“Bội thực” lãnh đạo
Không mấy người để ý vì một đơn vị có nhiều lãnh đạo xem ra cũng không phải quá hiếm (đã có lúc người ta đã phải dùng đến cụm từ “lạm phát cấp phó” để bàn về vấn đề này). Nhưng để đến mức Thủ tướng phải “chỉ đạo” thì có nghĩa là “quá” lắm rồi.
Có nhiều lý do để các địa phương, ban ngành “lý giải” cho việc bổ nhiệm nhiều cấp phó nhưng dù là lý do nào, việc bổ nhiệm, vượt quá quy định cũng cần phải được xem xét, cân nhắc kỹ.
Vậy nên việc Thanh Hóa có tới 8 Phó Giám đốc Sở, chiếu với quy định của Chính phủ là "số lượng Phó Giám đốc Sở không quá 3 người; riêng các Sở thuộc UBND TP. Hà Nội và UBND TP. HCM không quá 4 người" thì rõ ràng việc bổ nhiệm của Thanh Hóa, dù với lý do nào cũng là bất chấp quy định.
Câu hỏi được đặt ra là vì sao việc bổ nhiệm “bất chấp” này lại thực hiện được khi mà quy trình bổ nhiệm lãnh đạo đều đã được quy định rất chặt chẽ.
Mà thực tế cho thấy bổ nhiệm thì dễ, nhưng cách chức, nếu cán bộ không vi phạm, dường như là điều không thể.
Nhân chuyện này nhớ đến Hà Nội, cách đây mấy tháng, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung (khi đó vẫn còn được gọi là tân Chủ tịch) đã có một quyết định “quyết liệt nhưng không dễ”, đó là sắp xếp lại bộ phận văn phòng của Ủy ban, giảm từ 12 phòng xuống còn 7 phòng. Sự sắp xếp này của tân Chủ tịch đã thừa ra 27 Phó trưởng phòng. Một con số không dễ giải quyết bởi Chủ tịch Chung không thể “cắt chức” 27 vị Phó trưởng phòng này mà chỉ có thể giải quyết theo hướng các lãnh đạo này vẫn giữ nguyên chức vụ và hưởng nguyên lương Phó trưởng phòng nhưng không tham gia điều hành mà làm việc như chuyên viên.
Việc này tạo một sự “lạ” trong quản lý nhà nước.
Hiểu nôm na thì quyết định này của ông Nguyễn Đức Chung chỉ giúp giảm bớt sự “rối” trong điều hành khi có quá nhiều phòng ban cũng như cấp phó, chứ không cắt giảm thực sự số lãnh đạo đã được bổ nhiệm kia. Mà đấy cũng chỉ mới “đụng” đến các phòng trong Ủy ban, nếu rà soát tới các sở, ban ngành của thành phố, thiết nghĩ số ghế cần phải sắp xếp ắt hẳn không ít. Bởi lẽ chỉ riêng việc khi Hà Đông sát nhập với Hà Nội thì lượng cán bộ các sở, ban ngành theo đó đã tăng nhanh đột biến.
Phức tạp là vậy, khó khăn là vậy nên ông Chung, đến nay, cũng chỉ mới dừng lại ở việc sắp xếp ở Ủy ban mà thôi.
Không chỉ ở Hà Nội, báo Dân trí (ngày 6-5-2016) có bài “Sở 33 người thì... 17 người là lãnh đạo”. Theo báo này thì Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch tỉnh Gia Lai có 45 cán bộ, nhân viên; trong đó có 1 Giám đốc, 5 Phó Giám đốc, 15 Phó, Trưởng phòng. Như vậy, tại Sở này, số cán bộ, lãnh đạo hưởng trợ cấp trách nhiệm cho chức vụ lên tới 21 người, số lượng “sếp” chỉ ít hơn nhân viên 3 người. Hay Sở Xây dựng có 33 cán bộ, nhân viên; trong đó có 1 Giám đốc, 4 Phó Giám đốc, 12 Phó, Trưởng phòng. Như vậy, số lượng “sếp” của Sở này nhiều hơn nhân viên 1 người (có Phòng có 1 Trưởng phòng, 1 Phó trưởng phòng và 1 nhân viên).
Vậy nên không khó hiểu khi Thủ tướng đã phải “có ý kiến” về việc “lạm phát” cấp Phó ở Thanh Hóa như một sự nhắc nhở nghiêm khắc dành chung cho các địa phương khác.
Và để làm nghiêm, có ý kiến cho rằng nếu Bộ Nội vụ vào kiểm tra, thanh tra thấy rằng việc bổ nhiệm không đúng, không phù hợp thì yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm huỷ bỏ quyết định đó đi để giảm bớt cấp phó.
Quan trọng hơn cần phải làm nghiêm ngay từ khâu bổ nhiệm để tránh phải xử lý mới là điều cơ quan quản lý cần lưu tâm.
Tin liên quan
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
14:39 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng ra công điện hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
10:56 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
19:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất cơ sở pháp lý lập sàn giao dịch dữ liệu
18:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8%
18:27 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp về chủ nghĩa đa phương
08:32 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất mở đường bay thẳng giữa TP Los Angeles và TPHCM
15:31 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên nhân nào làm CPI 9 tháng tăng?
15:01 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam - Thành viên chủ chốt, tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ
09:21 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
5 nhóm tiêu chí để lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công
Ngành Tài chính tập trung nguồn lực đảm bảo tiến độ, chất lượng các đề án chính sách
Biên giới Tây Nam mùa nước nổi: Nguy cơ bùng phát buôn lậu thuốc lá
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics