TS Nguyễn Trí Hiếu: Cần “củ cà rốt” cho ngân hàng khi triển khai gói hỗ trợ 2% lãi suất
Nhiều doanh nghiệp từ chối hỗ trợ lãi suất 2% vì thủ tục phức tạp | |
Vì sao ngân hàng chậm triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%? | |
Tiếp cận gói hỗ trợ 2% lãi suất sẽ thuận lợi hơn? |
TS Nguyễn Trí Hiếu |
Việc ngân hàng cạn room tín dụng khiến việc tiếp cận vốn của DN gặp rất nhiều khó khăn. Theo ông, NHNN có nên nới room tín dụng để giải tỏa khó khăn này?
Kinh tế Việt Nam đang ở trong giai đoạn căng thẳng khi áp lực lạm phát tăng cao. Nếu không thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ dẫn tới rất nhiều hậu quả. Trong khi đó, các DN lại đang rất cần vốn để khôi phục hoạt động sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đã đặt ra thách thức không nhỏ trong chính sách điều hành của Chính phủ và NHNN.
Tuy nhiên, kiểm soát lạm phát vẫn là ưu tiên bắt buộc và Chính phủ không thể buông lỏng quản lý vào lúc này. Để kiểm soát lạm phát, sẽ cần các chính sách tiền tệ gồm: lãi suất, chương trình tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở và dự trữ bắt buộc. Trong đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định hiện nay là 3% và tỷ lệ này không thể hạ thêm vì khi đó sẽ đưa thêm tiền vào lưu thông; phương pháp tái chiết khấu NHNN cũng ít sử dụng. Trong khi đó, nghiệp vụ thị trường mở có hạn chế là nếu NHNN mua lượng lớn trái phiếu Chính phủ sẽ dẫn đến nới lỏng định lượng, trong khi bối cảnh hiện tại đang cần phải thắt chặt. Do đó, chỉ còn cách nới lỏng lãi suất.
Trong bối cảnh các nguồn vốn đều đang khó khăn, ông có lời khuyên nào dành cho các DN để có thể nắm bắt được cơ hội, sớm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh? Khi nguồn vốn có thể vay được một cách dễ dàng thì DN có thể liều lĩnh với các cơ hội mới và chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định khi đầu tư. Nhưng trong tình hình hiện nay, việc sử dụng vốn sẽ cần phải cẩn trọng hơn rất nhiều. Các DN cần nhìn nhận thật kỹ lưỡng các cơ hội để chọn lọc được cơ hội tốt nhất, ít rủi ro nhất. Bên cạnh đó, DN cũng vẫn cần phải có sự hỗ trợ từ phía ngân hàng, bao gồm hỗ trợ về vốn và những tư vấn để DN có thể sử dụng vốn hiệu quả. Ngân hàng và DN cần có sự phối hợp chặt chẽ và cùng làm việc dựa trên tinh thần chia sẻ, đồng cảm thì mới có thể giải quyết được vấn đề. |
Trong bối cảnh rất cần vốn, DN phải đối mặt với 2 vấn đề là lãi suất cao và hết hạn mức tín dụng do phải phụ thuộc nhiều vào chỉ tiêu 14% của NHNN. Nếu tăng hạn mức thì sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát và kèm theo rất nhiều rủi ro. Tuy nhiên, tùy theo trường hợp NHNN có thể nới cho một số đơn vị và kèm theo điều kiện ràng buộc đặc biệt như ưu tiên giải ngân cho những lĩnh vực hoặc đối tượng nhất định.
Về lãi suất, NHNN có thể cho phép ngân hàng tăng lãi suất. Trong điều kiện hiện nay, việc tăng lãi suất sẽ giúp kiểm soát lạm phát đồng thời gia tăng tính cẩn trọng trong việc cho vay của ngân hàng và việc sử dụng vốn vay của DN.
Đặc biệt, cần siết chặt tín dụng vào một số lĩnh vực như chứng khoán, bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản cao cấp… Cụ thể, trong 2 năm gần đây thị trường chứng khoán đã tăng trưởng rất mạnh cả về điểm số và thanh khoản, nhưng sự tăng trưởng này lại chưa mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế mà có tính đầu cơ. Tương tự, bất động sản cao cấp và bất động sản nghỉ dưỡng cũng không phục vụ cho đại đa số quần chúng. Do đó, cần kiểm soát chặt tín dụng vào những phân khúc này, thay vào đó, ưu tiên cho bất động sản nhà ở, bất đông sản khu công nghiệp…
Gói hỗ trợ 2% lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP đã triển khai được 3 tháng, nhưng kết quả đạt được đến nay vẫn rất hạn chế. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Thực tế gói hỗ trợ 2% lãi suất này không phải là miếng bánh ngon đối với các ngân hàng. Do mục tiêu của gói là để hỗ trợ DN và chỉ hướng đến những DN cần hỗ trợ, nên lãi suất phải thấp. Dù được Chính phủ hỗ trợ 2% lãi suất, nhưng cũng sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của ngân hàng. Trong khi đó, ngân hàng phải chịu rất nhiều trách nhiệm trong việc triển khai gói hỗ trợ này.
Theo tôi, sự chậm trễ trong việc giải ngân gói hỗ trợ này chủ yếu là do các quy định về điều kiện giải ngân khiến DN không đáp ứng được. Do đó, NHNN cần có chính sách đặc biệt cho gói này. Trong đó, một số chỉ tiêu, điều kiện cho vay có thể phải hạ xuống và cần có quy chế về cho vay tín chấp. Ngoài ra, NHNN cũng cần đưa ra “củ cà rốt” cho các ngân hàng khi triển khai gói hỗ trợ này, ví dụ như được nới room tín dụng nhưng phải dùng một phần room được nới để giải ngân cho gói này…
Trong bối cảnh thị trường trái phiếu DN kém tích cực, gánh nặng cung ứng vốn cho nền kinh tế lại đè nặng lên vai ngành ngân hàng. Theo ông, giải pháp nào để cân đối các nguồn vốn này cho nền kinh tế?
Về lâu dài, trái phiếu DN vẫn là kênh huy động vốn quan trọng cho các DN. Tuy nhiên, hiện nền tảng cơ sở pháp lý cho trái phiếu DN còn nhiều bất ổn và cần hoàn thiện hơn. Trong dự thảo sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP đã bỏ sung nhiều quy định khá hợp lý như nhà phát hành phải công bố rõ các thông tin về mục đích phát hành, nguồn trả nợ… để người mua trái phiếu có thể kiểm soát được dòng vốn của mình. Bên cạnh đó, dự thảo cũng quy định các điều kiện ràng buộc cho DN phát hành như mức tối thiểu của vốn chủ sở hữu, không bị sáp nhập, thâu tóm, phải được xếp hạng tín nhiệm…
Theo tôi, việc siết lại thị trường trái phiếu DN là cần thiết để tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Dưới tác động này, thị trường sẽ chỉ chững lại trong ngắn hạn, khi các quy định pháp lý đã được hoàn thiện, thị trường trái phiếu DN sẽ nhanh chóng sôi động trở lại. Khi đó, gánh nặng cung ứng vốn của ngành ngân hàng sẽ được giảm bớt đáng kể.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Mở rộng hệ sinh thái với công nghệ thanh toán mới
09:03 | 06/10/2024 Kinh tế
Bình Dương: Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực hồi phục
20:16 | 04/10/2024 Kinh tế
Hỗ trợ doanh nghiệp với nguồn vốn đến 80% dự án đầu tư
16:00 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh
09:27 | 06/10/2024 Kinh tế
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
18:41 | 05/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
09:01 | 05/10/2024 Kinh tế
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
09:00 | 05/10/2024 Kinh tế
Am hiểu doanh nghiệp và thị trường để mở rộng cơ hội hợp tác với Hoa Kỳ
13:24 | 04/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
09:00 | 04/10/2024 Infographics
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Kinh tế
Giải ngân gói tín dụng kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại TPHCM đạt 83,4%
07:42 | 04/10/2024 Kinh tế
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
19:06 | 03/10/2024 Kinh tế
Bến Tre thu hút gần 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư mới
15:53 | 03/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3
15:24 | 03/10/2024 Xuất nhập khẩu
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra chống trợ cấp với pin năng lượng từ Việt Nam
14:55 | 03/10/2024 Kinh tế
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
20:33 | 02/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh
Việt Nam - Thành viên chủ chốt, tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ
Lào tăng cường đảm bảo an ninh cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45
Mở rộng hệ sinh thái với công nghệ thanh toán mới
Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương vì một tương lai hoà bình, thịnh vượng và bền vững
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics