Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
Bà Vũ Thị Huỳnh Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM phát biểu tại hội nghị. |
Ngày 11/10, thông tin tại hội nghị triển khai Đề án “Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TPHCM từ nay đến năm 2030” (trực tiếp và trực tuyến), bà Vũ Thị Huỳnh Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM nhấn mạnh, kiều hối là nguồn lực nội tại có sẵn và có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM.
Theo đó, việc phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối không chỉ là một nhiệm vụ chiến lược của thành phố mà còn là sự kỳ vọng và trách nhiệm của toàn thể người Việt Nam ở nước ngoài.
Đề án “Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TPHCM từ nay đến năm 2030” là đề án chính sách hoàn toàn mới của TPHCM, lần đầu tiên được triển khai.
Tuy nhiên, việc thực hiện thành công đề án cần sự phối hợp hiệu quả trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố, bộ, ngành, địa phương, các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính, công ty kiều hối và bà con người Việt Nam ở các nước.
Ông Đinh Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh TPHCM cho biết, lượng kiều hối đạt tăng trưởng bình quân 10%/ năm về Việt Nam, trong năm 2023 đạt khoảng 9,46 tỷ USD, trong 9 tháng đầu năm 2024, riêng về tổ chức kinh tế chưa kể tổ chức tín dụng (vì chưa có số liệu cụ thể), riêng 14 công ty kiều hối đạt khoảng 5,485 tỷ USD.
Toàn cảnh hội nghị. |
Ông Đinh Đức Lệnh cho rằng, để phát huy hiệu quả hiệu quả nguồn lực kiều hối cần phải thúc đẩy giải pháp cơ chế chính sách luôn đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đồng thời tạo cơ chế chính sách chính sách chuyên biệt thu hút nguồn vốn của người Việt Nam ở nước ngoài đưa vào sản xuất, kinh doanh để trực tiếp thẩm thấu vào nền kinh tế TPHCM.
Để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để kiều hối về Việt Nam ngày càng tăng, những năm gần đây các ngân hàng và công ty kiều hối như Vietcombank, Agribank, Sacombank, BIDV... đã phát triển mạnh mẽ các dịch vụ tài chính tạo thuận lợi cho giao thương, chuyển tiền quốc tế.
Song đại diện Công ty Kiều hối Vietcombank cho rằng, chính sách cần hỗ trợ tốt hơn nữa quá trình chuyển USD từ một tổ chức nào đó ở Mỹ, ví dụ công ty Mỹ, về cho các cá nhân đang ở Việt Nam nhưng đang làm việc cho tổ chức đó. Lượng chuyển này không nhỏ vì số người ở Việt Nam đang làm việc và nhận thù lao từ Mỹ nhiều, và sẽ tăng hơn nữa...
Từ điểm cầu Australia, ông Trần Bá Phúc, Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam tại Australia bày tỏ mong muốn các ngân hàng Việt Nam làm việc với các ngân hàng đối tác tại Australia để việc chuyển tiền về nước thuận tiện hơn. Đồng thời việc này cũng có lợi trong việc thúc đẩy xuất nhập khẩu giữa hai nước.
Đóng góp ý kiến nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối, TS Lê Thị Thanh Nhàn, giảng viên Đại học Quốc gia Australia nhấn mạnh, cần có chính sách khuyến khích kiều bào đầu tư kinh doanh, xây dựng các chương trình đầu tư xã hội cho kiều bào và kết nối kiều bào với cơ hội kinh doanh trong nước.
Theo đó, TPHCM có thể phát hành trái phiếu thời hạn 5 -10 năm dành riêng cho từng dự án cụ thể, gắn liền với đơn vị trực tiếp huy động vốn và trả nợ. Chính sách ưu đãi là trong năm đầu tiên có thể miễn hoặc ưu đãi thuế để thu hút kiều bào tham gia đầu tư từ xa.
Kết hợp với các ngân hàng cung cấp lãi suất cho kiều hối được lưu giữ trong tài khoản từ 1 - 6 tháng, nhằm thúc đẩy việc sử dụng kiều hối vào các hoạt động sản xuất.
Đồng thời, TP HCM cần mở rộng quyền đầu tư để kiều bào tham gia nhiều hơn vào việc phát triển kinh tế như cho phép kiều bào hưởng quyền lợi gần như người dân trong nước, bao gồm đầu tư bất động sản và các dự án kinh doanh; giảm thuế đất trong thời gian đầu tư, đặc biệt là các dự án phục vụ lợi ích cộng đồng hoặc phát triển đô thị thông minh…
Để tận dụng nguồn kiều hối nhỏ lẻ, bà Nhàn đề xuất các cơ quan chức năng kết hợp với các ngân hàng thương mại có lãi suất ưu đãi cho những khoản kiều hối được giữ trong tài khoản ngân hàng mà không rút ra ngay lập tức.
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh: Tôn vinh 93 doanh nghiệp tiêu biểu
19:14 | 11/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhận diện những khó khăn, thách thức trong thu hồi tài sản tham nhũng
14:35 | 11/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
19:13 | 09/10/2024 Kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
19:42 | 11/10/2024 Kinh tế
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
19:27 | 11/10/2024 Kinh tế
Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng
15:15 | 11/10/2024 Xuất nhập khẩu
Còn chậm trễ trong hướng dẫn thi hành các luật liên quan đến bất động sản
14:32 | 11/10/2024 Kinh tế
Giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã qua
08:38 | 11/10/2024 Kinh tế
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
16:54 | 10/10/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản đã có sự hồi phục nhất định
16:40 | 10/10/2024 Kinh tế
Phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng xây dựng
15:48 | 10/10/2024 Kinh tế
Năm 2025, xuất khẩu qua thương mại điện tử hướng tới tăng trưởng bền vững
14:56 | 09/10/2024 Kinh tế
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
TP Hồ Chí Minh: Tôn vinh 93 doanh nghiệp tiêu biểu
Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.100 đồng/kWh từ ngày 11/10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics