Trẻ nhập viện gia tăng đáng ngại
Cảnh giác với viêm phổi
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi-Bệnh viện Bạch Mai cho biết, từ ngày 9-2, bệnh nhi nhập viện do thay đổi thời tiết tăng 10% so với thời điểm trước đó. Bệnh nhi nhập viện chủ yếu là viêm đường hô hấp cấp, viêm phế quản, viêm phổi nặng, một số trẻ sốt cao, sốt vi rút co giật hoặc biến chứng viêm màng não.
Bác sỹ Dũng cho biết thêm, do sức đề kháng của trẻ non yếu nên các loại vi khuẩn, vi rút dễ dàng tấn công trẻ, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Nhiều phụ huynh chủ quan với bệnh thông thường trên nhưng trên thực tế, bệnh rất nguy hiểm, dễ gây biến chứng, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại những biết chứng dẫn đến các bệnh mãn tính, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ sau này.
Với biến chứng nguy hiểm của viêm đường hô hấp dẫn tới viêm phổi với nguy cơ tử vong cao (theo số liệu thống kê của các chuyên gia cho thấy trung bình mỗi năm trên thế giới có khoảng 155 triệu trẻ em bị mắc chứng viêm phổi, và cứ mỗi 30 giây lại có một trẻ dưới 5 tuổi tử vong do căn bệnh này). Ông Dũng lưu ý các bậc phụ huynh nếu thấy trẻ bú ít hơn ngày thường, khóc khi bú hoặc thở nhanh, thấy rõ 2 cánh mũi phập phồng, nhịp thở nhanh bất thường thì cần đưa đi khám sớm vì đây là dấu hiệu rõ ràng nhất của viêm phổi.
"Thậm chí, kể cả khi trẻ ngủ nhiều hơn bình thường, không nhanh nhẹn như mọi ngày cũng có thể là dấu hiệu của bệnh", bác sỹ Dũng nói.
Bác sỹ Dũng khuyến cáo: Nếu trẻ sốt, phụ huynh nên chườm khăn ấm vào trán, cổ, bẹn cho con, cho bé mặc thoáng mát, tuyệt đối lưu ý khi sử dụng điều hòa nhiệt độ, quạt vào khoảng thời gian này.
"Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh cho bé sử dụng khi chưa được sự tư vấn của bác sỹ. Việc nên làm là cha mẹ hãy đưa bé tới các cở sở y tế, bệnh viện để được bác sỹ thăm khám và lên phác đồ điều trị cho bé để tránh được những biến chứng đáng tiếc xảy ra", bác sỹ Dũng nói.
Thời tiết thất thường không chỉ gây ra các bệnh về đường hô hấp mà còn khiến những bệnh về đường tiêu hóa tăng cao. Theo các chuyên gia y tế, với thời tiết như hiện tại, trẻ thường gặp các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, nôn ói, đi cầu phân sống, tiêu chảy, táo bón. Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường do chế độ ăn không phù hợp, mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột hoặc trẻ vô tình ăn phải thức ăn bị lên men, nhiễm khuẩn, ôi thiu.
Khi trẻ thường xuyên bị tiêu chảy, táo bón sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, hấp thu và lâu ngày sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng ảnh hưởng thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì vậy, chuyên gia y tế khuyến cáo phụ huynh cần đặc biệt lưu ý phòng bệnh tái đi tái lại gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.
Theo bác sỹ Dũng, việc phòng bệnh cho trẻ là một điều hết sức quan trọng. Cha mẹ nên tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất như sắt, kẽm, thật hợp lý.
“Cha mẹ cũng nên chú ý tới giấc ngủ của bé, một giấc ngủ sâu sẽ khiến bé khỏe mạnh hơn, sức đề kháng được cải thiện”, bác sỹ Dũng lưu ý.
Đáng lo dịch sởi, thủy đậu
Bác sỹ Nguyễn Văn Lâm- Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm- Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, số lượng trẻ mắc sởi vào năm 2013 không nhiều, 3 tháng cuối năm chỉ có 2 ca. Nhưng từ tháng 1-2014, số này tăng rất nhanh với 67 trẻ nhập viện vì sởi có biến chứng.
Cũng theo vị bác sỹ này, trong mấy ngày đầu tháng 2 cũng đã 80 bệnh nhân. Hiện khoa vẫn còn 43 trẻ đang nằm điều trị vì phát ban sởi có kèm theo sốt cao, viêm phổi, suy hô hấp. Bệnh nhân tập trung chủ yếu ở Hà Nội, ngoài ra Yên Bái, Phú Thọ, Nam Định...
Với dịch sởi, bác sỹ Lâm khuyến cáo: Nếu trẻ có biểu hiện sốt, phát ban dạng sởi, bắt đầu từ mặt sau đó lan dần xuống dưới chân, tay, kèm theo viếm kết mạc mắt; viêm long đường hô hấp thì cha mẹ nên nghĩ đến bệnh sởi. Khi đó không nhất phải đưa trẻ đến bệnh viện mà cách ly ở nhà, chăm sóc, dinh dưỡng thật tốt, hạ sốt, nằm nơi thoáng mát, tránh gió lùa.
Nếu trẻ sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều, có viêm phổi, suy hô hấp... thì nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu cần dùng kháng sinh thì tuyệt đối tuân theo sự chỉ định của bác sỹ. Nguyên nhân gây bệnh sởi là do vi rút, vì thế kháng sinh không phải điều trị bệnh mà được chỉ định khi có biến chứng bội nhiễm vi khuẩn. Bên cạnh đó cũng không nên kiêng khem quá mức; không tự ý dùng thuốc đông y, thuốc kháng sinh...
Với dịch thủy đậu, hiện tại Khoa Nhi của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Nhi Trung ương đều tiếp nhận một số ca bị mắc thủy đậu. Theo bác sỹ Dũng, bệnh thủy đậu vào mùa dịch từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm. Bệnh thường biểu hiện qua các ban sần, mụn nước gây khó chịu và ngứa toàn thân kèm theo sốt. Biểu hiện ban đầu của bệnh là phát ban, mọc khắp nơi.
Nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, nốt đậu sẽ làm mủ, sưng to và rất ngứa khiến người bệnh gãi trầy da, để lại sẹo sâu. Khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nhanh. Đến ngày thứ 4 hoặc ngày thứ 6, nốt đậu đóng vẩy. Sau khoảng 1 tuần, bệnh khỏi và không để lại sẹo.
Tuy nhiên, theo bác sỹ Dũng, hiện phần lớn trẻ vào viện trong tình trạng viêm phổi nặng do bội nhiễm vi khuẩn liên cầu, tụ cầu. Nguyên nhân do trẻ gãi nhiều và không được chăm sóc vệ sinh chu đáo... các nốt phỏng bị bội nhiễm khiến trẻ viêm da nặng, biến chứng viêm cầu thận cấp tính hoặc nhiễm khuẩn máu do vi khuẩn tụ cầu...
Theo các chuyên gia y tế thủy đậu là một bệnh nhẹ, lành tính nhưng nếu không phát hiện sớm, không chăm sóc chu đáo, không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não và màng não, thậm chí tử vong.
Minh Châu
Tin liên quan
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc
08:01 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII
21:07 | 19/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng, dầu điều chỉnh tăng giảm tùy loại trong kỳ điều hành ngày 19/9
15:11 | 19/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10
10:33 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
10:13 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
09:35 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
09:03 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng cường kết nối và hỗ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào
08:20 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
21:45 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
18:35 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
06:41 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Những hạng mục chủ xe cần kiểm tra, bảo dưỡng để ôtô “khoẻ mạnh” sau mùa bão lũ
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII
Hải quan Bình Dương: Mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp có sự cải thiện
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform