Triển vọng kinh tế ảm đạm của EU trong năm 2024
Lạm phát, lãi suất cao... khiến kinh tế EU đang trên bờ vực suy thoái |
Theo Tạp chí La Tribune, sau một năm tăng trưởng ì ạch, triển vọng kinh tế của “lục địa già” vẫn rất mờ mịt. Nếu như Mỹ đã nỗ lực duy trì tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đối vững chắc (2,1%) trong năm 2023, bất chấp tác động tiêu cực của lãi suất cao, thì nền kinh tế châu Âu vẫn thiếu động lực. Theo dự báo của Ủy ban châu Âu (EC), GDP ở cả EU và các nước thuộc Eurozone có thể tăng nhẹ 0,6% trong năm 2023. Tuy nhiên, con số này không phản ánh tình hình hiện tại, bởi Eurozone hiện đang đứng ở “bờ vực suy thoái”.
Chuyên gia Cyrus de la Rubia, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thương mại Hamburg (Đức), nhận định: “Khả năng Eurozone sẽ suy thoái vẫn đặc biệt cao”. Nếu sau khi GDP giảm 0,1% trong quý 3/2023, các chỉ số quý 4/2023 gần như chìm trong sắc đỏ. Do đó, Eurozone sẽ có hai quý liên tiếp giảm GDP. Đây chính là dấu hiệu xác định suy thoái kinh tế kỹ thuật. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là lạm phát và chi phí tín dụng cao đè nặng lên tiêu dùng hộ gia đình, trong khi đầu tư kinh doanh bị thu hẹp, đi kèm với đó là những khó khăn của Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Ngoài tỷ lệ lãi suất tăng nhanh, kinh tế Đức còn phải chịu suy giảm trong xuất khẩu công nghiệp, do tình hình quốc tế khó khăn, đặc biệt là ở Trung Quốc, và do chi phí năng lượng tăng cao sau khi bùng nổ cuộc xung đột ở Ukraine. Theo Cơ quan thống kê Pháp (INSEE), sau khi giảm tăng trưởng 0,1% trong quý 3/2023, GDP của Pháp đã có dấu hiệu trì trệ trong 3 tháng cuối năm 2023.
Hiện tại, chưa có dự báo nào nhắc đến một cuộc suy thoái vào năm 2024, cả ở Pháp và EU, song các con số dự báo đều rất mong manh. Để tránh nguy cơ suy thoái, nhiều chuyên gia cho rằng EU cần nhanh chóng hạ lãi suất để vực dậy hoạt động kinh tế. Việc giảm lãi suất sẽ càng cần thiết hơn khi xét đến yếu tố các nước châu Âu không có nhiều dư địa ngân sách để phục hồi hoạt động. Các khó khăn kinh tế nảy sinh, trong khi các nước châu Âu đang phải gánh khoản nợ khổng lồ để chống chọi với hậu quả của đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột ở Ukraine. Thêm vào sự bùng nổ nợ này là việc gia tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát ở “lục địa già”, khiến lãi suất tăng cao, đẩy nợ tăng.
Trước các kế hoạch đầu tư lớn cần thực hiện trong quá trình chuyển đổi và bảo vệ sinh thái, các nước EU đã đạt được thỏa thuận về cải cách các quy định ngân sách vào cuối tháng 12/2023, trong đó có yêu cầu đảm bảo phục hồi tài chính công mà không ảnh hưởng đến đầu tư. Tuy nhiên, thỏa thuận mang tính cải cách này vẫn phải đợi Nghị viện châu Âu thông qua trước khi diễn ra cuộc bầu cử EU vào tháng 6 tới. Đây là một thời hạn quan trọng cho các chính phủ đang nắm quyền.
Tin liên quan
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
09:48 | 20/09/2024 Tài chính
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Sửa đổi 3 chính sách quan trọng trong Luật Ngân sách nhà nước
Muối, gạo và lương
Nguồn lực phục hồi từ giá trị và vị thế của doanh nghiệp
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform