Bảo đảm đủ nguồn cải cách tiền lương, giúp nâng cao năng suất lao động
Cải cách tiền lương được kỳ vọng giúp nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia. Ảnh minh họa: H.Dịu |
Báo cáo mới đây của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 74/2022/QH15 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã nêu rõ về nguồn cải cách tiền lương.
Theo đó, tại Báo cáo quyết toán NSNN năm 2021, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội nguồn cải cách chính sách tiền lương chưa sử dụng của từng bộ, ngành, địa phương thời điểm 31/12/2021 như sau: số dư cải cách tiền lương ngân hàng trung ương (NSTW) là 54.517 tỷ đồng, trong đó, số dư của các bộ, ngành là 81,7 tỷ đồng; số dư cải cách tiền lương của các địa phương là 208.457 tỷ đồng.
Về nguồn cải cách chính sách tiền lương chưa sử dụng tại ngày 31/12/2022, báo cáo cho biết, Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản đôn đốc các địa phương gửi báo cáo về Bộ Tài chính.
Đến nay, có 61/63 địa phương gửi báo cáo. Trên cơ sở báo cáo của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, căn cứ chế độ, chính sách quy định về sử dụng nguồn cải cách tiền lương, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền về số dư nguồn cải cách tiền lương của các địa phương đảm bảo thời hạn quy định.
Về quản lý, sử dụng nguồn cải cách tiền lương được quy định tại Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương, Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025, báo cáo của Chính phủ nêu, hiện nay, Bộ Tài chính đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng khung NSNN 2024, kế hoạch 3 năm 2024-2026, trong đó có đề xuất về lộ trình thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.
“Trên cơ sở đó sẽ dự kiến việc sử dụng nguồn này để thực hiện cải cách tiền lương”, báo cáo của Chính phủ cho hay.
Dự kiến tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm từ NSNN trong giai đoạn 2024-2026 so với năm 2023 khoảng 499.000 tỷ đồng, trong đó, cải cách tiền lương khoảng 470.000 tỷ đồng.
Điều đáng mừng là theo báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và dự kiến kế hoạch năm 2024 của Chính phủ, bội chi NSNN và các chỉ tiêu về nợ công được kiểm soát thấp hơn giới hạn và ngưỡng cảnh báo theo Nghị quyết của Quốc hội; đồng thời thúc đẩy tăng thu, tiết kiệm chi, trích lập quỹ tiền lương đến nay được khoảng 560.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương trong 3 năm 2024-2026.
Vì thế, Chính phủ cho biết sẽ xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý đồng bộ để triển khai kịp thời, hiệu quả phương án cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024; đồng thời, Chính phủ cũng tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, chính sách tiền lương đối với khu vực doanh nghiệp theo quy định. Từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.
Tại Kỳ họp thứ 6 này, vấn đề về cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW sẽ là một trong những điểm nhấn để các đại biểu Quốc hội thảo luận tại nghị trường. Trong đó, từ 31/10 đến 2/11, Quốc hội sẽ thảo luận về tình hình thực hiện kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính quốc gia, tình hình thực hiện NSNN 2023, dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTW 2024... trong đó bao gồm nội dung về lộ trình cải cách tiền lương.
Trao đổi thêm về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho biết, nội dung cải cách tiền lương nhận được sự quan tâm rất lớn của các đại biểu Quốc hội cùng cử tri và nhân dân. Đặc biệt, bộ phận cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ NSNN cũng rất kỳ vọng do tiền lương hiện đang ít ỏi so với mặt bằng giá cả chung.
Tương tự, đại biểu Nguyễn Thị Huế (đoàn Bắc Kạn) đề nghị quan tâm có chính sách về tiền lương, phụ cấp thỏa đáng để cải thiện thu nhập cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã để đội ngũ này đảm bảo đời sống, yên tâm công tác.
Trước đó, tại phiên thảo luận tổ tại Quốc hội về các vấn đề kinh tế - xã hội vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thực hiện cải cách chính sách tiền lương là sự nỗ lực vượt bậc của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương trong thời gian qua, với việc quyết tâm "thắt lưng buộc bụng" để có được nguồn lực thực hiện.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ nêu rõ, cải cách tiền lương nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống của người hưởng lương và gia đình, điều quan trọng nữa là nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Hơn nữa, cải cách tiền lương còn giúp cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và sắp xếp lại đầu mối tổ chức bộ máy tinh gọn và hiệu lực, hiệu quả.
Tuy nhiên, nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương được chuẩn bị đến năm 2026, nên sau năm 2026, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, nếu không nỗ lực tăng thu và tiết kiệm thì rất khó khăn để tiếp tục thực hiện trả lương cho chính sách mới.
Tin liên quan
Phấn đấu tăng trưởng sau bão, Thủ tướng kêu gọi "mỗi người làm việc bằng hai"
19:28 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán
22:34 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền
18:10 | 27/09/2024 Tài chính
Tăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
09:26 | 29/09/2024 Tài chính
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất sau bão lũ
12:48 | 28/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm nhân thọ chi trả 13 tỷ đồng cho thiệt hại của bão số 3
12:36 | 28/09/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
08:28 | 28/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính phản hồi thông tin về đề xuất đánh thuế bất động sản
21:52 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
Doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ được sắp xếp hoàn thuế trước
19:59 | 27/09/2024 Tài chính
Đảm bảo an toàn nợ công khi "đổ vốn" cho đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
16:03 | 27/09/2024 Tài chính
Ngành Thuế giải đáp những vấn đề 'nóng' cho gần 300 doanh nghiệp phía Nam
14:00 | 27/09/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước chung tay khắc phục hậu quả thiên tai
10:24 | 27/09/2024 Tài chính
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
21:08 | 25/09/2024 Tài chính
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics