Việt Nam xuất khẩu vào Canada tăng cao nhất trong các nước CPTPP
Xuất khẩu vào thị trường Canada: Cơ hội bứt phá 4 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu sang Canada chưa tận dụng ưu đãi từ CPTPP |
Bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada. |
Xin bà chia sẻ về tình hình xuất khẩu (XK) hàng hóa của Việt Nam sang Canada sau 5 năm thực thi Hiệp định CPTPP?
Canada hiện là một trong những đối tác XK quan trọng nhất của Việt Nam. Theo số liệu của Canada, tính cả trung chuyển qua Hoa Kỳ, trong năm 2023, XK hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này đã tăng 136% về giá trị kim ngạch so với 2018. Nói cách khác, 5 năm sau CPTPP, XK của chúng ta sang Canada đã tăng hơn gấp đôi, từ mức 4,1 tỷ USD năm 2018 lên đến 9,8 tỷ USD năm 2023. Kể cả theo số liệu trong nước, giá trị XK của chúng ta sang địa bàn này cũng tăng tới 110% sau 5 năm, là thị trường “tỷ đô” có tốc độ tăng trưởng XK cao nhất trong nhóm các nước CPTPP. Với mức tăng trưởng XK cao, hiện Việt Nam đã trở thành đối tác nhập khẩu lớn thứ 7 của Canada và Canada là nước mà chúng ta có mức thặng dư thương mại khá lớn, lên đến trên 9 tỷ USD.
Những ưu đãi của CPTPP đối với hàng hóa của Việt Nam đã được các doanh nghiệp tận dụng ra sao tại thị trường Canada trong thời gian qua, thưa bà?
Dù kim ngạch XK đã có sự tăng trưởng rất cao sau 5 năm triển khai CPTPP, nhưng hiện tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan của hàng XK Việt Nam sang Canada vẫn rất thấp, mới đạt 18%. Khoảng 81% hàng hoá XK Việt Nam sang Canada vẫn sử dụng ưu đãi thuế quan MFN và khoảng dưới 1% vẫn sử dụng ưu đãi thuế quan GSP. Cụ thể, trong năm 2022, Việt Nam XK 12,85 tỷ đô la Canada (CAD) tổng giá trị kim ngạch vào Canada, nhưng tới 10,4 tỷ CAD hàng XK vẫn sử dụng form MFN; chỉ có 2,34 tỷ CAD sử dụng form CPTPP và số còn lại vẫn sử dụng GPT.
Mức độ hiện diện của hàng Việt tại Canada hiện nay như thế nào và những mặt hàng nào của Việt Nam có nhiều tiềm năng, cơ hội tại thị trường này?
Hàng XK Việt Nam vào thị trường Canada đến nay vẫn đang được hưởng cả ưu đãi thuế quan theo GSP, MFN và CPTPP. Thực tế cho thấy, sau CPTPP, XK những mặt hàng hưởng thuế bằng 0% như điện thoại, điện tử điện máy, kim loại cơ bản, thuỷ sản, máy móc quang học, rau củ quả, hoá chất, gạo, điều, chè cà phê… dù sử dụng form ưu đãi nào sang Canada cũng tăng đột biến, có những mặt hàng tăng đến 1.000%. Điều này cho thấy CPTPP đã có tác dụng đòn bẩy, giúp các DN hai nước quan tâm hơn đến cơ cấu các sản phẩm, thị trường của nhau, từ đó, gián tiếp thúc đẩy XK cả những mặt hàng không có lộ trình giảm thuế. Bên cạnh đó, CPTPP còn có tác động tích cực đến XK của Việt Nam nhờ hiệu ứng lan toả do sự phát triển hơn của chuỗi cung ứng, vận tải và logistics giữa hai nước.
Đối với các mặt hàng hưởng lợi nhiều nhất từ lộ trình giảm thuế như dệt may, da giày, CPTPP đã có tác động đáng kể đến việc nâng thị phần của các mặt hàng này tại thị trường Canada. Đến nay, giá trị kim ngạch XK dệt may của Việt Nam sang địa bàn đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2018, đưa Việt Nam trở thành nước có thị phần lớn thứ 3 tại Canada. Đối với sản phẩm da, với kim ngạch trên 1 tỷ USD, Việt Nam hiện là nước có thị phần lớn thứ hai tại địa bàn (26%). Các sản phẩm nội thất cũng rất tiềm năng, hiện Việt Nam đang là nhà XK lớn thứ 4 vào thị trường.
Bên cạnh các mặt hàng XK chủ lực truyền thống của Việt Nam, các ngành hàng cơ khí hàng hải, ô tô, cơ khí chính xác, vật liệu xây dựng… đang là những mặt hàng có nhiều tiềm năng, có lợi thế cạnh tranh và có nhiều dư địa để tăng thị phần. Đáng lưu ý, đây hầu như là những ngành hàng Trung Quốc chiếm thị phần khá lớn, vì vậy Việt Nam có nhiều lợi thế để được các DN Canada tìm đến như nguồn cung thay thế.
Để tiếp tục hỗ trợ hàng Việt Nam tiếp cận và tạo dựng được chỗ đứng vững chắc tại thị trường Canada, thời gian tới, Thương vụ sẽ triển khai các hoạt động gì, thưa bà?
Khai thác các FTA nói chung và CPTPP nói riêng không chỉ là khai thác các ưu đãi về thuế để nhằm thúc đẩy XK ngắn hạn. Các DN cần nhằm vào những cơ hội lớn hơn như sự kết nối sản xuất, đầu tư, công nghệ, thương hiệu giữa hai nước để tạo ra chuỗi giá trị cao hơn. Đặc biệt, các DN cần quan tâm đến các cơ hội tham gia mua sắm chính phủ, đấu thầu chính phủ, hợp tác công tư ở nước ngoài mà CPTPP mang lại. Ngoài ra, bên cạnh XK hàng hóa cần chú ý tới XK dịch vụ. Đây là mảng XK chúng ta còn bỏ ngỏ chưa tận dụng được cơ hội, gồm dịch vụ vận tải biển, xây dựng, dịch vụ viễn thông và IT và dịch vụ nhượng quyền thương mại, dịch vụ lao động, du lịch…
Chính vì vậy, ở góc độ địa bàn, ngoài việc hỗ trợ các DN trong các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ triển lãm, xác minh DN và kết nối đơn hàng, trong những năm qua, Thương vụ đặc biệt đẩy mạnh công tác tuyên truyền cách thức khai thác và sử dụng ưu đãi CPTPP tại Canada. Chúng tôi đã phối hợp với các Bộ ngành sở tại tổ chức các cuộc hội thảo tại Canada và tại TPHCM đánh giá 5 năm thực thi CPTPP nhằm giúp các DN Canada hiểu rõ hơn các cơ hội làm ăn kinh doanh với các DN Việt Nam.
Việc khai thác tốt CPTPP chỉ có thể thực hiện được khi DN của cả hai nước cùng hiểu để vận dụng, cùng có chiến lược tìm nguồn cung đầu vào tối ưu và đáp ứng các quy tắc xuất xứ nhằm nâng cao tính cạnh tranh. Hiện nay, ngay cả đối với một số sản phẩm dù sử dụng form ưu đãi CPTPP, MFN hay GPT vẫn được hưởng thuế bằng 0%, thì việc sử dụng form CPTPP cũng có lợi ích đối với nhà nhập khẩu Canada. Vì các nhà sản xuất Canada cũng quan tâm tận dụng RVC (hàm lượng khu vực) trong chiến lược mua đầu vào nhằm tận dụng nguyên tắc xuất xứ cộng gộp trong sản xuất để XK sang các thị trường mà cả Canada và Việt Nam cùng có FTA.
Chúng tôi là một trong những Thương vụ đi đầu trong việc hỗ trợ các DN kết nối trực tuyến với nhiều chương trình hội thảo chia sẻ thông tin và kết nối giao thương trong những năm qua. Thương vụ cũng liên tục cập nhật các Báo cáo ngành hàng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương; Cổng thông tin về các Hiệp định thương mại tự do và qua kênh báo chí để giúp các DN và hiệp hội có thêm thông tin về cấu trúc thị trường, đối thủ cạnh tranh, thị hiếu, từ đó có cơ sở để xây dựng chiến lược ngành hàng phù hợp.
Mới đây, chúng tôi cũng đã đưa vào vận hành Cổng thông tin điện tử của Thương vụ bằng tiếng Anh trong đó có mục giới thiệu các nhà XK Việt Nam uy tín. Đây tiếp tục là những định hướng công tác mà chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai trong thời gian tới để hỗ trợ thiết thực hơn nữa cho các DN tiếp cận và mở rộng sự hiện diện tại thị trường.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Năm 2025, xuất khẩu qua thương mại điện tử hướng tới tăng trưởng bền vững
14:56 | 09/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tốt, FMC đạt doanh số tăng gần 50%
15:00 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã qua
08:38 | 11/10/2024 Kinh tế
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
16:54 | 10/10/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản đã có sự hồi phục nhất định
16:40 | 10/10/2024 Kinh tế
Phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng xây dựng
15:48 | 10/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
19:13 | 09/10/2024 Kinh tế
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
19:35 | 08/10/2024 Kinh tế
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% có khả thi?
16:38 | 08/10/2024 Kinh tế
Tiết kiệm năng lượng là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững
13:30 | 08/10/2024 Kinh tế
Chuyển đổi xanh- thách thức của doanh nghiệp trong phát triển bền vững
13:15 | 08/10/2024 Kinh tế
Kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 7% là khả thi
09:02 | 08/10/2024 Kinh tế
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
19:32 | 07/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
18:50 | 07/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Khánh Hòa: Hướng dẫn thủ tục đặc thù cho doanh nghiệp
Xem xét sửa đổi quy định tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế
Đảm bảo an ninh thương mại toàn cầu cần hợp tác, trao đổi và xử lý thông tin trước khi hàng đến
Giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã qua
Hải quan Kiên Giang có tân nữ Phó Cục trưởng
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics