Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD nhập khẩu ngô, đậu tương
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng mạnh | |
Nhập khẩu ngô, đậu tương giá tăng, lượng giảm |
Đẩy mạnh trồng các giống ngô, đậu tương biến đổi gen là một trong những giải pháp giúp tăng nguồn cung trong nước, giảm phụ thuộc nhập khẩu thời gian tới. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Cụ thể, khối lượng đậu tương nhập khẩu tháng 7/2022 ước đạt 250.000 tấn với trị giá đạt 189,4 triệu USD, đưa tổng khối lượng và trị giá nhập khẩu đậu tương 7 tháng năm 2022 đạt 1,3 triệu tấn và 893,6 triệu USD, tương đương về khối lượng và tăng 22,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Brazil, Mỹ và Canada là 3 thị trường cung cấp đậu tương chính cho Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 với 99,2% thị phần.
Với mặt hàng ngô, ước khối lượng nhập khẩu tháng 7/2022 đạt 500.000 tấn với trị giá đạt 191,7 triệu USD, đưa tổng khối lượng và trị giá nhập khẩu ngô 7 tháng năm 2022 đạt 5,1 triệu tấn và 1,8 tỷ USD, giảm 21,9% về khối lượng nhưng tương đương về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trao đổi với báo chí mới đây xung quanh câu chuyện Việt Nam vẫn phụ thuộc khá lớn vào nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, điển hình như ngô, đậu tương, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, năng suất trồng ngô, đậu tương của Việt Nam thấp, giá thành sản xuất cao, lợi nhuận kém hấp dẫn so với các cây trồng khác.
"Ví dụ, năng suất ngô của Việt Nam chỉ 4,8 tấn/ha nhưng của các nước sử dụng nguồn giống chuyển gen, năng suất tới 9 tấn/ha. Đậu tương của Mỹ 1 cây có tới 132 quả nhưng của Việt Nam chỉ được chưa đến 70 quả", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT thông tin thêm, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT và các ngành chức năng nghiên cứu xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để chủ động một phần.
Vừa qua, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Tập đoàn De Heus (Hà Lan) phối hợp với Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi xây dựng các hợp tác xã trồng sắn và ngô tại các tỉnh Tây Nguyên để đảm bảo thu mua khép kín phục vụ trực tiếp cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.
"Việt Nam sẽ tập trung vào trồng ngô sinh khối, tập trung chế biến 1,5 triệu tấn phế phụ phẩm nông nghiệp để chuyển làm thức ăn cho đại gia súc, từ đó tiết kiệm được ngoại tệ nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi", ông Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Tạp chí Hải quan về phát triển giống cây trồng biến đổi gen, điển hình là giống ngô biến đổi gen tại Việt Nam, ông Phùng Đức Tiến nêu rõ: Bộ NN&PTNT đã có thông tư về cây trồng ứng dụng công nghệ sinh học. Chiếu theo thông tư này, ngô biến đổi gen hoàn toàn được phép canh tác.
"Nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã làm việc với Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ thống nhất các hồ sơ về cây trồng biến đổi gen sẽ tiếp tục được giải quyết chứ không phải không sử dụng vì thực tế Việt Nam cũng đang nhập sản phẩm ngô, đậu tương biến đổi gen", lãnh đạo Bộ NN&PTNT nói.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam nêu quan điểm: sử dụng giống cây trồng biến đổi gen sẽ giúp cây trồng có các loại gen như gen chống cỏ dại, gen chống sâu đục thân…, đảm bảo tiềm năng, năng suất của cây trồng, giảm chi phí sản xuất.
Việt Nam đang nhập khẩu các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như ngô, đậu tương biến đổi gen nên cũng nên đẩy mạnh đưa vào trồng các giống cây trồng biến đổi gen trong nước. Đây là một giải pháp ở góc độ giống cây trồng nhằm góp phần từng bước giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
“Đó là những tiến bộ về sinh học, tiến bộ về khoa học công nghệ nên ứng dụng vào để tăng khả năng chịu hạn của cây ngô. Thông thường, trồng ngô không tưới đủ nước năng suất rất thấp nhưng nếu trồng giống ngô có khả năng chịu hạn kết quả thu về sẽ tốt hơn nhiều”, ông Dương nói.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, suốt giai đoạn từ năm 2013 đến nay, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu chỉ giảm trong 2 năm là 2017 và 2019, còn lại các năm khác trị giá nhập khẩu đều tăng. Cụ thể, trị giá nhập khẩu tăng đều đặn từ mức hơn 3 tỷ USD năm 2013 lên hơn 3,25 tỷ USD năm 2014; hơn 3,39 tỷ USD năm 2015 và hơn 3,44 tỷ USD năm 2016. Đến năm 2017, trị giá nhập khẩu giảm 6,4% so với năm 2016, đạt hơn 3,22 tỷ USD. Ngay sau đó năm 2018, trị giá nhập khẩu tăng mạnh 21,2% so với năm 2017, đạt hơn 3,91 tỷ USD. Năm 2019, trị giá nhập khẩu đạt hơn 3,7 tỷ USD, giảm 5,4% so với năm 2018. Sau nhịp giảm vào năm 2019, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu ghi nhận quay trở lại tăng liên tục từ năm 2020 đến 6 tháng đầu năm nay với trị giá nhập khẩu lần lượt đạt hơn 3,84 tỷ USD, hơn 4,93 tỷ USD và hơn 2,6 tỷ USD. |
Tin liên quan
Vì sao giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao nửa đầu năm?
10:15 | 13/07/2022 Kinh tế
Điều chỉnh chính sách để giảm phụ thuộc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
20:01 | 29/05/2022 Kinh tế
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng mạnh
16:15 | 09/05/2022 Kinh tế
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
14:03 | 19/09/2024 Infographics
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Ấn Độ tăng 102%
10:57 | 27/08/2024 Xuất nhập khẩu
3 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD
09:08 | 24/08/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII
Hải quan Bình Dương: Mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp có sự cải thiện
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
Tổ chức lớp đào tạo nghiệp vụ hải quan cơ bản theo hình thức trực tuyến
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform