Vì sao xuất nhập khẩu liên tục biến động?
Diễn biến XNK cập nhật từ đầu năm đến 15/3, đơn vị tính "tỷ USD". Biểu đồ: T.Bình. |
Xuất khẩu gặp khó
Qua dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan ngay trong 15 ngày đầu tháng 1/2019, Việt Nam nhập siêu gần 1 tỷ USD, nhưng lũy kế hết tháng 1 nước ta lại xuất siêu hơn 800 triệu USD.
Tuy nhiên, kết thúc tháng 2, điệp khúc nhập siêu trở lại với con số thâm hụt hơn 60 triệu USD (lũy kế từ đầu năm).
Nhưng trong 15 ngày đầu tháng 3 nước ta lại xuất siêu hơn 600 triệu USD và nâng mức thặng dư thương mại từ đầu năm đến trung tuần tháng 3 ở mức hơn 500 triệu USD.
Điểm qua vài dấu mốc nổi bật trên để thấy được sự biến động rất khác biệt trong diễn biến kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của nước ta những tháng đầu năm so với cùng kỳ những năm gần đây.
Điển hình như cùng kỳ 2018 mức thặng dư thương mại của Việt Nam được duy trì đều đặn từ 181 triệu USD trong tháng 1, nâng lên 504 triệu USD vào tháng 2, tiếp đến 15/3/2018 con số xuất siêu là 1,39 tỷ USD.
Chưa có phân tích cụ thể từ chuyên gia hay các nhà chuyên môn, nhưng qua dữ liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, sự biến động những tháng đầu năm 2019 bị tác động lớn từ 2 yếu tố là xuất khẩu điện thoại và hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Có thể thấy, với tỷ trọng chiếm ở mức trên dưới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước mặt hàng điện thoại là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo được sự tăng trưởng cao của xuất khẩu và cả mức thặng dư thương mại của Việt Nam trong những tháng đầu năm và cả năm 2018.
Tuy nhiên, những tháng đầu năm nay, nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất cả nước bị sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ 2018 và là nhóm hàng duy nhất trong nhóm 3 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất bị tăng trưởng âm. Hai mặt hàng còn lại là dệt may và máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện vẫn tăng trưởng khá.
Đến 15/3, tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện chỉ đạt 9,43 tỷ USD, giảm 6,1% so với cùng kỳ 2018.
Đối với hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, cập nhật của Tổng cục Hải quan theo thị trường hết tháng 2 (theo kế hoạch, ngày 10/4, Tổng cục Hải quan công bố thông tin XNK theo thị trường hết tháng 3 - PV), xuất khẩu sang quốc gia láng giềng này bị giảm 16,3%, với trị giá chỉ đạt 4,72 tỷ USD. Việc sụt giảm ở thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của nước ta (sau Hoa Kỳ) cũng là điều rất đáng quan tâm vì không chỉ tác động vào hoạt động xuất khẩu chung của cả nước mà nhiều năm gần đây Việt Nam luôn có được mức tăng trưởng xuất khẩu cao sang Trung Quốc.
Sự biến động đáng chú ý liên quan đến hoạt động xuất khẩu điện thoại và thị trường Trung Quốc khiến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đến 15/3 chỉ đạt 5,4%, trong khi cùng kỳ 2018 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lên đến 26,5%.
Lấy lại đà tăng trưởng
Khởi đầu năm 2019, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu có phần chậm chạp so với cùng kỳ 2018. Tuy nhiên, những thông tin mới nhất của Tổng cục Hải quan trong 15 ngày đầu tháng 3 cho thấy tình hình đang dần được cải thiện.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3 (từ ngày 1-15/3) đạt 21,3 tỷ USD, tăng 18,6% (tương ứng tăng 3,34 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 2/2019.
Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/3, tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước đạt 93,6 tỷ USD, tăng 6,3% (tương ứng 5,55 tỷ USD) so với kết quả thực hiện cùng thời gian năm 2018 (và cập nhật mới nhất của Tổng cục Hải quan đến ngày 19/3, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đã cán mốc 100 tỷ USD-PV).
Với kết quả trên, cán cân thương mại trong nửa đầu tháng 3 có mức thặng dư gần 610 triệu USD, tính từ đầu năm đến hết 15/3 đạt con số xuất siêu khoảng 500 triệu USD.
Đáng chú ý, thời gian gần đây, hoạt động xuất khẩu điện thoại và nhiều mặt hàng chủ lực có được sự tăng trưởng rất cao. Chỉ trong 15 ngày đầu tháng 3 có tới 3 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên gồm: Điện thoại và linh kiện; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện; dệt may.
Trong đó, xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt 2,681 tỷ USD, tăng tới 363 triệu USD, tương ứng tăng 15,7% so với nửa cuối tháng 2/2019; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,346 tỷ USD, tăng 198 triệu USD, tương ứng tăng 17,3%; dệt may đạt 1,258 tỷ USD, tăng 269 triệu USD, tương ứng tăng 27,2%...
Về hoạt động nhập khẩu, trị giá trong kỳ 1 tháng 3 đạt 10,34 tỷ USD, tăng 24,5% (tương ứng tăng 2,03 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 2/2019. Tính hết ngày 15/3, tổng trị giá nhập khẩu cả nước đạt 46,55 tỷ USD, tăng 7,3% (tương ứng tăng 3,16 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018.
So với nửa cuối tháng 2/2019 nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 3 biến động tăng ở một số nhóm hàng chủ lực như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 414 triệu USD, tương ứng tăng 23,4%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 258 triệu USD, tương ứng tăng 21,8%; vải các loại tăng 210 triệu USD, tương ứng tăng 77,7%...
Với những tín hiệu tích cực gần đây cộng với việc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đã cơ bản đi vào hoạt động ổn định sau kỳ nghỉ tết dài ngày do đó có nhiều cơ sở để tin tưởng hoạt động xuất khẩu và thặng dư thương mại sẽ tiếp tục được cải thiện trong thời gian tới.
Tin liên quan
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
14:03 | 19/09/2024 Infographics
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
19:36 | 20/09/2024 Kinh tế
DOC tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam
13:37 | 20/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Hàng hóa XNK tăng gần 7 tỷ USD
13:36 | 20/09/2024 Kinh tế
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
08:44 | 20/09/2024 Kinh tế
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
19:30 | 19/09/2024 Kinh tế
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi vốn vay bị ảnh hưởng từ bão số 3
15:14 | 19/09/2024 Kinh tế
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
09:38 | 19/09/2024 Kinh tế
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
19:53 | 18/09/2024 Kinh tế
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
16:29 | 18/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
14:07 | 18/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan, Biên phòng Đồng Tháp phối hợp phát hiện trên 160 vụ vi phạm
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Phát biểu bế mạc Hội nghị TW 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
VCCI đề nghị chi Quỹ phòng chống thiên tai hỗ trợ doanh nghiệp
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform