Xung đột Nga với phương Tây sẽ thúc đẩy đa dạng hóa thương mại?
Xung đột Nga với phương Tây sẽ thúc đẩy đa dạng hóa thương mại? |
Trong những thập kỷ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, các chủ thể kinh tế trên toàn thế giới đặt niềm tin lớn - và ngày càng tăng - vào các cam kết quốc tế trên diện rộng về một nền kinh tế toàn cầu tương đối mở. Tuy nhiên, những căng thẳng, xích mích và tình trạng tắc nghẽn trong các chuỗi cung ứng toàn cầu trong thời kỳ đại dịch đã bắt đầu làm xói mòn niềm tin đó. Nói rộng hơn, các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính đã trở thành một vũ khí chính sách đối ngoại được lựa chọn, đặc biệt là ở Mỹ. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi phản ứng của phương Tây đối với cuộc khủng hoảng Ukraine chỉ chủ yếu là trừng phạt, đặc biệt là khi Nga có khả năng sẽ coi bất kỳ động thái can thiệp quân sự trực tiếp nào của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào Ukraine như một lời tuyên chiến. Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã nhanh chóng loại các ngân hàng lớn của Nga ra khỏi các giao dịch quốc tế bằng cách trục xuất các ngân hàng này ra khỏi Hệ thống viễn thông tài chính SWIFT và hiện đã đóng băng các tài sản của ngân hàng Trung ương Nga.
Hiện nay, Nga chiếm gần 40% nguồn cung khí đốt tự nhiên cho châu Âu. Nỗi sợ mất đi nguồn cung này đã hạn chế đáng kể phản ứng kinh tế của phương Tây đối với cuộc xung đột Ukraine. Ví dụ, ban đầu các nước lớn trong EU phản đối việc loại bỏ Nga ra khỏi SWIFT và khi quyết định được đưa ra, chỉ một số ngân hàng “được lựa chọn” mới bị ảnh hưởng. Đồng thời, Nga cũng phụ thuộc vào EU để EU tiếp tục mua khí đốt của mình. Vì vậy, có lẽ vũ khí kinh tế mạnh nhất trong kho vũ khí của phương Tây là thứ mà EU không thể sử dụng mà không gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho chính mình. Kết quả ở đây giống như việc “đảm bảo hủy diệt lẫn nhau”, điều mà thế giới lâu nay phải dựa vào để ngăn chặn các cuộc tấn công hạt nhân.
Hiện tại, các nhà lãnh đạo châu Âu đơn giản là phải đối phó với những gì sắp xảy ra. Tuy nhiên, để củng cố an ninh dài hạn hơn của mình trong một thế giới ngày càng nhiều biến động, các quốc gia cũng phải xây dựng khả năng phục hồi kinh tế - đạt được thông qua việc đa dạng hóa - trong các chiến lược chính sách đối ngoại của mình. Giá trị của việc đa dạng hóa tăng lên cùng với độ lớn của những rủi ro tương đối không tương quan mà một quốc gia phải đối mặt. Một số người sẽ chỉ ra rằng việc đa dạng hóa như vậy là tốn kém, đặc biệt là do nó làm giảm hiệu quả. Tuy nhiên, trong trường hợp có những rủi ro đáng kể, đa dạng hóa là chiến lược tốt nhất.
Điều quan trọng cần lưu ý là mức độ cần thiết phải đa dạng hóa - tức là mức độ tăng cường an ninh kinh tế và vị thế thương lượng của một quốc gia trong trường hợp xảy ra khủng hoảng - khó có thể là kết quả thuần túy của thị trường, vì các lợi ích kinh tế và chiến lược không được các thành viên tham gia thị trường nắm bắt đầy đủ. Chính sách công và sự phối hợp quốc tế phải đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình này. May mắn thay, hiện tại, các nhà hoạch định chính sách có động lực mạnh mẽ để thực hiện các bước cần thiết. Nhưng liệu cảm giác cấp bách của họ có tồn tại lâu dài hay không, hay sẽ mất dần đi khi nhận thức về mức độ đe dọa giảm xuống, đó vẫn là điều còn phải xem xét.
Tin liên quan
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII
Hải quan Bình Dương: Mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp có sự cải thiện
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
Tổ chức lớp đào tạo nghiệp vụ hải quan cơ bản theo hình thức trực tuyến
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform