Áp lực kiểm soát lạm phát nửa cuối năm
Áp lực lạm phát chỉ ở mức vừa phải, chính sách tiền tệ chưa cần thay đổi | |
Lạm phát vẫn đang trong tầm kiểm soát | |
Áp lực tăng lãi suất huy động sẽ rơi về cuối năm |
Mặt bằng giá trong nước 6 tháng đầu năm 2022 có xu hướng tăng. Ảnh: H.Dịu. |
Mặt bằng giá có xu hướng tăng
Theo báo cáo mới nhất của Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, 6 tháng đầu năm 2022, áp lực lạm phát toàn cầu có xu hướng gia tăng do cầu kéo và chi phí đẩy, bên cạnh đó là hệ quả của việc nới lỏng các biện pháp tài khóa, tiền tệ trong giai đoạn 2020-2021.
Cùng với đó, sự phục hồi kinh tế tại nhiều quốc gia sau đại dịch Covid-19 kéo theo nhu cầu tiêu dùng, đầu tư tăng trong khi nguồn cung ứng bị đứt gãy chưa hoàn toàn hồi phục.
Theo Cục Quản lý giá, mặt bằng giá trong nước 6 tháng đầu năm 2022 có xu hướng tăng do áp lực từ biến động tăng cao của giá các mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới nhất là mặt hàng năng lượng và vật tư chiến lược. CPI tháng 6/2022 tăng 0,69% so với tháng trước, tăng 3,18% so với tháng 12/2021 và tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,25%.
Cục Quản lý giá cho biết, CPI tăng chủ yếu do ảnh hưởng từ giá xăng dầu, LPG tăng theo giá thế giới; giá vật liệu xây dựng tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào; giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu; nhu cầu ăn uống, đi lại, du lịch hồi phục trở lại khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Ở chiều ngược lại, giá các mặt hàng thực phẩm giảm, trong đó có thịt lợn; giá bán nhiều hàng hóa, dịch vụ được điều chỉnh giảm do tác động giảm thuế giá trị gia tăng, giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu. Về cơ bản, nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong nước vẫn dồi dào đã góp phần quan trọng trong kiểm soát mặt bằng giá thời gian qua.
Cùng với đó, từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã có các văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp về quản lý, điều hành để bình ổn giá, hạn chế những biến động của mặt bằng giá gây tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
Gia tăng các yếu tố gây áp lực lên lạm phát
Theo dự báo của Cục Quản lý giá, trong nửa cuối năm 2022, nhiều yếu tố tác động có thể gia tăng áp lực lên công tác kiểm soát lạm phát như: căng thẳng địa chính trị tại một số khu vực cũng như tình hình cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, nhất là lĩnh vực thương mại được dự báo vẫn diễn biến phức tạp và có các tác động tới kinh tế trong nước và nhiệm vụ kiểm soát lạm phát của Chính phủ. Rủi ro lạm phát trên thế giới vẫn tăng cao sẽ có tác động gián tiếp tới nước ta.
Cùng với đó, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu, vật tư chiến lược vẫn chịu áp lực lớn từ xu hướng tăng giá trên thế giới và nhu cầu đầu tư, tiêu dùng trong nước khi kinh tế phục hồi như xăng dầu, gas, vật liệu xây dựng, phân bón, thức ăn chăn nuôi, dịch vụ du lịch…
Ngoài ra còn có áp lực từ việc thực hiện lộ trình giá thị trường một số dịch vụ công trong giai đoạn tới; giá dịch vụ giáo dục dự kiến tăng mạnh trong năm học 2022-2023; phí vận tải, logistics tăng do chuỗi cung ứng đứt gãy chưa hoàn toàn hồi phục; chi phí nguyên nhiên vật liệu tăng cao; rủi ro về thiên tai, dịch bệnh và thời tiết bất lợi trong năm có thể gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và làm tăng giá hàng hóa, dịch vụ.
Ở chiều ngược lại, Cục Quản lý giá cũng chỉ ra những yếu tố giảm áp lực cho công tác kiểm soát lạm phát như: các chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế hiện nay góp phần làm giảm áp lực lên mặt bằng giá, trong đó, các chính sách về miễn, giảm thuế, lệ phí sẽ góp phần quan trọng trong việc bình ổn giá, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu; nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trên thị trường hiện vẫn dồi dào, giá các dịch vụ viễn thông, bưu chính cơ bản giữ ổn định; giá nhiều mặt hàng thuộc diện nhà nước quản lý nhìn chung vẫn được giữ ổn định hoặc kiềm chế mức tăng giá.
Trước những yếu tố trên, trong 6 tháng cuối năm, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra; tiếp tục kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2022 để tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.
Song song với đó là tiếp tục theo dõi sát tình hình kinh tế, lạm phát thế giới và các chính sách ứng phó của các nước, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu và vật tư chiến lược để kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan chuyên môn.
Đối với các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá, Bộ Tài chính đề nghị trước mắt cần tính toán kỹ phương án, đánh giá tác động đến mặt bằng giá, mục tiêu kiểm soát lạm phát để có phương án điều hành cụ thể để báo cáo Ban chỉ đạo điều hành giá, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Cùng với đó tiếp tục đẩy mạnh công tác tổng hợp phân tích, dự báo, xây dựng trước các kịch bản cụ thể, chi tiết, sát với tình hình thực tế giúp cho công tác quản lý, điều hành giá của Chính phủ và các bộ, ngành.
Bộ Tài chính cũng yêu cầu UBND tỉnh, thành phố thực hiện quản lý nhà nước các mặt hàng theo thẩm quyền, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, có các biện pháp bình ổn giá phù hợp; chủ động kiểm tra yếu tố hình thành giá theo quy định tại Luật Giá và theo thẩm quyền khi hàng hóa có biến động bất thường.
Tin liên quan
Tổng lỗ luỹ kế đến năm 2023 của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là 53,4 nghìn tỷ đồng
14:54 | 09/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành Tài chính tập trung nguồn lực đảm bảo tiến độ, chất lượng các đề án chính sách
07:34 | 09/10/2024 Tài chính
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
19:36 | 08/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
Hiệu quả hơn nhờ thanh toán tập trung giữa Kho bạc Nhà nước với các ngân hàng
09:00 | 09/10/2024 Tài chính
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
20:55 | 08/10/2024 Tài chính
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
20:34 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh
14:52 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thu nợ thuế đạt 56.092 tỷ đồng
14:27 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ trong công khai, minh bạch ngân sách
10:27 | 08/10/2024 Tài chính
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 17%
00:00 | 08/10/2024 Tài chính
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng
18:47 | 06/10/2024 Tài chính
Vai trò của bảo hiểm trở nên quan trọng hơn qua khắc phục hậu quả bão lũ
14:33 | 06/10/2024 Tài chính
Tập trung xử lý các khoản nợ thuế trong những tháng cuối năm
08:59 | 05/10/2024 Tài chính
Thu thuế thương mại điện tử tại Hà Nội tăng 265%
16:18 | 04/10/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Hà Nam Ninh đồng hành cùng DN tiêu biểu tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu vấn đề Biển Đông và giải pháp cho Myanmar
Rút ra nhiều bài học từ hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
Bắt ô tô tải chở gần 1.600 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics