Xây dựng cơ chế xử lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển nhằm xử lý nợ xấu phát sinh
Số dư Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng NHPT đã trích lập được là 7.203 tỷ đồng. Ảnh: ST |
Tạo cơ sở pháp lý, điều kiện thuận lợi trong quá trình xử lý rủi ro tín dụng
Theo Bộ Tài chính, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro không chỉ với NHPT mà còn đối với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác có triển khai hoạt động này. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các thông tư hướng dẫn trích lập và dự phòng quản lý rủi ro đối với các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài không bao gồm các ngân hàng chính sách như NHPT.
Đối với NHPT, hoạt động nghiệp vụ chủ yếu là cấp tín dụng (dưới hình thức cho vay, bảo lãnh vay vốn) đối với các dự án đầu tư phát triển theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ. Tổng dư nợ cho vay của NHPT tại thời điểm 30/6/2023 là hơn 182.000 tỷ đồng, trong đó, dư nợ tín dụng đầu tư của Nhà nước đạt gần 43.000 tỷ đồng với hơn 559 dự án vay vốn. Hiện nay, số dư Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng NHPT đã trích lập được là 7.203 tỷ đồng. Do chưa có căn cứ pháp lý về xử lý rủi ro tín dụng tại NHPT nên chưa đủ cơ sở sử dụng số dự phòng rủi ro này để xử lý nợ xấu, để từng bước hỗ trợ, lành mạnh hóa tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng hoạt động tín dụng của NHPT, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành cơ chế xử lý rủi ro tín dụng đối với NHPT nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ để NHPT xử lý các khoản nợ xấu phát sinh trong quá trình hoạt động tín dụng, đảm bảo tương đồng đối với quy định hiện hành về xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc ban hành quyết định này nhằm hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho NHPT trong quá trình xử lý rủi ro tín dụng, qua đó, góp phần thực hiện các mục tiêu của phương án cơ cấu lại NHPT bền vững, hiệu quả.
Theo Bộ Tài chính, quan điểm xây dựng dự thảo quyết định là phân định rõ thẩm quyền, giao trách nhiệm cho NHPT trong việc xử lý rủi ro tín dụng có gắn trách nhiệm khi khách hàng vay vốn và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cho vay, thu hồi và xử lý nợ vay; đồng thời vẫn có sự quản lý, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền.
Theo dự thảo quyết định, phạm vi điều chỉnh của quyết định này là cơ chế xử lý rủi ro tín dụng đối với 3 khoản nợ vay mà NHPT chịu rủi ro gồm: Một là, khoản nợ vay tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bao gồm: khoản nợ vay theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; khoản nợ vay theo chương trình, dự án do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao mà NHPT được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất hoặc phí quản lý khoản nợ vay NHPT nhận bàn giao từ tổ chức tiền thân. Hai là, khoản nợ vay bắt buộc bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại. Ba là, khoản nợ vay khác của NHPT bao gồm: cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ do NHPT chịu rủi ro tín dụng và cho vay khác mà NHPT không được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và phí quản lý.
Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng được thực hiện trong phạm vi quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của từng hoạt động cho vay
Theo Bộ Tài chính, việc quy định phạm vi điều chỉnh như trên để bao quát toàn bộ các khoản nợ vay chịu rủi ro tín dụng phát sinh trong suốt quá trình hoạt động của NHPT (gồm cả các khoản nợ xấu phát sinh giai đoạn trước khi cơ chế xử lý rủi ro tín dụng được ban hành). Phạm vi điều chỉnh của dự thảo Quyết định đã được Bộ Chính trị đồng ý chủ trương theo đề xuất của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính tại Tờ trình báo cáo Bộ Chính trị về tình hình cơ cấu lại, định hướng hoạt động và xử lý rủi ro tín dụng tại NHPT.
Về nguyên tắc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro tín dụng của NHPT, dự thảo Quyết định quy định việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong trường hợp chuyển theo dõi ngoại bảng và bao gồm cả trường hợp bán nợ. Tuy nhiên, do quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của NHPT trích lập căn cứ vào tình hình tài chính của ngân hàng, không được trích lập đầy đủ như NHTM, do đó, dự thảo Quyết định giới hạn xử lý rủi ro trong trường hợp bán nợ chi áp dụng đối với nợ xấu (bao gồm khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sân; cá nhân bị chết, mất tích; nợ nhóm 5. Ngoài ra, hoạt động tín dụng của NHPT được chia làm 3 nhóm chính tương ứng với 3 quỹ dự phòng rủi ro tín dụng (với cơ chế trích lập và sử dụng khác nhau), NHPT thực hiện quản lý, theo dõi riêng đối với từng quỹ dự phòng rủi ro. Do đó, dự thảo Quyết định quy định nguyên tắc việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng được thực hiện trong phạm vi quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của từng hoạt động cho vay.
Cụ thể, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh chỉ được sử dụng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ vay của Hợp đồng tín dụng ký trước thời điểm Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư của Nhà nước có hiệu lực thi hành và khoản nợ vay bắt buộc bảo lãnh. Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư được trích lập theo quy định của pháp luật đối với các khoản nợ của Hợp đồng tín dụng đầu tư ký sau ngày Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 32/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành chỉ được sử dụng để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ vay này. Quỹ dự phòng rủi ro các khoản nợ vay khác chỉ được sử dụng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ vay khác bao gồm cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ do NHPT chịu rủi ro tín dụng và cho vay khác mà NHPT không được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và phi quản lý.
Tin liên quan
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
20:16 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn cơ cấu lại nợ bị ảnh hưởng bởi bão số 3
14:57 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ tốt hoạt động thanh toán với mô hình ngân hàng mở
15:15 | 26/09/2024 Kinh tế
Mặt hàng dây rút bằng giấy fibre strap phù hợp phân loại vào nhóm 4823
15:24 | 30/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Y tế đồng tình tăng thuế để giảm tác hại của rượu, bia, thuốc lá
06:10 | 29/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính sách hoàn thuế hàng nhập khẩu phái tái xuất
10:29 | 27/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Kê khai hải quan mặt hàng điện nhập khẩu
16:26 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn xuất nhập khẩu các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid
15:52 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất giảm 15 đến 30% tiền thuê đất năm 2024 cho người bị ảnh hưởng bão số 3
14:45 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phân loại mặt hàng bột của thép không gỉ
09:07 | 25/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
08:15 | 25/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
16:16 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thủ tục, chính sách thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu
10:03 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa luật nhằm bảo vệ quyền lợi người làm kế toán
07:51 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi 3 chính sách quan trọng trong Luật Ngân sách nhà nước
06:31 | 22/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
VCCI đề nghị chi Quỹ phòng chống thiên tai hỗ trợ doanh nghiệp
16:38 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy cơ quan Tổng cục Hải quan
Đảng ủy cơ quan Tổng cục Hải quan: Quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 79 phát hành ngày 1/10/2024
Hải quan An Giang khởi tố và đề nghị khởi tố 5 vụ vi phạm
Ứng phó cạnh tranh thương mại, doanh nghiệp buộc phải đổi mới công nghệ
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics