Xuất khẩu điện tử vẫn nặng gia công
Ngoại hút hết lời
Công nghiệp điện tử (gồm điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện) mấy năm gần đây liên tục phát triển, trở thành ngành XK mũi nhọn, có đóng góp quan trọng vào thành tích XK chung của cả nước. Ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam đánh dấu bước ngoặt quan trọng từ năm 2013 khi lần đầu tiên XK điện tử vượt qua dệt may- ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam và cho đến nay vẫn luôn giữ vị trí số 1.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết tháng 9, kim ngạch XK của ngành điện tử ước đạt 49 tỷ USD, trong đó điện thoại và linh kiện đạt 31 tỷ USD, tăng 21,4%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 18,5 tỷ USD, tăng 40,8%. Hàng điện tử Việt Nam đã XK sang trên 50 nước, trong đó một số thị trường chính vẫn là EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Phải chăng Việt Nam đã đi đúng hướng khi hướng vào công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo?
Nếu chỉ có vế XK thì câu chuyện đúng là như vậy. Song ở chiều ngược lại, con số chúng ta NK các sản phẩm của nhóm hàng này khá lớn. Cụ thể, NK máy tính và linh kiện trong 9 tháng đạt 25,8 tỷ USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước. Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam, tiếp đến là Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ... Còn với nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện, trong 8 tháng NK ước đạt 10,7 tỷ USD, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước với những thị trường cung cấp chính như Trung Quốc, Hàn Quốc…
Nhìn vào số liệu XNK ngành công nghiệp điện tử có thể thấy ngay một điểm yếu căn bản của công nghiệp điện tử nói riêng, công nghiệp Việt Nam nói chung đó là vẫn nặng về gia công, cho nên giá trị gia tăng thu về cho đất nước còn rất khiêm tốn. Hơn nữa, công lao XK không phải của ai khác mà đó là phụ thuộc vào một số nhà đầu tư FDI như Samsung, Canon, LG, Panasonic, Nokia.
Bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cũng cho rằng, nếu soi kỹ các số liệu NK nhiều năm nay sẽ thấy kim ngạch NK các linh kiện điện tử là cực kỳ lớn. Tỷ lệ nội địa hóa của các DN điện tử nội địa hiện chỉ là 12%, còn lại là 88% nhập từ nước ngoài, nhập từ linh kiện điện tử cao cấp đến linh kiện cơ khí, nhựa, cao su.
Còn bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, các DN Việt Nam không tham gia được chuỗi cung cấp đầu vào hay chuỗi giá trị của các DN FDI. Do vậy, dù được gọi là ngành công nghệ cao, nhưng phần “cao” lại không nằm ở Việt Nam mà nằm ở nước khác.
Tập trung cho công nghiệp hỗ trợ
Sự lớn mạnh của khối DN FDI trong lĩnh vực điện tử đang đặt ra một thách thức không nhỏ cho các DN trong nước. DN Việt Nam dù có đóng góp cho thành tích XK trên nhưng không đáng kể, chủ yếu là gia công, lắp ráp cho các công ty nước ngoài, với các thị trường chủ yếu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc) và các nước ASEAN. Vì thế, giá trị tăng của ngành điện tử Việt Nam không cao so với các nước trong khu vực và phần lớn lợi nhuận dành cho các DN FDI, đặc biệt DN trong nước càng khó khăn hơn khi tham gia vào lĩnh vực này.
Không chỉ dừng ở đó, ông Lưu Hoàng Long, Chủ tịch Hiệp hội DN điện tử Việt Nam (VEIA) còn nhìn thấy sự cạnh tranh gay gắt của ngành điện tử trên thị trường XK. Ông Long cho biết, Ấn Độ đang và sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài vì Ấn Độ là quốc gia áp dụng cơ chế 2 cấp ưu đãi trung ương và tiểu bang, có lợi thế về lao động có mức lương nhân công thấp, chỉ bằng khoảng 50% so với lương lao động của Việt Nam và những ngành công nghệ cao.
Ngoài ra, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được nhìn nhận là cơ hội đối với những ngành XK như dệt may, da giày, linh kiện điện tử. Tuy nhiên, cơ hội này chỉ có thể có được khi DN áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến giúp nâng cao năng suất và chất lượng. Trong khi đây lại là điểm yếu của các DN trong nước.
Đứng trước những thách thức đó, để phát triển ngành công nghiệp điện tử, theo khuyến cáo của một số chuyên gia cần có chính sách phù hợp với thực tế, nếu không ngành công nghiệp điện tử sẽ lụi tàn, nhất là trong bối cảnh hàng rào thuế quan sẽ được dỡ bỏ hoàn toàn vào năm 2018. Có lẽ chính sách đầu tiên cần hướng đến đó là phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử.
Bà Kasinee Phantteeranurak, Quản lý Dự án Công ty Reed Tradex (Thái Lan) cho rằng, Việt Nam cần quan tâm đến việc nâng cao năng suất, thúc đẩy chuỗi giá trị hơn là dựa vào những lợi thế sẵn có. Mỗi DN nội địa cần xác định rõ mục tiêu trong việc nâng cấp công nghệ để đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời phát triển nguồn nhân lực vận hành hệ thống mới. Chính phủ Việt Nam cũng cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ DN trong nước đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ, nghiên cứu, phát triển và tìm kiếm những công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Tin liên quan
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản ghi nhận lợi ích khi phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
EuroCham thán phục cao công tác cải cách và phương pháp làm việc của cơ quan Hải quan
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics đề xuất hợp tác chặt chẽ với Hải quan
Phó Tổng thư ký VCCI Đậu Anh Tuấn: Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp có chuyển biến ngoạn mục
Hải quan Quảng Ninh có nhiều sáng kiến phát triển quan hệ đối tác
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics