Bắt bệnh than vãn trong xã hội
Phải chăng ngày nay, những tiếng thở than được thốt ra nhiều hơn và trên nhiều chiều cạnh hơn trong đời sống? Phóng viên đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Trịnh Hòa Bình (ảnh), chuyên gia nghiên cứu xã hội học xung quanh vấn đề này.
Theo ông, những tiếng thở than trong xã hội ngày nay thể hiện cho điều gì?
Bất kể nhóm người nào, ở độ tuổi nào cũng thế, than thở nhiều, bực dọc nhiều, bất mãn nhiều sẽ là sự kìm hãm những xung lực, những sáng kiến và niềm say mê trong công việc cũng như cuộc sống”. |
Tuy nhiên, đằng thẳng mà nói thì con người ai cũng than thở nhưng quan trọng là có những người than thở là để oán trách số phận, than thở về mối quan hệ nào đó hoặc bất bình với công việc được giao, không thấy hạnh phúc với cộng đồng, xã hội…, việc than thở này trở thành một tác động tiêu cực khiến tinh thần bị nhụt chí rồi thành trở lực phát triển. Bên cạnh đó, có những người than thở giống như một hành xử đi kèm để phản ánh những bức xúc, những mối quan tâm trong xã hội. Những người này họ cũng kêu ca, phàn nàn những lại giống một cách giữ nhịp, như một điểm tựa để trở thành bàn đạp xử lý công việc, tiếp tục có nội lực vượt qua khó khăn.
Nhưng nói đi nói lại, bàn đến câu chuyện than thở của người Việt trong xã hội hiện đại thì người ta thường thấy mặt thiếu tích cực nhiều hơn, không phải ai than thở xong cũng dừng lại để đối diện, tìm cách giải quyết tận gốc của vấn đề.
Vậy nguyên nhân để khiến những sự than vãn, thở dài này diễn ra ngày một nhiều hơn trong đời sống ngày nay là gì, thưa ông?
Khi một đại bộ phận cộng đồng cùng than thở thì điều này giống như một hiện trạng xã hội, trở thành một “căn bệnh than vãn” nhưng không phải mới xuất hiện. Điều này đã phần nào phản ánh niềm tin xã hội của chúng ta đang có vấn đề. Nguyên nhân vì đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhưng cũng đi kèm với nhiều hệ lụy, đòi hỏi chúng ta cần phải có những điều chỉnh, cởi mở hơn… để nhu cầu của người dân khi tăng lên đều được xem xét đáp ứng.
Bên cạnh đó, ở mỗi tầng lớp, mức độ lứa tuổi mà những tiếng thở than lại có sắc thái, ý nghĩa khác nhau. Đối với lớp cán bộ tiền bối, những người hiện đã về hưu, an dưỡng tuổi già thì một bộ phận cảm thấy không phù hợp với lối sống hiện đại với thói tôn sùng vật chất, tôn sùng lối sống phương Tây… Đối với lớp lớn mạnh nhất là nhóm đang điều hành xã hội với những nhà quản lý, những người chủ doanh nghiệp, tiếng thở than của họ là khi có quá nhiều đua chen, thách thức cũng như cạm bẫy trên con đường công danh, sự nghiệp, họ đang cảm thấy họ phải làm việc quá sức, phải cày ải, nai lưng, vừa hưởng thụ vừa làm việc nhưng vẫn không thể thỏa mãn nhu cầu.
Đối với một bộ phận quần chúng nhân dân, tiếng thở dài, thở hắt ra đôi lúc pha chút bực dọc bởi họ đang phải đối mặt với quá nhiều thứ. Xã hội phát triển với một nền văn minh hiện đại, công nghệ thông tin với những đột phá khiến thế giới trở nên “phẳng” hơn… nhưng đời sống vẫn chưa được như họ mong muốn và họ cần những người đang nắm quyền điều hành, quản lý phải có những thay đổi mạnh mẽ hơn nữa. Tiêu biểu như tầng lớp công nhân, họ đang phải chịu mức lương cơ bản không đủ để sống, nhưng tầng lớp giới chủ doanh nghiệp cũng không dễ dàng gì để có thể tăng lương giúp họ trong hoàn cảnh hiện nay.
Đáng chú ý hiện nay là giới trẻ, với những ảnh hưởng của xã hội hiện đại, tầng lớp này được nói đến nhiều hơn với lối “sống ảo”, vị kỷ, vô cảm và vô trách nhiệm, họ chỉ than thở, kêu ca những điều thuộc về bản thân mình. Hiện chỉ có một số ít thanh niên có được suy nghĩ làm thế nào để cho xã hội tốt hơn hay cần phải làm gì cho đất nước…
Những tiếng than như vậy sẽ có tác động gì đến đời sống của con người nói riêng và sự phát triển của cả một xã hội nói chung, thưa ông?
Tất cả những tiếng thở dài, than vãn đều giống nhau là nó làm giảm đi tính tích cực của con người trên con đường phấn đấu tới những điều lớn lao hơn. Bất kể nhóm người nào, ở độ tuổi nào cũng thế, than thở nhiều, bực dọc nhiều, bất mãn nhiều sẽ là sự kìm hãm những xung lực, những sáng kiến và niềm say mê trong công việc cũng như cuộc sống. Hơn nữa, niềm say mê này lại có mối quan hệ vô cùng khăng khít với niềm tin xã hội, một khi họ thiếu niềm tin thì rất dễ mất phương hướng, một là để mặc “nước chảy bèo trôi”, hai là không vọt tiến được, không tạo ra được thành quả cho xã hội.
Đối với các doanh nghiệp, thành phần tạo nên sự phát triển cho kinh tế - xã hội của đất nước, khi họ phải chịu sự tác động của những nguồn lực tài chính trong nước, khu vực cũng như trên thế giới thì họ sẽ gặp nhiều khó khăn. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách thay đổi nhưng những khó khăn, những tiếng thở dài của doanh nghiệp vẫn như “cục máu đông” chưa được thông chảy nhiều. Điều này nếu để lâu, càng xuất hiện nhiều hơn thì sẽ tạo thành bức tranh kinh tế - xã hội với nhiều gam màu xám, niềm tin xã hội sẽ ít được cải thiện.
Từ những nguyên nhân và tác động nói trên, theo ông, chúng ta cần làm gì để có sự thay đổi phù hợp?
Không chỉ riêng tại Việt Nam, đối với người dân các nước khác trên thế giới, họ cũng than thở, họ cũng có nhiều mối quan tâm, lo lắng. Tuy nhiên, những người dân tại đây nếu có bất bình, không thỏa mãn thì họ sẽ trực tiếp hành động, công khai cho cộng đồng thấy để cùng có những điều chỉnh cần thiết giúp những than vãn của họ dần mất đi.
Ở Việt Nam cũng vậy, với hệ thống xã hội nhiều đổi mới như hiện nay, con người đã được giải phóng hơn, họ có quyền nói lên những bức xúc của mình nhưng công tác giải quyết, khắc phục vẫn còn nhiều chậm trễ, hạn chế, thậm chí không được giải quyết khiến những tiếng thở dài vì thế mà nhiều lên.
Do đó, nếu bây giờ từng cá nhân, tổ chức xác định rõ đường lối phát triển, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế đi kèm với các vấn đề an sinh xã hội thì tâm trạng, lòng tin của con người sẽ ngày càng được cải thiện. Tôi tin rằng trong tương lai, xã hội sẽ có nhiều dịch chuyển, thay đổi hơn nữa để những tiếng thở dài, những cái “chép miệng” của người dân chỉ là vì những điều vụn vặt.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
14:39 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng ra công điện hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
10:56 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
19:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất cơ sở pháp lý lập sàn giao dịch dữ liệu
18:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8%
18:27 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp về chủ nghĩa đa phương
08:32 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất mở đường bay thẳng giữa TP Los Angeles và TPHCM
15:31 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên nhân nào làm CPI 9 tháng tăng?
15:01 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam - Thành viên chủ chốt, tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ
09:21 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics