Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Bawns Cas H5

Xuất khẩu quay cuồng với Covid-19

(HQ Online) - Trong quý đầu tiên của năm 2020, ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19 đã làm cho XK hàng hóa của Việt Nam chỉ tăng trưởng vỏn vẹn 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo trong quý II/2020 kết quả XK sẽ tiếp tục ảm đạm khi dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
xuat khau quay cuong voi covid 19 123842 Tăng trưởng xuất khẩu thấp nhất 17 năm, lối nào cho Việt Nam?
xuat khau quay cuong voi covid 19 123842 Đồng Nai: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đều giảm trong tháng 3
xuat khau quay cuong voi covid 19 123842 Tiếp tục điều tra vụ xuất lậu khẩu trang y tế tại sân bay quốc tế Nội Bài
xuat khau quay cuong voi covid 19 123842 Đầu tàu kinh tế TPHCM vẫn là điểm sáng xuất khẩu hàng hoá
xuat khau quay cuong voi covid 19 123842
Dệt may là ngành hàng điển hình được dự báo sẽ tiếp tục bị sụt giảm kim ngạch XK trong thời gian tới do tác động của dịch Covid-19. Ảnh: N.Thanh.

Tăng trưởng rất thấp trong quý I

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), dịch Covid-19 lây lan mạnh ở các nước đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ, đã ảnh hưởng lớn đến kim ngạch XNK của nhiều mặt hàng.

Tính chung quý I, tổng kim ngạch XNK hàng hóa đạt 115,34 tỷ USD, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, XK đạt 59,08 tỷ USD, tăng 0,5%; NK đạt 56,26 tỷ USD, giảm 1,9%. Xuất siêu quý I năm nay đạt 2,8 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,5 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 4,4 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 7,2 tỷ USD.

Đi sâu phân tích riêng góc độ XK có thể thấy, trong quý I có 8 mặt hàng đạt kim ngạch XK trên 1 tỷ USD, chiếm 70,6% tổng kim ngạch XK. Trong đó, điện thoại và linh kiện có kim ngạch XK lớn nhất, đạt 12,4 tỷ USD, chiếm 20,9% tổng kim ngạch XK, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng XK của một số mặt hàng chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, điển hình là các mặt hàng điện thoại và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng…

Về thị trường, trong quý I/2020, Hoa Kỳ là thị trường XK lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 15,5 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 8,4 tỷ USD, tăng 11,5%; EU đạt 7,5 tỷ USD, giảm 14,9%; ASEAN đạt 6 tỷ USD, giảm 5,2%; Nhật Bản đạt 4,8 tỷ USD, tăng 3,5%; Hàn Quốc đạt 4,5 tỷ USD, giảm 2,7%.

Đánh giá về “bức tranh” XK hàng hóa 3 tháng đầu năm nay, bày tỏ nhiều lo lắng, ông Bùi Trọng Tú, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại và dịch vụ (Tổng cục Thống kê) nhấn mạnh, tăng trưởng XK quý I đang ở mức độ rất ít so với cùng kỳ năm trước. Còn chuyên gia thương mại Phạm Tất Thắng trao đổi với phóng viên Báo Hải quan lại đưa ra cái nhìn bớt ảm đạm hơn khi phân tích, dù tốc độ tăng trưởng XK quý đầu tiên của năm nay khá thấp nhưng vẫn là có tăng trưởng, Việt Nam vẫn xuất siêu. Điều này thể hiện rằng, XK thời gian qua dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19 nhưng nhịp độ đó có thể chấp nhận được.

Sụt giảm trầm trọng ở quý II

Những ngày gần đây, các ngành hàng XK chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm từ gỗ… liên tục đón nhận những thông tin không mấy khả quan từ các thị trường NK chính, điển hình là Mỹ và EU.

Nhận định khó khăn, thách thức gây ra từ dịch Covid-19 đã tạo ra cuộc khủng hoảng chưa từng có trong tiền lệ hơn 20 năm qua của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), đại diện lãnh đạo Vinatex cho hay: Trong thời gian từ trung tuần tháng 3/2020 liên tiếp có những đơn hàng bị hủy, dừng, tạm ngừng, dẫn đến tình trạng hầu hết các đơn vị thiếu việc làm trong tháng 4 và tháng 5/2020. Đáng chú ý, thương hiệu càng cao thì tỷ lệ cắt giảm hàng càng lớn và chưa có tín hiệu nào về thời gian phục hồi.

Vinatex dự đoán tình hình thị trường nội địa cũng sẽ sụt giảm khi kinh tế tăng chậm. Trong khi đó, Trung Quốc đã hoạt động trở lại và cầu thị trường thấp sẽ dẫn tới một đợt giảm giá mạnh toàn cầu, dự kiến giá giảm trên 20%. Tình hình này dẫn đến áp lực lớn lên các DN ngành dệt may cả về tài chính và lao động. Nếu không có sự điều chỉnh về chính sách, khả năng nhiều DN sẽ mất khả năng thanh khoản vào cuối tháng 4/2020. Lao động thiếu việc làm từ 30% tới 50% trong tháng 4 và tháng 5/2020.

“Thiệt hại ước tính với ngành dệt may lên tới trên 5 nghìn tỷ đồng nếu 30% công nhân thiếu việc làm trong tháng 4/2020 và 50% công nhân thiếu việc làm trong tháng 5/2020 (riêng Vinatex ước tính thiệt hại 403 tỷ đồng). Đặc biệt, nếu tình hình kéo dài thêm thì mỗi tháng ngành sẽ thiệt hại tới 3 nghìn tỷ đồng”, đại diện Vinatex đưa ra tính toán cụ thể.

Ngành hàng XK cả chục tỷ USD khác là gỗ và sản phẩm từ gỗ cũng không mấy khả quan. Theo báo cáo sơ bộ từ các hiệp hội gỗ địa phương và các DN chế biến gỗ, từ giữa tháng 3 cho tới nay, ngành đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể, thị trường XK chiếm 50% thị phần là Mỹ đã có trên 80% nhà mua hàng xuất sang thị trường này thông báo dừng mua hàng, hủy đơn hàng đợi tình hình mới. Với thị trường EU, 81% DN đã nhận được thông báo hủy và giãn đơn hàng. Các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng giảm từ 60-80%. Hơn thế nữa, có 96% DN có quan hệ vay vốn ngân hàng và chịu áp lực về lãi vay cũng như thời gian trả nợ.

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho hay: Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, hiện tại các khách hàng không tới nhà máy duyệt mẫu do đó các DN gỗ Việt chưa ký được đơn hàng mới cho mùa hàng 2020 – 2021. Do vậy nhiều nhà máy tiền ẩn nguy cơ đóng cửa và ngừng hoạt động trong thời gian tới.

Qua vài nét “phác thảo” triển vọng XK trong thời gian tới của những ngành hàng XK hàng chục tỷ USD như trên đã giúp hình dung phần nào “bức tranh” XK hàng hóa quý II của Việt Nam không có nhiều “mảng màu” tươi sáng, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa biết khi nào sẽ kết thúc. Nói như ông Bùi Trọng Tú thì: “Thời gian gần đây, dịch Covid 19 bùng phát mạnh ở EU, Mỹ. Hầu như các đơn hàng của DN ở Mỹ, EU đang tạm dừng. Nếu quý II dịch tiếp tục bùng phát thế này, chắc chắn ảnh hưởng đến XK của Việt Nam, không giữ được như hiện nay nữa vì hai thị trường này tương đối lớn, đặc biệt với các ngành hàng như dệt may, da giày, thủy sản”.

Niềm hy vọng mang tên EVFTA

Bên cạnh những thông tin không mấy khả quan, các tiến triển của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã thổi một luồng gió hy vọng mới vào “bức tranh” XK hàng hóa của Việt Nam trong thời gian tới.

Ngày 30/3, Hội đồng châu Âu (EC) đã quyết định thông qua EVFTA sau khi Hiệp định này đã được Nghị viện châu Âu phê chuẩn vào ngày 12/2. Dự kiến, EVFTA có thể có hiệu lực ngay từ tháng 7/2020. Tại thời điểm đó, dự báo dịch Covid-19 cũng đã được kiểm soát tốt hơn trên phạm vi toàn cầu.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nhận định, khi EVFTA có hiệu lực, XK sang EU có thể đạt mức tăng trưởng khá trên 20% trong năm nay và con số này sẽ tiếp tục gia tăng trong cá năm tiếp theo. Một trong những mặt hàng XK có nhiều lợi thế là thủy sản. Hiệp định EVFTA có hiệu lực, thủy sản Việt Nam sẽ cạnh tranh được với mặt hàng cùng loại của các nước. “Về XK nông, lâm, thủy sản nói chung sang EU, năm 2019 tổng giá trị thu về là 2,6 tỷ USD, chiếm 6,4% tổng kim ngạch XK sang thị trường này. Dự kiến, năm 2020, XK nông, lâm, thủy sản sẽ tăng lên, chiếm khoảng 10% trong tổng kim ngạch XK sang thị trường EU”, ông Lâm nói.

Đồng quan điểm EVFTA sẽ mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy XK cho Việt Nam, ông Bùi Trọng Tú phân tích: “Thời gian tới, khi dịch Covid-19 giảm, Việt Nam phải tận dụng tốt Hiệp định EVFTA, tập trung vào những mặt hàng trọng điểm. Tuy nhiên, mấu chốt vấn đề nằm ở DN. Các DN phải tự mình cải thiện tình hình, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm rõ nguồn gốc xuất xứ, đáp ứng được các rào cản kỹ thuật… Vì khi tham gia cuộc chơi lớn, chúng ta phải lớn lên mới giành chiến thắng được”.

Về cơ cấu nhóm hàng XK quý I/2020, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 32 tỷ USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước; chiếm 54,2% tổng kim ngạch hàng hóa XK (tăng 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước). Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ước tính đạt 20,8 tỷ USD, giảm 0,2% và chiếm 35,3% (giảm 0,2 điểm phần trăm). Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 4,6 tỷ USD, giảm 4,5% và chiếm 7,8% (giảm 0,4 điểm phần trăm). Nhóm hàng thủy sản đạt 1,6 tỷ USD, giảm 11,2% và chiếm 2,7% (giảm 0,4 điểm phần trăm).
Đức Quang

Tin liên quan

Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống

Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống

(HQ Online) - Theo ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), để cá tra đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu, yêu cầu đầu tiên đó là phải có nguồn giống sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng

Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng

(HQ Online) - Hết tháng 9, cả nước chi 104,8 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, tăng mạnh so với cùng kỳ 2023.
Năm 2025, xuất khẩu qua thương mại điện tử hướng tới tăng trưởng bền vững

Năm 2025, xuất khẩu qua thương mại điện tử hướng tới tăng trưởng bền vững

(HQ Online) - Với định hướng “Tăng tốc. Vươn tầm. Bứt phá thành công.” Amazon Global Selling Việt Nam, sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam đã công bố trọng tâm chiến lược 2025 của mình tại hội nghị Thương mại điện tử Xuyên biên giới 2024 tại Hà Nội.
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD

(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 8/2024, Thương mại Việt Nam – Israel đạt gần 2 tỷ USD, theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tăng 156 triệu USD so với cùng kỳ 2023.
Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3

Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3

(HQ Online) - Xuất khẩu (XK) thủy sản trong quý 3 năm nay đạt 2,76 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mốc đạt đỉnh sau 4 năm bị xáo trộn bởi đại dịch Covid-19.
(INFOGRAPHICS) Ireland đối tác thương mại tỷ đô của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Ireland đối tác thương mại tỷ đô của Việt Nam

(HQ Online) - Hết tháng 8/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Ireland đạt hơn 3,1 tỷ USD, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan
(INFOGRAPHICS) 8 tỉnh, thành xuất khẩu chục tỷ đô

(INFOGRAPHICS) 8 tỉnh, thành xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Hết tháng 8/2024, cả nước có 8 tỉnh, thành phố đạt kim ngạch xuất khẩu từ 10 tỷ USD trở lên, theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan.
6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo

6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo

(HQ Online) - Trong 6 thị trường nhập khẩu có kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên được Tổng cục Hải quan thống kê, Trung Quốc chiếm thế áp đảo.
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc

Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc

(HQ Online) - Ngày 27/9, trong khuôn khổ chương trình xúc tiến thương mại tại Triển lãm Công nghiệp Trái cây và Rau quả Quốc tế Quảng Châu (Trung Quốc), Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Bến Tre (Betrimex) đại diện cho ngành dừa Việt Nam ký kết các Biên bản ghi nhớ chiến lược với các tổ chức, hiệp hội đầu ngành về trái cây và dừa của Trung Quốc. Đây là bước ngoặt quan trọng, mở ra cơ hội to lớn cho dừa tươi Việt Nam chinh phục thị trường tỷ dân.
(INFOGRAPHICS) Hơn 540 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/9

(INFOGRAPHICS) Hơn 540 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/9

(HQ Online) - Từ đầu năm đến hết ngày 15/9/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 540,72 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2023, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Xuất nhập khẩu đạt bình quân hơn 63 tỷ USD/tháng

Xuất nhập khẩu đạt bình quân hơn 63 tỷ USD/tháng

(HQ Online) - Từ đầu năm đến trung tuần tháng 9, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt bình quân 63,6 tỷ USD/tháng, theo dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
Chi hàng chục tỷ đô nhập nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo

Chi hàng chục tỷ đô nhập nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo

(HQ Online) - Nguồn nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc.
Thu hơn 2 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

Thu hơn 2 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

(HQ Online) - Chỉ mình mặt hàng sầu riêng đã đóng góp đến 43% kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng rau quả cả nước.
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng

(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng

(HQ Online) - Hết tháng 8, có 2 nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch chục tỷ đô là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, với tổng kim ngạch 100,6 tỷ USD.
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên

39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, hết tháng 8/2024, cả nước có 39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD

(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 8/2024, có 6 thị trường xuất khẩu có kim ngạch tăng từ 1 tỷ USD trở lên, với tổng kim ngạch tăng hơn 29 tỷ USD, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
thaco-thilogi-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-17-9-2024-den-17-10-2024

Tin mới

Thời hạn thực hiện kiểm kê tài sản công đến hết ngày 31/3/2025

Thời hạn thực hiện kiểm kê tài sản công đến hết ngày 31/3/2025

Hội nghị Tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công (TSC) do Sở Tài chính Hải Dương phối hợp với Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) tổ chức từ ngày 11-12/10.
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế

Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế

TPHCM đang tăng cường tổng hợp sức mạnh từ lượng kiều hối gửi về không ngừng gia tăng trong nhiều năm qua để tạo thêm lực đẩy cho phát triển kinh tế - xã hội.
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống

Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương quản lý chặt các cơ sở sản xuất giống cá tra.
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt

Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt

Thu nhập trung bình chỉ tăng trưởng 6% mỗi năm, giá nhà trên thị trường thứ cấp đã tăng trung bình 17-20%, gây ra nhiều khó khăn trong việc mua nhà.
TP Hồ Chí Minh: Tôn vinh 93 doanh nghiệp tiêu biểu

TP Hồ Chí Minh: Tôn vinh 93 doanh nghiệp tiêu biểu

93 doanh nghiệp và 84 doanh nhân được UBND TPHCM công nhận là doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu đã được tôn vinh tại Lễ kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024).
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024

Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024

(HQ Online) - Trong tháng 9, nguyên liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng phục vụ sản xuất, than, dầu thô nhập khẩu là những nhóm hàng kim ngạch tăng, đóng góp hàng chục nghìn tỷ đồng vào số thu của ngành Hải quan.
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn

(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn

Số thu ngân sách tại 10 cục Hải quan tỉnh, thành phố chiếm số thu lớn, đạt hơn 247 nghìn tỷ đồng, tăng 9,79% so với cùng kỳ năm 2023.
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa

(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa

Vùng Đông Nam Bộ (gồm TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh) có vị trí, vai trò quan trọng, là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 130,78 tỷ USD.
Phiên bản di động