Việt Nam cần tận dụng tiềm năng của EVFTA để phát triển mạnh hơn
EVFTA đã được Nghị viện châu Âu thông qua sau 10 năm đàm phán |
Việt Nam đang chuẩn bị phê chuẩn EVFTA như thế nào? | |
CPTPP và EVFTA sẽ là động lực cho doanh nghiệp phục hồi hậu Covid-19 | |
Việt Nam-EU thống nhất cao khả năng EVFTA có hiệu lực tháng 7/2020 |
Nội dung này được đề cập trong bài viết của Phó Giáo sư Vũ Minh Khương thuộc Đại học Quốc gia Singapore và Tiến sĩ Kris Hartley thuộc Đại học Giáo dục Hong Kong đăng tải trên trang Diễn đàn Đông Á.
Công tác phê chuẩn EVFTA là một ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam dù sự bùng phát của đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 có nguy cơ trì hoãn cuộc họp của Quốc hội. Theo tác giả, Hiệp định đánh dấu một bước tiến quan trọng của Việt Nam, tạo động lực cho các doanh nghiệp trong nước phát triển khả năng xuất khẩu. EVFTA cũng phản ánh sự thể chế hóa sâu hơn nữa các cơ hội xuất khẩu của Việt Nam trong thời điểm thương mại toàn cầu đang bị hạn chế bởi cuộc khủng hoảng Covid-19.
EVFTA cung cấp một nền tảng cho Việt Nam tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, thâm nhập vào thị trường Liên minh châu Âu (EU). Hiệp định giúp liên kết các công ty Việt Nam với các tiêu chuẩn EU về nguồn cung ứng và sản xuất, tạo khả năng nâng tầm chất lượng sản phẩm và độ tin cậy, khi Việt Nam đang nỗ lực củng cố hình ảnh thương hiệu toàn cầu. Đáp ứng các tiêu chuẩn EU sẽ giúp sản phẩm của Việt Nam có thể cạnh tranh bình đẳng tại thị trường này.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), xuất khẩu hàng năm của Việt Nam sang EU tăng gấp 10 lần trong một thập kỷ vừa qua – từ khoảng 4 tỷ USD năm 2005 lên tới 41 tỷ USD năm 2018. Tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu sang EU hàng năm của Việt Nam trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng tăng từ 5% trong năm 2005 lên 25% trong năm 2018. Năm 2018, Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu của ASEAN vào EU. Điều đó có nghĩa là thặng dư thương mại với EU của Việt Nam đã có mức tăng trưởng nhảy vọt, từ 1,87 tỷ USD trong năm 2005 lên tới hơn 28 tỷ USD trong năm 2018.
Khối lượng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào EU và thặng dư thương mại cho thấy vai trò chiến lược của EVFTA trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam và tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu công nghiệp bằng cách buộc các công ty phải đa dạng hóa danh mục sản phẩm và đẩy mạnh chuỗi giá trị.
Tình hình hiện tại đòi hỏi Việt Nam cần nắm bắt hai ưu tiên chính: Hội nhập sâu rộng với thị trường EU và biến EVFTA thành động lực cho việc cải cách trong nước.
Để khám phá đầy đủ tiềm năng của EVFTA, Việt Nam cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước củng cố thị phần tại EU, bằng cách hiểu rõ hơn về thị trường và các tiêu chuẩn kinh doanh, nâng cao chất lượng và độ tin cậy, cũng như cần áp dụng văn hóa đổi mới cho sản phẩm.
Những nỗ lực này nên được tập trung điều chỉnh cho các nhóm sản phẩm đang chiếm ưu thế trong các chương trình nghị sự phát triển quốc gia. Các nhóm sản phẩm ưu tiên đó cần được xác định theo tỷ lệ của nhóm sản phẩm trong tổng xuất khẩu nội địa vào EU, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm sản phẩm vào EU trong ba năm trước đó, tỷ trọng trong tổng xuất khẩu ASEAN của nhóm sản phẩm vào EU, tiềm năng của nhóm sản phẩm nhằm tăng giá trị gia tăng và năng suất lao động, cũng như vai trò của nhóm sản phẩm trong sự phát triển dài hạn của mối quan hệ thương mại EU-Việt Nam.
Dựa trên các tiêu chí đó, Việt Nam sẽ tìm thấy được một số nhóm sản phẩm chiến lược có thể tập trung vào trong nỗ lực tăng cường thương mại với EU. Nhóm các sản phẩm này bao gồm các sản phẩm máy móc và thiết bị điện tử; đồ chơi; hàng thể thao; hải sản chưa chế biến; giày dép; thiết bị hàng không; các thiết bị y tế và quang học.
EVFTA cung cấp chuyển giao chính sách và cơ hội học tập kinh nghiệm, giúp thúc đẩy cải cách trong nước. EU với tư cách là một thể chế và bộ máy quản trị có thể cung cấp lộ trình cho các thành viên kém phát triển hơn để nâng cao nền tảng phát triển và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về tư cách thành viên. Thực tế cho thấy Ireland, Estonia và Ba Lan đã sử dụng các yêu cầu bắt buộc về tiêu chuẩn thành viên của EU để tăng tốc cải cách quản trị và kinh tế.
Việt Nam cần xác định mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn EU của Việt Nam về các biện pháp phát triển chính như an toàn sản phẩm, bảo vệ môi trường, minh bạch, hiệu quả chính sách và quản trị nền kinh tế kỹ thuật số. Những tìm kiếm chuyên sâu sẽ cung cấp một lộ trình chiến lược, giúp Việt Nam đạt được các tiêu chuẩn EU trong vòng vài thập kỷ tới. Đây là một giải pháp thiết thực và có thể đạt được để tạo điều kiện cho Việt Nam chuyển sang phát triển toàn diện vào năm 2045, khi đất nước kỷ niệm 100 năm ngày Độc lập.
Để thúc đẩy chương trình nghị sự phát triển quốc gia, Việt Nam cần nắm bắt cũng như tận dụng hiệu quả các cơ hội thị trường toàn cầu giúp cải tiến công nghiệp và chuyển đổi thể chế. EVFTA là một cơ hội cho Việt Nam tạo dấu ấn lịch sử, bằng cách thiết lập vị thế là một quốc gia tiên phong về kinh tế và phát triển trong làn sóng phát triển của khu vực ASEAN.
Tin liên quan
VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết phục vụ người dân Việt Nam
17:05 | 20/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
Công nhận địa điểm kiểm tra tại Công ty TNHH chế tạo cơ khí Foxconn (Việt Nam)
13:45 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
21:12 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(PHOTO) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 1 năm Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
09:07 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Thượng đỉnh tương lai
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Cửa khẩu thông minh phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính
20:11 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ
10:06 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Muối, gạo và lương
06:31 | 22/09/2024 Người quan sát
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
21:12 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
20:57 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
20:46 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ: Các doanh nghiệp cần phát huy 6 tiên phong
15:04 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn
10:37 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu bế mạc Hội nghị TW 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
19:28 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 77 phát hành ngày 24/9/2024
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform