Vụ DN điều có nguy cơ bị mất hàng tại Italia: Doanh nghiệp vào thế kẹt
Hàng loạt chi phí phát sinh bủa vây các DN trong vụ xuất khẩu điều sang Italia. Ảnh: ST |
Chi phí bủa vây
Vụ việc xuất khẩu điều nhân sang Italia có nguy cơ bị mất trắng đang gây xôn xao dư luận trong những ngày qua. Theo đó, bộ hồ sơ gốc do ngân hàng Việt Nam gửi sang cho các ngân hàng thanh toán tại Thổ Nhĩ Kỳ và Italia bỗng dưng biến thành bản photocopy hoặc… giấy trắng. Điều này dẫn tới nguy cơ các DN xuất khẩu điều nhân của Việt Nam có nguy cơ mất toàn bộ số hàng vì bộ hồ sơ gốc hiện tại không biết đang nằm ở đâu, mà bất cứ ai có bộ hồ sơ gốc này cũng đều có thể trình cho hãng tàu để nhận hàng.
Ông Bạch Khánh Nhựt, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, hiện có 36 container đã và đang trên đường tới Italia được xác nhận mất bộ chứng từ gốc, 6 container được DN kịp thời giữ lại ở Singapore và số còn lại đang trên đường vận chuyển đến Italy. Nếu mất trắng 36 container này, các DN sẽ bị thiệt hại khoảng 162 tỷ đồng, nhưng nếu lấy lại được quyền kiểm soát, DN sẽ phải chọn một trong hai phương án là kéo hàng về lại Việt Nam (từ Singapore và Italia) hoặc tìm khách hàng mới để bán.
“Nếu chọn kéo hàng về, DN sẽ phải chịu toàn bộ chi phí vận chuyển lượt đi là 14.000 USD/container và chi phí lượt về chưa xác định được cộng với các loại phí lưu container, lưu cảng trong thời gian hàng phong tỏa. Phương án tìm khách hàng mới để bán cũng không dễ vì số lượng hàng lớn và thuộc phân khúc điều nhân chất lượng cao. Ngoài ra, bán trong hoàn cảnh bị động nên người bán dễ bị người mua ép giá, chưa kể những chi phí phát sinh về vận tải, phí cảng, thay đổi bao bì... theo yêu cầu người mua mới” – ông Nhựt thông tin.
Hiện tại đại diện Công ty môi giới Kim Hạnh Việt đã chủ động gửi thông tin giải trình đến Vinacas và theo Vinacas thì chưa có cơ sở để xác định đơn vị này lừa đảo. Các hãng tàu và cơ quan chức năng của Italia cũng đã có hỗ trợ để phong tỏa một số container điều cập cảng tại Italy. Tuy nhiên, theo quy định, việc phong tỏa này có giới hạn về thời gian. Do đó, các DN vẫn cần gấp rút tìm kiếm thông tin về các bộ chứng từ gốc để lấy lại hàng. Các DN cũng đã thuê luật sư tại Italia để tư vấn các thủ tục pháp lý, nếu không tìm được bộ chứng từ gốc thì tiến hành các biện pháp xác minh, đối chiếu nhằm xác nhận DN Việt Nam là chủ lô hàng. Hiện Vinacas vẫn đang tiếp tục làm việc với Cục xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) và Bộ Giao thông vận tải để kiến nghị cơ quan thương mại Italia và các hãng tàu có giải pháp hỗ trợ hiệu quả hơn.
Làm sao tránh rủi ro?
Luật sư Trương Trọng Nghĩa – Công ty luật TNHH YKVN, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cũng nhìn nhận dấu hiệu ban đầu của vụ việc cho thấy có thể có sự lừa đảo do một tổ chức hoặc cá nhân nào đó. Theo ông Nghĩa, Vinacas và các công ty xuất khẩu đã làm đúng khi kịp thời nhờ các cơ quan nhà nước Việt Nam, nhất là Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Italia hỗ trợ. Cũng cần thiết thông tin đầy đủ cho Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ để cùng phối hợp hỗ trợ, nhất là tìm hiểu vì sao các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ nói đã gửi trả lại các chứng từ gốc cho các ngân hàng Việt Nam, nhưng DHL (dịch vụ chuyển phát nhanh) lại nói các số vận đơn hàng không mà ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp lại không liên quan đến ngân hàng Việt Nam.
“Phải chăng họ đã cố ý hay nhầm lẫn nên đã không gửi các chứng từ gốc trở về cho các ngân hàng Việt Nam? Điều quan trọng hơn, theo tôi, là các chủ hàng cần thuê luật sư am hiểu pháp luật thương mại quốc tế và pháp luật của Italia để tranh thủ khả năng ngăn cản việc nhận hàng dù người nhận đã có chứng từ gốc, nếu như người nhận không phải là đại diện hợp lệ của người mua và không có vai trò của ngân hàng thanh toán trong việc giao nhận” – ông Nghĩa nói.
Ví dụ, luật sư Italia sẽ biết liệu có khả năng – theo pháp luật của Italia - yêu cầu một tòa án của Italia ngăn chặn việc nhận hàng bằng chứng từ gốc với lý do đã có sự lừa đảo từ phía người nhận? Ngoài ra, nếu xét thấy có lỗi của các công ty môi giới theo hợp đồng môi giới và lỗi đó là nguyên nhân tạo ra hay góp phần thiệt hại cho các công ty bán hàng thì cũng có thể xem xét trách nhiệm dân sự theo hợp đồng dịch vụ môi giới.
VIAC đã giải quyết rất nhiều vụ tranh chấp về mua bán hàng hóa quốc tế, nhất là về thanh toán. Tuy nhiên, VIAC chỉ giải quyết những tranh chấp hợp đồng thương mại khi có tranh chấp, vi phạm thông thường. Nếu có yếu tố lừa đảo thì vụ việc sẽ do cơ quan điều tra và tòa án xử lý hành vi lừa đảo. Tuy nhiên, nếu do bên mua hay bên bán tắc trách, vi phạm hợp đồng, là nguyên nhân khiến cho việc lừa đảo có thể xảy ra thì không loại trừ việc trọng tài có thể xét xử trách nhiệm dân sự của bên có lỗi, nếu điều này nằm trong một thỏa thuận trọng tài hợp lệ mà bên mua và bên bán đã ký kết và thuộc thẩm quyền của trọng tài.
Từ sự việc xảy ra của các DN xuất khẩu điều, để tránh những rủi ro tương tự, ông Nghĩa khuyến cáo các công ty xuất khẩu Việt Nam cần tìm hiểu kỹ các thông tin mà người mua hoặc các công ty môi giới cung cấp về người mua và ngân hàng của người mua. Nếu cần thì nhờ Đại sứ quán hoặc Thương vụ Việt Nam hỗ trợ xác minh. Tiếp theo, cần tuân theo các quy định, quy trình, tập quán quốc tế về mua bán hàng hóa quốc tế, nhất là phải kiểm tra chặt chẽ quá trình giao dịch, các văn bản, chứng từ, thư từ, từ khâu thương lượng, đặt hàng, vận chuyển, giao nhận, kiểm định, thanh toán. Cần có nhân sự được đào tạo chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm làm việc và xử lý công việc. Đặc biệt, phải biết sử dụng lực lượng tư vấn về thương mại và pháp lý đúng lúc, đúng việc, kịp thời, không để “mất bò mới lo làm chuồng”.
Tin liên quan
Hải quan Bình Dương: Mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp có sự cải thiện
20:31 | 19/09/2024 Hải quan
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
14:03 | 19/09/2024 Infographics
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Ấn Độ tăng 102%
10:57 | 27/08/2024 Xuất nhập khẩu
3 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD
09:08 | 24/08/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Hải quan Bình Dương: Mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp có sự cải thiện
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
Tổ chức lớp đào tạo nghiệp vụ hải quan cơ bản theo hình thức trực tuyến
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
Ra mắt “Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì” đầu tiên tại Việt Nam
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform