Bảo hộ ngược
Đó là trong khi các công ty xuyên biên giới như Google, Facebook, Youtube… không phải đóng thuế, không chịu ràng buộc bởi các quy định, chính sách của Việt Nam, thì các DN công nghệ nội dung số trong nước lại phải chịu đủ thứ quy định. Thậm chí, không ít DN cho rằng, DN đang phải chịu tình cảnh “bảo hộ ngược”.
Một loạt bất cập được các DN kể ra như: Các DN công nghệ nội dung số phải làm theo quy định chặt chẽ, sai thì phạt, bị thanh kiểm tra… Tuy nhiên, hầu hết DN nước ngoài như Facebook, Youtube… không phải kiểm duyệt, giải trình khi có nội dung được xem là không tích cực. Ngoài ra, đa phần DN Việt Nam chỉ được hoạt động gói gọn trong lĩnh vực được cấp phép. Ví dụ, DN được cấp phép làm trang tin điện tử sẽ không được làm mạng xã hội, đã làm nhạc trực tuyến thì không được làm thông tin tổng hợp… Trong khi đó, ứng dụng trên Facebook không biết phải gọi là gì khi vừa là mạng xã hội, vừa đọc báo lại có thể livestream…
Một trong những bất cập điển hình khiến DN “sống dở chết dở” là ngành nội dung số đang chuyển dịch mạnh từ PC sang mobile, nhưng chính sách quản lý chưa phù hợp, quy định chỉ xoay quanh áp dụng cho thị trường Việt Nam. Điều này dẫn tới tình trạng nội dung số trên mobile phải chịu cảnh “một cổ hai tròng” khi vừa phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, vừa phải tuân theo các quy định của các nhà cung cấp nền tảng…
Trên thực tế, tại thị trường Việt Nam hiện nay, tổng doanh thu của các công ty nội dung số vào khoảng 8.000 - 10.000 tỷ đồng mỗi năm. Một số chuyên gia nhìn nhận, 5 năm tới, quy mô thị trường nội dung số sẽ đạt khoảng 1 tỷ USD và trong 20 năm tới là 5 tỷ USD. Dự báo, trong 5-10 năm tới, ngành nội dung số phát triển sẽ vượt qua dệt may, xăng dầu… về giá trị kinh tế mang lại.
Dễ thấy, trong thời đại hội nhập kinh tế sâu rộng, lĩnh vực nội dung số còn nhiều dư địa phát triển. Tuy nhiên, nếu vẫn duy trì các cách thức quản lý hiện tại, DN Việt muốn thỏa sức vẫy vùng là không giản đơn. Điều này vô hình trung đi ngược lại tinh thần Chính phủ kiến tạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN phát triển. Đã tới lúc, các chính sách quản lý ngành nội dung số cần phải đổi thay hợp lý hơn. Trước mắt, cơ quan hữu quan cần đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm bớt cấp phép trong các lĩnh vực do bộ quản lý, tránh chồng chéo, cứng nhắc. Bên cạnh đó, kinh tế số là nền kinh tế không biên giới, cơ quan quản lý cũng cần nghiên cứu để đưa ra chính sách, chế tài yêu cầu các DN nước ngoài khi vào Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng. Xa hơn, có lẽ đã tới lúc ngành nội dung số cần được coi như một ngành kinh tế trọng điểm, từ đó xác định các ưu đãi tập trung phát triển, nhất là về vấn đề nhân lực, con người…
Tin liên quan
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
09:03 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng cường kết nối và hỗ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào
08:20 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
21:45 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
18:35 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
06:41 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
19:00 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
20:34 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Một số doanh nghiệp được bỏ thuế chống bán phá giá cá tra vào Hoa Kỳ
Hải quan Thái Nguyên quyên góp, hỗ trợ 10 hộ gia đình bị ảnh hưởng do bão số 3
Hải quan Thái Bình hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3
Nghệ An: Hiệu quả trong công tác phối hợp ngăn chặn ma túy, hàng cấm
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform