Triển vọng tích hợp giữa “kinh tế gia đình” và “vũ trụ ảo”
JICA tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phòng chống dịch Covid- 19 | |
Lo ngại biến chủng mới của dịch Covid - 19 có thể thúc đẩy giá vàng đi lên | |
ADB và PVN hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng xanh tại Việt Nam |
Dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự phát triển của vũ trụ ảo |
Do nhu cầu sinh hoạt thường nhật ngày càng phụ thuộc vào mạng Internet, cùng với việc đẩy nhanh sự phát triển của “kinh tế gia đình” đã thúc đẩy sự ra đời của metaverse (vũ trụ ảo). Để tồn tại, các ngành công nghiệp truyền thống cũng buộc phải chuyển đổi số, điều này đã thúc đẩy nền kinh tế thế giới nhanh chóng chuyển sang nền kinh tế số và đổi mới sáng tạo công nghệ, chính phủ các nước đều muốn tiên phong bước vào con đường kinh tế mới để giành quyền chủ đạo đối với lĩnh vực phát triển kinh tế mới.
Theo “Báo cáo phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới Trung Quốc và toàn cầu năm 2021” do Bộ Thương mại Trung Quốc công bố gần đây, chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, các sản phẩm thương mại điện tử xuyên biên giới liên quan đến “kinh tế gia đình” đón nhận sự tăng trưởng nhanh. Trong nửa đầu năm 2020, xuất khẩu các sản phẩm liên quan đến “kinh tế gia đình” tăng gần 90% so với cùng kỳ, trong đó đồ điện gia dụng, chăm sóc cá nhân, giải trí và thể thao trong nhà… ghi nhận hiệu suất vượt trội.
Đến nửa cuối năm 2020, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm “kinh tế gia đình” tiếp tục tăng do liên quan đến nhu cầu cách ly hàng ngày, giải trí trực tuyến và đồ dùng cho thú cưng… Bên cạnh đó, đơn đặt hàng sản phẩm “kinh tế gia đình” toàn cầu quay trở lại là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong năm 2021, ước tính hàng hóa liên quan đến “kinh tế gia đình” toàn cầu đã thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu tổng thể hơn 10 điểm phần trăm.
Trên thực tế, trong thời kỳ dịch bệnh nghiêm trọng trên toàn cầu, người dân các nước đều cố gắng giảm thời gian ra khỏi nhà, điều này khiến cho phương thức sinh hoạt chuyển sang Internet hóa, đám mây hóa và kỹ thuật số hóa một cách vô thức, từ đó đã trực tiếp thúc đẩy sự phổ cập của “kinh tế gia đình”. Các nền tảng thương mại điện tử thay thế cửa hàng truyền thống, nền tảng nghe nhìn trực tuyến thay thế rạp chiếu phim, cũng như thanh toán điện tử thay thế thanh toán bằng tiền mặt đã trở thành xu thế toàn cầu, hơn nữa có xu hướng phát triển nhanh.
Sau khi phân tích xu hướng thanh toán của 41 quốc gia, nhà cung cấp dịch vụ công nghệ tài chính (fintech) hàng đầu thế giới FIS phát hiện rằng, dịch Covid-19 đã đẩy nhanh mức độ phổ cập của ví điện tử trên toàn cầu, đồng thời giảm thiểu khối lượng sử dụng tiền mặt, dự đoán việc thanh toán tiền mặt ở một số khu vực có thể dần bị loại bỏ.
Xu thế toàn cầu hóa “kinh tế gia đình” ra đời từ dịch Covid-19 đã đẩy nhanh mức độ chấp nhận và nhận thức của người dân toàn cầu đối với cuộc sống số, kích thích và thúc đẩy sự hình thành, phát triển của khái niệm “vũ trụ ảo”, cùng với sự thẩm thấu và nâng cấp nhanh chóng của các công nghệ và thiết bị thông minh, nhiều khả năng “kinh tế gia đình” sẽ tích hợp với “vũ trụ ảo” trở thành ngành kinh tế mới nổi tiếp sau công nghệ Internet. Dưới sự thúc đẩy của đại dịch, kinh tế thế giới và chuỗi sản xuất hiện đang phát triển nhanh sang nền kinh tế số lấy đổi mới sáng tạo công nghệ làm trung tâm, các quốc gia lớn như Mỹ, Trung Quốc đều muốn giành ưu thế trong lộ trình phát triển kinh tế mới này.
Tin liên quan
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán
Thủ tướng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống COVID-19
18:04 | 29/10/2023 Sự kiện - Vấn đề
“Bóng ma” lạm phát thấp trở lại Eurozone, ECB có thể phải xem xét giảm lãi suất
08:34 | 14/10/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN thúc đẩy kết nối và tự cường
15:20 | 13/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cảnh báo hậu quả của cuộc chiến quy mô lớn ở Trung Đông
08:50 | 12/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật-Hàn họp thượng đỉnh, nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc phòng
10:15 | 11/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản và Trung Quốc thúc đẩy toàn diện quan hệ chiến lược cùng có lợi
09:49 | 10/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng số
09:49 | 10/10/2024 Nhìn ra thế giới
Công nghệ đột phá thúc đẩy chuyển đổi ngành Hải quan: Bài học từ Hội thảo WCO tại Jakarta
16:00 | 09/10/2024 Hải quan thế giới
Liên minh châu Âu đề xuất số hóa hộ chiếu và thẻ căn cước
11:50 | 09/10/2024 Nhìn ra thế giới
RCEP - Cơ hội vàng để nâng cao vị thế ASEAN
08:00 | 09/10/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Đông bên bờ vực của cuộc chiến dầu mỏ
10:00 | 08/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan phá vụ buôn lậu 240 kg cocaine
09:55 | 08/10/2024 Hải quan thế giới
Trung Quốc ngừng mua vàng dự trữ tháng thứ năm liên tiếp
08:00 | 08/10/2024 Nhìn ra thế giới
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc có thể là thể chế tiếp theo hạ lãi suất
08:36 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 10/2024 (từ ngày 7/10 đến 13/10/2024)
“Bóng ma” lạm phát thấp trở lại Eurozone, ECB có thể phải xem xét giảm lãi suất
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
Thanh niên Hải quan Lạng Sơn phối hợp bàn giao công trình nước sạch
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics