Xuất khẩu lao động “rục rịch” chờ mở cửa lại thị trường
6 tháng đầu năm xuất khẩu lao động chỉ đạt 30% chỉ tiêu | |
Xuất khẩu lao động: Phòng chống dịch Covid-19 được đặt lên hàng đầu | |
Có nhiều cách đi xuất khẩu lao động mà không cần "trốn" |
Người lao động được đào tạo kĩ năng trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Ảnh: ST |
Tập trung vào 3 thị trường trọng điểm
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp, đơn vị đã đưa 33.500 người đi làm việc ở nước ngoài, giảm gần 40% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân giảm là do dịch Covid-19 bùng phát khiến người lao động phải dừng xuất cảnh. Thống kê chưa đầy đủ cho thấy đến thời điểm hiện tại, hơn 5.000 lao động Việt Nam ở nước ngoài đã phải về nước do dịch Covid-19. Đây là những lao động hết hạn hợp đồng không thể gia hạn, ốm đau, thai sản, mất việc làm vì xí nghiệp, chủ sử dụng lao động thu hẹp sản xuất...
Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, nhiều chủ sử dụng lao động ở Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản... đang muốn tiếp nhận lao động Việt Nam trở lại làm việc để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các thị trường này có khả năng đáp ứng được các yêu cầu sở tại về địa điểm cách ly, thời gian cách ly cũng như việc giám sát thực hiện cách ly. Và đều không áp dụng quy định dừng tiếp nhận lao động người nước ngoài nhập cảnh vào làm việc mà vẫn đang tiếp tục mở cửa thị trường cho lao động nước ngoài.
Đối với thị trường Nhật Bản, một số ngành nghề cũng đang có nhu cầu cao như trong lĩnh vực nông nghiệp, chăm sóc người cao tuổi, chế biến suất ăn, thực phẩm... nhưng còn bị hạn chế bởi chính sách nhập cảnh tuy nhiên có thể mở cửa trở lại cho lao động nước ngoài vào tháng 7, 8/2020 sau khi phía Nhật Bản dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc vào ngày 25/5.
Chủ động trao đổi với đối tác
Dự báo tình hình thị trường xuất khẩu lao động trong thời gian tới và sau khi hết dịch (đặc biệt đối với các ngành nghề dự kiến lao động bị mất việc nhiều), Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS) cho biết, nhiều khả năng hoạt động đưa người lao động sẽ tiếp tục bị tạm thời đóng cửa. Thời hạn tái mở cửa thị trường có thể sẽ khó phán đoán do ảnh hưởng của dịch bệnh cũng như chủ trương của chính phủ Việt Nam và các nước.
Nhiều xí nghiệp tiếp nhận không thể duy trì sản xuất, bị thua lỗ nặng nề dẫn đến giảm quy mô sản xuất thậm chí phá sản, nhiều lao động đứng trước nguy cơ mất việc làm và phải về nước giữa chừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân người lao động và cộng đồng doanh nghiệp. Có thể phát sinh nhiều hệ lụy xấu như bỏ trốn vì không muốn về nước giữa chừng… Gây hoang mang lo lắng cho rất nhiều lao động và gia đình các lao động khác. Ngay cả khi hoạt động đưa người lao động được mở cửa trở lại thì về quy mô sẽ giảm sút nhiều so với cùng kỳ những năm trước. Sau khi vượt qua đại dịch thì việc khôi phục kinh tế, sản xuất không thể bình thường trong thời gian ngắn nên việc tuyển thêm người lao động mới sẽ là điều khó khăn.
Theo VAMAS, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam sẽ đứng trước vô vàn thách thức như việc tuyển nguồn để cung ứng đơn hàng gặp khó khăn. Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu lao động lại phải chịu thêm áp lực từ phía người lao động, gia đình lao động than phiền về việc lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm, phải về nước giữa chừng.
Trước những diễn biến mới của tình hình dịch Covid-19 ở trong và ngoài nước, căn cứ tình hình lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài của các quốc gia và vùng lãnh thổ, theo Công ty Cổ phần dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia (Suleco), hiện các kế hoạch đào tạo vẫn tiếp tục, không vì dịch bệnh mà dừng lại, nếu không thể học tập trung được thì học online. Trong thời gian lao động chưa thể xuất cảnh thì doanh nghiệp vẫn tuân thủ đúng theo hướng dẫn và khuyến cáo của cơ quan chức năng. Đối với các lao động đang ở nước ngoài, Công ty kết nối thường xuyên với lao động cũng như các cơ quan chức năng ở Việt Nam, Nghiệp đoàn ở Nhật Bản để có thể trợ giúp cho lao động khi cần thiết.
Mới đây Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn các địa phương về phòng, chống dịch Covid-19 trong công tác tư vấn, tuyển chọn, đào tạo người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Kết hợp đào tạo bằng hình thức trực tuyến đối với người lao động chưa thể tập trung đào tạo trực tiếp.
Đối với thị trường tiếp nhận lao động không có chính sách hạn chế về việc xuất, nhập cảnh, tiếp nhận lao động nước ngoài; đảm bảo việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế cho người lao động trong trường hợp nghi nhiễm, nhiễm bệnh, doanh nghiệp, cần thông tin đầy đủ, rõ ràng tới người lao động các chính sách người lao động được hưởng, trách nhiệm người lao động phải thực hiện liên quan đến phòng chống dịch bệnh Covid-19, đồng thời quán triệt người lao động chủ động các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về y tế của cơ quan chức năng Việt Nam và nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần chủ động trao đổi với đối tác nước ngoài trên cơ sở chính sách, quy định sở tại về xuất, nhập cảnh và tiếp nhận lao động nước ngoài để đảm bảo người lao động nhập cảnh hợp pháp, an toàn, đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động trong trường hợp phải thực hiện cách ly sau khi nhập cảnh.
Tin liên quan
Nhiều thị trường mới mở cửa với lao động chất lượng cao
07:33 | 23/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kiều hối về TP Hồ Chí Minh tăng 35% nhờ lực lượng xuất khẩu lao động tăng cao
09:27 | 23/12/2023 Kinh tế
Mở hướng đi mới cho thị trường xuất khẩu lao động
07:55 | 09/06/2023 Kinh tế
Mong muốn doanh nghiệp Hoa Kỳ vươn lên thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam
09:13 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung tâm Phục vụ hành chính công của TP Hà Nội có gì đặc biệt?
07:49 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
21:12 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(PHOTO) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 1 năm Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
09:07 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Thượng đỉnh tương lai
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Cửa khẩu thông minh phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính
20:11 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ
10:06 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Muối, gạo và lương
06:31 | 22/09/2024 Người quan sát
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
21:12 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
20:57 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
20:46 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ: Các doanh nghiệp cần phát huy 6 tiên phong
15:04 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Tây Ninh: Hải quan - Biên phòng phối hợp bắt giữ 176 vụ vi phạm
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
Hải quan- Biên phòng TPHCM kiểm soát buôn lậu qua cảng biển
Cất vó” 26kg ma tuý từ manh mối đối tượng xuất nhập cảnh nhiều lần
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform