Triển vọng ngành dược phẩm, bệnh viện năm 2022 có gì đặc biệt?
Lãi đột biến trong năm 2021, triển vọng ngành phân bón năm 2022 ra sao? | |
Đạt lợi nhuận khả quan trong năm 2021, dệt may duy trì triển vọng tích cực trong năm 2022 |
Dây chuyền sản xuất thuốc của Dược Hậu Giang. Ảnh: ST |
Lợi nhuận cải thiện
Dựa trên số liệu đấu thầu thuốc của Cục Quản lý Dược Việt Nam và nhận định của các công ty dược niêm yết, SSI Research ước tính tổng doanh thu của ngành dược phẩm Việt Nam năm 2021 giảm 6% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu từ các cửa hàng thuốc bán lẻ chỉ tăng 2% so với cùng kỳ và doanh thu tại kênh bệnh viện giảm 14% so với cùng kỳ.
Trong năm 2021, các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) thường xuyên trong tình trạng quá tải, thiếu hụt một lượng lớn bác sĩ có chuyên môn cao, trong khi việc điều trị các bệnh nhân Covid-19 hầu hết đang phải miễn phí hoặc tính mức phí tương đối thấp. Tuy nhiên, một số bệnh viện vẫn được hưởng lợi khá tốt nhờ doanh thu gia tăng từ dịch vụ xét nghiệm Covid trong giai đoạn bùng phát dịch, đặc biệt là đối với các bệnh viện đã ký hợp đồng với khách hàng là các khu công nghiệp lớn với nhu cầu xét nghiệm thường xuyên cho cán bộ nhân viên.
Bên cạnh đó, mặc dù nhiều doanh nghiệp dược trong nước thông báo được Chính phủ chấp thuận cho phép nhập khẩu vắc xin, song hiện mới chỉ có VNVC là đơn vị duy nhất ngoài Bộ Y tế thực hiện hoạt động này, do thủ tục nhập khẩu vắc xin tương đối phức tạp. Trong khi đó, hoạt động sản xuất và nhập khẩu thuốc điều trị Covid được kiểm soát chặt chẽ bởi Chính phủ và mới chỉ một số ít đơn vị tư nhân được phép tham gia, chẳng hạn như Stellapharm (công ty FDI do Stada sở hữu), hiện là đơn vị duy nhất trong nước sản xuất Molnupiravir (một loại thuốc đặc trị Covid chính). Tuy nhiên, Chính phủ cũng đang bắt đầu cho phép nhiều công ty dược phẩm khác trong nước đăng ký sản xuất thuốc điều trị Covid dựa trên bản quyền thuốc được nhượng lại gần đây từ các hãng dược Pfizer và MSD.
Trong khi bối cảnh đó, kết quả kinh doanh năm 2021 của các công ty dược phẩm và bệnh viện niêm yết có sự cải thiện. Cụ thể, báo cáo tài chính quý 4/2021 của Công ty CP Dược Hậu Giang ghi nhận doanh thu thuần năm 2021 tăng 7% so với năm 2020, đạt trên 4.000 tỷ đồng; lãi ròng đạt 777 tỷ đồng, tăng 5%.
Tương tự, Công ty CP Dược phẩm Cửu Long cũng ghi nhận 88 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2021, tăng 28% so với năm 2020. Đặc biệt, Công ty CP Dược Lâm Đồng đạt tới 39 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2021, trong khi cùng kỳ năm 2020 lỗ 26 tỷ đồng; Công ty CP Bệnh viện quốc tế Thái Nguyên đạt lợi nhuận sau thuế gần 142 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2020.
Bên cạnh những doanh nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng như trên thì có những doanh nghiệp đã bị sụt giảm trong năm 2021. Điển hình như Công ty CP Dược phẩm Imexpharm bị sụt giảm 10% lợi nhuận sau thuế trong năm 2021, chỉ đạt 189 tỷ đồng.
Theo ước tính của SSI Research, doanh thu năm 2021 của các công ty chăm sóc sức khỏe niêm yết trong nước đạt 14,8 nghìn tỷ đồng (giảm 1,8% so với năm 2020) và tổng lợi nhuận ròng đạt 2,03 nghìn tỷ đồng (tăng 10,5%). Mặc dù doanh thu đi ngang do nhu cầu chăm sóc sức khỏe giảm sút, nhưng lợi nhuận ròng vẫn tăng trưởng tương đối tốt khi các công ty thực hiện chiến lược cắt giảm chi phí và giảm mức chiết khấu bán hàng trong năm.
Tăng trưởng cao hơn trong năm 2022
Bước sang năm 2022, nhu cầu chăm sóc sức khỏe được dự báo sẽ phục hồi và đạt mức tăng 13%, theo ước tính của SSI Research.
Với 70% dân số Việt Nam đã được tiêm chủng đầy đủ 2 mũi, trong khi các biến thể Covid mới có thể ít nguy hiểm hơn với tỷ lệ nhập viện thấp hơn, nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong năm 2022 sẽ sớm vượt qua mức trước dịch Covid, với số lượt đến thăm khám tại bệnh viện hồi phục về mức bình thường và nhóm dược phẩm sẽ có thêm phần doanh thu đáng kể từ các dòng thuốc hạ sốt và vitamin (được sử dụng thường xuyên để điều trị các triệu chứng Covid nhẹ).
Đặc biệt, nhiều công ty dược Việt Nam đã nhận công thức sản xuất thuốc điều trị Covid (do Pfizer và MSD chuyển giao) và có thể sớm thương mại hóa trong năm 2022.
SSI Research ước tính lợi nhuận của các công ty chăm sóc sức khỏe sẽ tăng 15% so với năm 2021, nhờ doanh thu tăng trưởng 12% và tăng giá dự kiến từ 4 - 6% đối với cả thuốc và các dịch vụ y tế. Việc tăng giá là tất yếu do các công ty dược phẩm đã phải ứng phó với việc giá nguyên liệu (API) tăng cao, trong khi các bệnh viện phải đối mặt với nhiều chi phí hoạt động đắt đỏ trong hai năm qua khi đại dịch bùng phát.
Trong đó, kết quả kinh doanh của các công ty dược phẩm có thể tích cực ngay trong nửa đầu năm 2022 khi người dân dự trữ thuốc cho biến thể Omicron mới, trong khi nhóm các bệnh viện phải chờ sự phục hồi trong nửa cuối năm 2022, khi Việt Nam đối phó được với biến thể mới, đồng thời cũng nới lỏng hẳn các hạn chế đi lại.
Các chuyên gia của Công ty chứng khoán Rồng Việt cũng đánh giá, mặc dù hoạt động bán hàng tại các bệnh viện đã bị ảnh hưởng trong ngắn hạn, doanh thu từ thuốc generics (thuốc gốc) trong nước có thể tăng dần do giá cả cạnh tranh và ưu tiên của Bộ Y tế. Do giá rẻ trong khi ngân sách y tế tương đối hạn hẹp, doanh số thuốc generics có xu hướng tăng với tốc độ cao hơn so với thuốc biệt dược gốc. Bên cạnh đó, để tiết kiệm chi phí cho quỹ Bảo hiểm Y tế xã hội và phát triển nguồn thuốc chất lượng cao trong nước, Bộ Y tế Việt Nam đang ưu tiên sử dụng thuốc nội đạt tiêu chuẩn chất lượng tương đương, từ đó hỗ trợ các doanh nghiệp dược trong nước phát triển.
Điều này hỗ trợ cho tiềm năng tăng trưởng của các công ty dược trong nước sản xuất được thuốc gốc chất lượng cao, đặc biệt là các công ty sản xuất thuốc đặc trị và thuốc ung thư. Hiện nay, sự cạnh tranh ở các nhóm kênh bệnh viện rất khác nhau. Thuốc đặc trị, thuốc ung thư thuộc nhóm cao cấp đấu thầu trong kênh bệnh viện chủ yếu do các nhà sản xuất nước ngoài cung cấp. Do đó, Rồng Việt cho rằng các nhà máy sản xuất thuốc đặc trị và ung thư mới đạt tiêu chuẩn EU-GMP sẽ tăng trưởng nhanh về doanh thu trong những năm tới do sự cạnh tranh của các công ty trong nước thấp hơn đáng kể và chi phí sản xuất thấp hơn so với thuốc ngoại.
Tin liên quan
Sửa luật nhằm khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài sản công
21:50 | 29/08/2024 Tài chính
STADA mở rộng kinh doanh tại châu Á - Thái Bình Dương
09:59 | 20/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết bắt đầu cải thiện
13:39 | 16/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng
07:40 | 08/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TCIT- Hành trình 15 năm khẳng định tầm vóc cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
09:27 | 07/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nâng vị thế, tạo cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp qua các hoạt động của ASEAN BAC
21:07 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp tận dụng thời cơ vàng để ứng dụng khoa học công nghệ
19:42 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng Standard Chartered bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên tại Việt Nam
15:23 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
8 tháng, cả nước có gần 110,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
12:53 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VietinBank tiếp tục lọt Top 20 cổ phiếu có chỉ số phát triển bền vững tốt nhất thị trường
09:28 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể
20:39 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Soi loạt doanh nghiệp có giám đốc vừa bị hoãn xuất cảnh
16:08 | 05/09/2024 An ninh XNK
Kwong Lung Meko được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
08:55 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hợp tác quốc tế là chìa khóa để mở thị trường carbon Việt Nam
19:55 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chia thêm room tín dụng, động lực cho các ngân hàng cạnh tranh
15:37 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
U&I Logistics cung cấp giải pháp phục vụ cho thị trường chuỗi cung ứng lạnh tại Đồng bằng sông Cửu Long
14:59 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi
Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics