Việt Nam nhập siêu trong 2 tháng đầu năm là bình thường
PGS.TS Phạm Tất Thắng -Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) |
Sau 3 năm liên tiếp xuất siêu (2016-2018) và xuất siêu ở tháng đầu tiên của năm 2019, trong tháng 2/2019 cũng như tính chung 2 tháng đầu năm, Việt Nam quay trở lại nhập siêu. Ông đánh giá như thế nào về điều này?
Thực tế, nếu nhìn tổng quan toàn bộ nền kinh tế và mối quan hệ với các nền kinh tế trên toàn cầu thì hiện nay, Việt Nam vẫn nằm trong tình trạng nhập siêu là chủ yếu. Trong suốt thời gian dài qua, Việt Nam đã nhập siêu, thậm chí có những thời kỳ nhập siêu năm sau cao hơn năm trước. Vì vậy, Chính phủ mới đặt ra mục tiêu đến năm 2020 cân bằng cán cân thương mại. Tuy nhiên, chưa đến năm 2020, ngay trong năm 2017, năm 2018, Việt Nam không những cân bằng mà còn chuyển sang xuất siêu lớn. Nhiều người đánh giá đây là hiện tượng tuyệt vời, thành tích to lớn của nền kinh tế. Song thực ra, xuất siêu đó không bền vững, chưa trở thành sự ổn định của nền kinh tế.
Việt Nam vẫn nằm trong tình trạng DN FDI xuất siêu, sản phẩm nông nghiệp xuất siêu, còn DN 100% vốn trong nước nhập siêu. Sở dĩ Việt Nam xuất siêu là vì các DN FDI xuất siêu tương đối lớn. Bên cạnh đó, các sản phẩm nông nghiệp vẫn bán được hàng. Trong khi đó, Việt Nam đang cải tổ hệ thống DN 100% vốn trong nước, đặc biệt là DN nhà nước nên lượng nhập về ít hơn.
Ở đây, hiện tượng xuất siêu chỉ đơn thuần mang lại lợi ích duy nhất là nguồn cung ngoại tệ và sự điều khiển quan hệ tỷ giá nhẹ nhàng hơn. Nhập siêu có thể trở lại bất cứ lúc nào. Đặc biệt, nếu nhìn nhận vào khoảng thời gian ngắn, một tháng, một quý thì bấp bênh, luôn luôn có thể đảo chiều. Bởi vậy, Việt Nam nhập siêu trong 2 tháng đầu năm nay là khá bình thường.
Nhập siêu đã quay trở lại Sau khi thắng lớn với mức xuất siêu ấn tượng trong năm 2018 và xuất siêu nhẹ tháng đầu tiên của năm 2019, bước sang ... |
Nhập siêu gần 800 triệu USD trong tháng 2 (HQ Online)- Dịp nghỉ tết Kỷ Hợi 2019 dài ngày khiến hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là xuất khẩu sụt giảm mạnh làm Việt Nam ... |
Bất ngờ xuất siêu hơn 800 triệu USD, trái dự báo (HQ Online) - Cán cân thương mại của Việt Nam trong tháng 1/2019 đạt mức thặng dư 816 triệu USD, trái với dự báo về ... |
Theo ông, đâu là nguyên nhân trực tiếp khiến nhập siêu quay trở lại trong 2 tháng đầu năm?
Từ trước đến nay, Việt Nam xuất siêu được, vùng xuất siêu là các DN 100% vốn nước ngoài và khu vực nông nghiệp. 2 tháng đầu năm, XK khu vực nông nghiệp không mấy khả quan. Bên cạnh đó, đầu năm cũng chưa phải là thời điểm các DN 100% vốn nước ngoài có nhiều sản phẩm XK. Điều này khiến nhập siêu quay trở lại.
Tính tới hết tháng 2, Việt Nam vẫn NK lớn nhất từ Trung Quốc. Về lâu dài, điều này có đáng lo ngại hơn không, thưa ông?
Thời gian qua, có những thời kỳ, mức nhập siêu từ thị trường Trung Quốc xếp sau Hàn Quốc, tuy nhiên đây vẫn là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam. Đến nay, Việt Nam chưa có biện pháp gì để thay đổi cơ bản điều này. Thậm chí, nhập siêu từ Trung Quốc có thể lớn hơn vào thời gian tới. Đó là bởi, nếu cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nổ ra ngày càng khốc liệt, việc đầu tư từ Trung Quốc, bán công nghệ, bán nhà máy sang thị trường Việt Nam lớn lên, đẩy nhập siêu từ Trung Quốc tăng cao. Việt Nam cần phải cảnh giác điều đó, đồng thời thúc đẩy, tận dụng tốt các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) để tăng nhập siêu từ thị trường khác như Hàn Quốc, EU… Ngoài ra, Trung Quốc là thị trường rộng lớn. Nếu Việt Nam đưa được sản phẩm vào sâu nội địa thông qua các hệ thống phân phối của Trung Quốc thì mới có thể giải quyết tương đối bền vững quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Bất ngờ xuất siêu hơn 800 triệu USD, trái dự báo (HQ Online) - Cán cân thương mại của Việt Nam trong tháng 1/2019 đạt mức thặng dư 816 triệu USD, trái với dự báo về ... |
Xuất siêu ngành nông nghiệp giảm 20% (HQ Online) - Trong tháng đầu tiên của năm 2019, toàn ngành nông nghiệp xuất siêu 583 triệu USD, giảm 20% so với cùng kỳ ... |
Lâm sản xuất siêu hơn 660 triệu USD trong tháng 1 (HQ Online) - Giá trị xuất siêu lâm sản tháng 1 ước đạt 661 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2018. |
Năm nay, liệu Việt Nam có thể duy trì đà xuất siêu như năm 2018 và theo ông, đâu là giải pháp khả thi đảm bảo cho xuất siêu của Việt Nam ổn định, hướng tới sự bền vững?
Ở thời điểm hiện tại, rất khó để đưa ra dự báo chính xác, chỉ có thể nói là, nhập siêu hay xuất siêu của nền kinh tế Việt Nam vẫn đảo chiều hết sức nhanh chóng. Đó là bởi có ẩn số chưa thể tính được là ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại Trung Quốc-Hoa Kỳ tác động như thế nào tới nền kinh tế toàn cầu và nền kinh tế Việt Nam.
Mục tiêu cân bằng cán cân thương mại, thậm chí xuất siêu bền vững chỉ thực hiện được khi nào DN 100% vốn trong nước đã chuyển đổi được cơ cấu, tái cơ cấu để có thể cân bằng cán cân thương mại trong nội bộ DN, lúc đó cán cân thương mại chung mới bền vững. Ngoài ra, cần tập trung phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ để có XK bền vững ra thị trường thế giới.
Xin cảm ơn ông!
Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Tính chung 2 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa XK ước đạt 36,68 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2018. Ở chiều NK, tổng giá trị ước đạt 36,76 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Điểm đáng chú ý của XNK là trong khi tháng 1 Việt Nam vẫn duy trì đà xuất siêu với 816 triệu USD thì sang tháng 2 lại nhập siêu 900 triệu USD. Bởi vậy, tính chung 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu nhẹ ở mức 84 triệu USD. |
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021
07:47 | 29/12/2020 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA
08:17 | 28/12/2020 Đối thoại
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?
14:42 | 20/12/2020 Đối thoại
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp
08:37 | 15/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất
07:40 | 13/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc
08:05 | 08/12/2020 Đối thoại
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm
10:22 | 04/12/2020 Đối thoại
Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang
08:25 | 04/12/2020 Đối thoại
Nên công khai những người sử dụng bằng giả
09:20 | 01/12/2020 Đối thoại
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021
09:13 | 27/11/2020 Hải quan
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
06:32 | 24/11/2020 Hải quan
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần
14:49 | 21/11/2020 Hải quan
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá
07:38 | 13/11/2020 Tài chính
Tin mới
Hải quan, Biên phòng Đồng Tháp phối hợp phát hiện trên 160 vụ vi phạm
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Phát biểu bế mạc Hội nghị TW 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
VCCI đề nghị chi Quỹ phòng chống thiên tai hỗ trợ doanh nghiệp
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform