sự đồng tình đối với việc thiết kế chính sách hỗ trợ phát triển các tổ chức kinh tế tập thể mạnh mẽ hơn, tập trung hơn, có trọng tâm trọng điểm hơn, cụ thể, rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng cho rằng cần tập trung làm rõ tính đặc thù, chú trọng chính sách chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới mô hình quản trị, nâng cao khả năng tiếp cận vốn, tăng cường áp dụng thành tựu khoa học công nghệ.
Tin liên quan
Kinh tế Đức có thể suy thoái năm thứ 2 liên tiếp
08:31 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
9 tháng qua, kinh tế tiếp đà tăng trưởng tích cực
14:54 | 06/10/2024 Kinh tế
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Kinh tế
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
19:32 | 07/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
18:50 | 07/10/2024 Kinh tế
Tận dụng dư địa lớn của thị trường CPTPP
09:05 | 07/10/2024 Kinh tế
Tối đa hóa tiềm năng xuất khẩu công nghệ số
07:31 | 07/10/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượng
20:36 | 06/10/2024 Kinh tế
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
18:49 | 06/10/2024 Kinh tế
WB: Việt Nam trong top 10 về hiệu quả hoạt động
15:47 | 06/10/2024 Kinh tế
Kinh tế tri thức – nền tảng để giới trẻ bước chân ra toàn cầu
15:15 | 06/10/2024 Kinh tế
Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh
09:27 | 06/10/2024 Kinh tế
Mở rộng hệ sinh thái với công nghệ thanh toán mới
09:03 | 06/10/2024 Kinh tế
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
18:41 | 05/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
09:01 | 05/10/2024 Kinh tế
Bình Dương: Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực hồi phục
20:16 | 04/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
Tìm giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 81 phát hành ngày 8/10/2024
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics