Bất cập trong xử lý hàng vi phạm sở hữu công nghiệp
Theo Luật Sở hữu trí tuệ, việc xác định trị giá hàng hóa vi phạm là căn cứ quan trọng để xử lý hành chính về SHCN. Giá trị hàng hóa cũng là căn cứ xác định quy mô và mức độ xử lý, thẩm quyền xử lý và xem xét xử lý hình sự. Tại Khoản 4, Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ quy định, hàng hóa vi phạm là một phần (bộ phận, chi tiết) của sản phẩm có chứa yếu tố vi phạm có thể lưu hành như một sản phẩm độc lập. Trong trường hợp hàng hóa vi phạm không thể tách rời yếu tố xâm phạm thành sản phẩm độc lập theo quy định thì hàng hóa xâm phạm là toàn bộ sản phẩm chứa yếu tố vi phạm. Việc xác định hàng hóa vi phạm do cơ quan xử lý vi phạm xác định như Công an, Quản lý thị trường… tại thời điểm xảy ra xâm phạm theo thứ tự ưu tiên là giá niêm yết, giá thực bán, giá thành nếu chưa xuất bán, giá thị trường hàng hóa tương đương và nếu không đủ căn cứ thì thành lập hội động xác định giá.
Theo ông Vương Trí Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, thực tế cho thấy, nhiều hàng hóa khi bắt giữ thường không đồng bộ như không có bao bì, không xác định được chất lượng, không có hóa đơn chứng từ, nhiều mặt hàng không có loại hàng thật để đối chứng. Hầu hết hàng giả có giá trị thấp hơn hàng thật khá nhiều. Đơn cử như một chiếc túi hiệu Louis Vuiton giả giá 500 nghìn đồng, so với túi thật cùng loại có giá 20 triệu đồng. Một trường hợp khác, một chiếc xe máy giả mạo kiểu dáng hiệu xe Honda so với sản phẩm cùng loại có giá chênh lệch từ 20 đến 30 triệu đồng. Do vậy, căn cứ để xác định giá hàng hóa vi phạm đang gây ra không ít khó khăn cho lực lượng chức năng.
Điều 171, Bộ luật Hình sự về xử lý tội xâm phạm quyền SHCN quy định, cơ sở xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự là giá trị hàng hóa, quy mô thương mại và hành vi cố ý, gây thiệt hại nghiêm trọng. Tuy nhiên khái niệm “quy mô thương mại” vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, cũng như để chứng minh hành vi cố ý khiến cơ quan xử lý gặp khó khăn và khó xác định thiệt hại. Do vậy, việc xác định giá trị hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là căn cứ duy nhất để cơ quan chức năng xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hơn nữa, để áp dụng Điều 171, lực lượng chức năng phải căn cứ vào Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22-9-2006 của Chính phủ để xác định giá trị hàng hóa vi phạm. Theo đó, giá làm căn cứ xử phạt là giá do người bán niêm yết hoặc thực bán. Theo điều 28, Nghị định 105 thì giá làm căn cứ xử phạt là giá do người bán niêm yết hoặc thực bán. Nếu trường hợp phát hiện hàng giả tại nơi sản xuất thì giá được xác định là giá thành của sản phẩm gây bất hợp lý.
Ông Vương Trí Dũng dẫn chứng, giá một đôi giày giả mạo nhãn hiệu NIKE là 100 nghìn đồng. Tuy nhiên khi lực lượng bắt giữ 200 đôi giày, các đối tượng chỉ khai giá khi bán là 30 nghìn đồng/đôi, giá niêm yết chỉ 50 nghìn đồng/ đôi và giá trong hóa đơn là 10 nghìn đồng/đôi. Như vậy theo quy định tại Nghị định 105, lô hàng trên được xác định có giá là 10 triệu đồng. Một giả thiết khác, nếu số giày giả mạo trên được lực lượng chức năng bắt quả tang tại một sở sở sản xuất tại Hà Nội, với chi phí sản xuất dưới 40 nghìn đồng/đôi, tương đương lô hàng vi phạm có giá 8 triệu đồng. Rõ ràng, người sản xuất hàng giả bao giờ cũng chịu trách nhiệm nhẹ hơn người buôn bán, kinh doanh hàng giả, bởi giá bán bao giờ cũng cao hơn chi phí sản xuất.
Tin liên quan
Chủ động nguồn nguyên phụ liệu - “lối thoát” cho dệt may, da giày xuất khẩu
14:36 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
T&T Group phát động cuộc thi “Sáng tạo Ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025”
14:35 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk và FPT hợp tác nâng tầm quản trị tài chính bằng giải pháp công nghệ
09:12 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nguồn lực phục hồi từ giá trị và vị thế của doanh nghiệp
06:30 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Alena Energy cùng nhiều sản phẩm công nghệ xanh được giới thiệu tại GRECO 2024
20:43 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khó thu hồi, tỷ lệ nợ xấu khối ngân hàng tư nhân lên tới 7,77%
20:32 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lãnh đạo các ngân hàng lớn kiến nghị giải pháp giảm áp lực dòng vốn trung và dài hạn
20:28 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ tịch VinGroup, Thaco, Sun Group, Sovico… hiến kế cho phát triển kinh tế
15:00 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
MSB dành 1.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp ảnh hưởng bởi bão số 3
09:08 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng
09:01 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết phục vụ người dân Việt Nam
17:05 | 20/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
7 doanh nghiệp được phân giao hạn ngạch nhập khẩu 121.000 tấn đường
16:21 | 20/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt “Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì” đầu tiên tại Việt Nam
19:29 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
Chủ động nguồn nguyên phụ liệu - “lối thoát” cho dệt may, da giày xuất khẩu
Lỗ hổng quay vòng hóa đơn hợp thức đường lậu
T&T Group phát động cuộc thi “Sáng tạo Ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025”
Hải quan - Biên phòng Lạng Sơn phối hợp thực hiện 3.083 lượt tuần tra, kiểm soát
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform