Việt Nam tiếp tục là địa điểm thuận lợi để hội tụ các chuỗi cung ứng
Doanh nghiệp đối diện khó khăn khi phục hồi sản xuất |
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương). |
Ông đánh giá như thế nào về những tác động của dịch Covid-19 tới các ngành hàng sản xuất công nghiệp có trị giá XK lớn như dệt may, da giày trong thời gian giãn cách xã hội tại nhiều tỉnh, thành phía Nam vừa qua và ở thời điểm hiện tại, khi các địa phương dần mở cửa kinh tế trở lại?
Dệt may, da giày là 2 ngành đóng góp rất lớn vào kim ngạch XK của cả nước. Đặc biệt, hiện nay vị thế của ngành dệt may, da giày Việt Nam trong chuỗi cung ứng trên thế giới đã được khẳng định, xác lập khi Việt Nam là nước XK da giày lớn thứ 2 thế giới và nằm trong nhóm 5 nước XK dệt may lớn nhất thế giới.
2 ngành này có đặc điểm chung là sử dụng rất nhiều lao động. Vừa qua, tác động của dịch chủ yếu nằm ở việc hạn chế di chuyển để phòng chống dịch. Điều này ngay lập tức gây ảnh hưởng đến người lao động. Biện pháp chống dịch trong đó có giãn cách xã hội đã gây ra “cú sốc” lớn cho cả DN lẫn người lao động. DN lo lắng không thể đảm bảo đơn hàng, phải trả thêm chi phí cho các biện pháp chống dịch khi áp dụng sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến”… Người lao động trước hết lo về mặt an toàn sức khoẻ.
Có thể thấy rằng, sau giãn cách những mối lo đó vẫn chưa hết, thể hiện ở dòng người lao động vẫn đang tiếp tục di chuyển qua khoảng cách rất xa từ các trung tâm sản xuất về quê. Tất cả những điều đó đặt ra suy nghĩ, trách nhiệm cho các cơ quan quản lý cả cấp Trung ương cũng như địa phương.
Mô hình chống dịch của Việt Nam hiện tại đã chuyển từ tập trung sang phân tán. Ông có thể phân tích rõ hơn những ưu điểm của mô hình này trong việc hỗ trợ các DN nhanh chóng tái sản xuất trở lại, đồng thời có lưu ý gì cho các DN nhằm phát huy cao nhất hiệu quả từ mô hình này?
Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội): Trình Chính phủ cho phép người lao động linh hoạt làm thêm giờ Hiện nay, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang trình Chính phủ để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép nới lỏng, linh hoạt hơn trong vấn đề cho phép người lao động làm thêm giờ. Cụ thể, Bộ đang đề xuất thứ nhất, không áp dụng trần làm thêm giờ theo tháng là không quá 40 giờ/tháng. Thứ hai, trần làm thêm giờ theo năm trước đây được áp dụng 300 giờ/năm cho một số lĩnh vực, ngành nghề thì hiện nay đề xuất tất cả các ngành nghề đều được áp dụng. Ngoài ra, Bộ cũng đang xây dựng đề án tổng thể phục hồi thị trường lao động sau đại dịch. Một trong những nhóm nhiệm vụ lớn đề cập trong đề án này là đảm bảo nguồn cung lao động để đáp ứng yêu cầu. Tình trạng thiếu hụt lao động sau đại dịch rất rõ khi hàng trăm nghìn người lao động rời bỏ các thị trường tập trung để về quê. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất áp dụng “thẻ xanh” Covid-19 cho người lao động. Bên cạnh đó, điều kiện để mở lại sản xuất hiện nay đang quá phức tạp, quá nhiều chi phí, đảm bảo an toàn nhưng cũng có những thứ phải xem xét lại. Ví dụ, DN đã áp dụng sản xuất “3 tại chỗ” mà hàng tuần vẫn phải xét nghiệm Covid-19, dường như xét nghiệm hơi lãng phí, phát sinh chi phí cho DN. Bên cạnh đó, người lao động tiêm vắc xin rồi mà không có khác biệt gì… Uyển Như (ghi) |
Việc chuyển từ mô hình chống dịch tập trung sang phân tán giúp DN thuận lợi hơn. DN đáp ứng được các điều kiện thì có thể duy trì sản xuất.
Mô hình chống dịch tập trung nghĩa là trước đây các biện pháp chống dịch chủ yếu thông qua các biện pháp của chính quyền. Ví dụ như, cách ly tập trung, chữa bệnh tập trung. Biện pháp giãn cách hoàn toàn thực hiện theo mệnh lệnh, không có sự lựa chọn nào khác cho DN hoặc rất ít sự lựa chọn.
Hiện nay mô hình này đã thay đổi, đưa quyền cũng như trách nhiệm của các chủ thể lên cao hơn. Điều này thể hiện ở việc các chủ thể như DN tự lo việc đảm bảo điều kiện an toàn dịch tễ, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động tại DN; trao cho các DN quyền tự xét nghiệm, tự áp dụng các biện pháp phòng dịch, chống dịch. Trước đó, việc DN có thể tự tìm vắc xin cũng đã được khẳng định ngay từ đầu. Nếu DN có thể chủ động tìm đến được nguồn vắc xin hay thuốc chữa thì có thể sử dụng cho người lao động của mình.
Thời gian qua, mô hình y tế lưu động đã áp dụng rất tốt nhằm giảm tải cho các cơ sở y tế tập trung như các bệnh viện. Hệ thống y tế phường xã đã làm rất tốt chức năng của mình hỗ trợ cho các ca nhiễm từ F0 đến F1 ở các địa phương cách ly tại nhà. Mô hình đó cũng sẽ được áp dụng ở DN.
Nói cách khác, thời gian tới các DN cũng phải xây dựng cơ sở như tổ hay phòng y tế của DN để hướng dẫn người lao động thực hiện các biện pháp phòng dịch. Mặt khác, khi có các vấn đề liên quan, đây sẽ là lực lượng tại chỗ giúp DN xử lý dịch bệnh, qua đó đảm bảo được hoạt động sản xuất, tránh lặp lại tình trạng chỉ có 1 ca F0 mà hàng nghìn, hàng vạn công nhân phải nghỉ làm, cả DN phải đóng cửa, tạo ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng như thời gian qua.
Các địa phương hiện vẫn đang áp dụng những quy định khác nhau trong việc cho DN hoạt động trở lại hậu giãn cách cũng như cho phép người lao động di chuyển. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho cộng đồng DN muốn nhanh chóng khôi phục sản xuất. Theo ông, thời gian tới cần triển khai những giải pháp như thế nào để tháo gỡ vấn đề này?
Hiện nay, Chính phủ đang triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh như tiếp tục tiêm phủ vắc xin, động viên các nguồn để có thể có được vắc xin nhiều hơn, thậm chí là tiếp cận nguồn thuốc chữa bệnh Covid-19. Làm sao mở cửa trở lại nhanh nhất thông qua dỡ bỏ các hàng rào, dỡ bỏ những biện pháp đã từng gây nên đứt gãy chuỗi cung ứng, chủ yếu là sự di chuyển của người lao động.
Một bất cập dễ thấy hiện nay là các địa phương vẫn đang áp dụng những biện pháp rất khác nhau trong việc cho phép người lao động di chuyển. Có thông tin là TPHCM phải đi đàm phán với từng tỉnh giáp ranh để có thể cho người lao động di chuyển. Nếu Chính phủ có thể có văn bản chung đưa ra những tiêu chí nhất định, đáp ứng tiêu chí đó thì người lao động được phép di chuyển, không bị hạn chế về ranh giới địa lý của các tỉnh thành thì sẽ tạo thuận lợi hơn rất nhiều.
Các địa phương cũng có thể căn cứ vào đó để thấy rằng địa phương đã đáp ứng được hay chưa, thậm chí địa phương bắt buộc phải thực hiện chứ không thể nói rằng quyền của địa phương này với địa phương kia. Tôi được biết, Chính phủ cũng đang xem xét để đưa ra quy định như vậy, tạo thuận lợi cho các địa phương và sau đó là các DN, người lao động.
Ông có thông điệp gì muốn gửi tới các nhãn hàng, doanh nghiệp quốc tế nhằm củng cố niềm tin vào khôi phục sản xuất tại Việt Nam, đặc biệt là các ngành hàng công nghiệp chế biến, chế tạo điển hình như dệt may, da giày…?
Đối với các nhãn hàng, các DN, hiệp hội quốc tế, tôi xin khẳng định Việt Nam tiếp tục là địa điểm thuận lợi để hội tụ các chuỗi cung ứng. Việt Nam có những yếu tố thuận lợi về địa lý, nhân công, đầu vào hợp lý. Mặt khác, chuỗi cung ứng trong lĩnh vực dệt may, da giày cũng được thiết lập khá sâu ở Việt Nam. Do vậy, kêu gọi các nhãn hàng tiếp tục tin tưởng vào chính quyền Việt Nam, các hiệp hội, DN Việt Nam. Việt Nam đã nỗ lực để vượt qua khó khăn trong giai đoạn vừa qua, dần khôi phục lại hoạt động sản xuất, qua đó giúp các DN, nhãn hàng duy trì, mở rộng sản xuất trong thời gian tới.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn
10:37 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Để xuất khẩu dừa thành công vào Trung Quốc
08:58 | 21/09/2024 Kinh tế
Luật hóa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại vì thiên tai
13:45 | 20/09/2024 Người quan sát
MSB dành 1.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp ảnh hưởng bởi bão số 3
09:08 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng
09:01 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
7 doanh nghiệp được phân giao hạn ngạch nhập khẩu 121.000 tấn đường
16:21 | 20/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt “Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì” đầu tiên tại Việt Nam
19:29 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan trao tặng nhà đại đoàn kết và học bổng cho học sinh
15:47 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thị trường khả quan, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất
09:26 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo động lực tăng trưởng bền vững
09:17 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
07:54 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam là nhà tài trợ chính Giải bóng đá nữ vô địch U19 Quốc gia
07:53 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
20:25 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giúp nông dân nâng cao vai trò trong hành trình đưa hạt cà phê Việt Nam ra thế giới
16:28 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ em TPHCM
15:37 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, sau bão lũ vui đón trung thu
14:30 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn
Hé lộ Range Rover Velar mới
MSB dành 1.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp ảnh hưởng bởi bão số 3
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform