Cách ông Joe Biden khôi phục vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden. (Ảnh: AFP/TTXVN). |
Theo eurasiareview.com, tình trạng chia rẽ và khủng hoảng chính trị ở Washington đã hủy hoại nghiêm trọng vai trò “đầu tàu” của Mỹ.
Thực trạng này diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ hoàn toàn bất lực trong công tác kiểm soát và khống chế đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (COVID-19) vốn đang lây lan mạnh trên toàn nước Mỹ.
Do thể chế chính trị Mỹ mang tính cởi mở và minh bạch nên cả hai thất bại này đều trở thành mối quan tâm của cộng đồng quốc tế, đồng thời là chủ đề bàn tán của đông đảo cơ quan báo chí trên thế giới, bao gồm cả ở khu vực Trung Đông và vùng Vịnh.
Nhiều bài viết gần đây khẳng định rằng việc Mỹ đánh mất vai trò lãnh đạo là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, tác giả bài viết này, Tiến sỹ Abdel Aziz Aluwaisheg - cây bút bình luận trên Arab News - lại khẳng định điều ngược lại.
Ông khẳng định hiện không có cường quốc nào có đủ tầm và lực để có thể “soán ngôi” Mỹ vào thời điểm này.
Do những thiệt hại về kinh tế chính trị và xã hội mà hai cuộc khủng hoảng nói trên gây ra, chính quyền Mỹ sắp tới do ông Joe Biden lãnh đạo cũng sẽ cần phải khẩn trương tìm cách trấn an sự hoài nghi của cộng đồng quốc tế về khả năng khôi phục vị thế lãnh đạo của nước này.
Tiến sỹ Abdel Aziz Aluwaisheg cho rằng những hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Mỹ trong tương lai xuất phát một phần từ quan niệm và nhận thức.
Nhiều nước khác cũng vướng phải những cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ. Nhiều nước cũng phải dò dẫm tìm cách kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, do văn hóa chính trị cởi mở và một nền báo chí cứng rắn, thất bại của Mỹ lại bị báo chí thế giới "nã" hết đòn này đến đòn khác, trong khi các nước bạn bè xa lánh, còn các nước đối địch hả hê.
Đã thế, lâu nay Mỹ lại luôn tự cho mình là “tấm gương” về kỹ năng và quản trị tốt trong cách ứng phó với các vấn đề y tế cộng đồng. Khi nhiều nước ngưỡng mộ Mỹ về điều này đồng nghĩa với việc họ càng có nhiều nhìn nhận hơn về những thất bại của Mỹ.
Lâu nay, nhiều nước trên thế giới vẫn dựa vào vai trò lãnh đạo của Mỹ để đối phó với các cuộc khủng hoảng toàn cầu và Washington đã thể hiện được vai trò của mình một cách đáng tin cậy. Ví dụ, vùng Vịnh đã hưởng lợi từ vai trò lãnh đạo của Washington.
Tiêm vắcxin phòng COVID-19 cho nhân viên y tế tại bệnh viện ở San Diego, California, Mỹ ngày 15/12/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN). |
Tuy nhiên, với đại dịch COVID-19 hiện nay, vốn là một trong những số ít thách thức toàn cầu trong lịch sử cận đại, Mỹ đã không thể hiện được vai trò dẫn dắt các nỗ lực quốc tế trong việc định hình, phối hợp và đóng góp cho các sáng kiến ứng phó dịch bệnh.
Nhìn lại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Mỹ đã có những nỗ lực không biết mệt mỏi và thành công khi xử lý những hậu quả của cuộc khủng hoảng này.
Còn với COVID-19, Mỹ không chỉ “rút vào hậu trường” mà còn công khai phản đối nỗ lực hợp tác quốc tế. Một minh chứng khác liên quan Tổ chức Y tế Thế giới, quyết định của Mỹ hồi mùa Hè năm 2019 khi rời khỏi tổ chức này đã khiến mọi vấn đề trở nên tồi tệ hơn, mà hậu quả trực tiếp là sự suy giảm vị thế lãnh đạo của Washington.
Khi chính Mỹ là “tâm dịch” của COVID-19 với số ca nhiễm virus và tử vong cao nhất thế giới và không có đủ phương tiện y tế cũng như công cụ kinh tế để đối phó với khủng hoảng, các nước nhỏ hơn đã phải tìm kiếm sự giúp đỡ của các nước khác trong cuộc chiến chống COVID-19.
Ngoài cách ứng phó yếu kém đối với dịch bệnh, các đồng minh châu Âu của Mỹ còn phàn nàn về những tranh cãi và bất đồng thường xuyên về các chính sách quốc phòng và ngoại giao mà họ coi là những minh chứng cho chủ nghĩa đơn phương của Mỹ.
Những xung đột thương mại cũng làm lu mờ vị thế lãnh đạo của Mỹ khi Washington áp đặt các đòn thuế quan bảo hộ đối với các mặt hàng nhập khẩu từ các đồng minh thân cận ở châu Âu, Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh và các khu vực khác.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi tháng 11 vừa qua cũng được thế giới quan tâm theo dõi và phân tích do dự tính nhiều điều bất ngờ có thể xảy ra. Thế nhưng, một lần nữa, những tranh cãi không hồi kết và những cuộc khẩu chiến kéo dài về kết quả bỏ phiếu đã làm xói mòn thêm vai trò lãnh đạo của Mỹ.
Khi Mỹ phân tâm trước những vấn đề quan trọng của thế giới do phải tập trung xử lý cuộc khủng hoảng chính trị và y tế công trong nước đã làm xói mòn nhận thức về khả năng của Washington đóng vai trò “đầu tàu.”
Sẽ cần cả một cuộc chiến cam go để có thể đánh tan nhận thức này. Tuy nhiên, chính quyền của ông Biden có thể thiết lập lại nhận thức về vai trò của Mỹ dựa trên những nền tảng thành công mà chính quyền ông Trump đã gây dựng song ông Trump đã bỏ qua vì tập trung vào những vấn đề mà họ không thể đạt được.
Một trong những nền tảng quan trọng là vai trò mà Mỹ đã thể hiện trong việc hỗ trợ sự ổn định kinh tế ở nhiều nước trong thời kỳ đại dịch. Vai trò lãnh đạo của Mỹ được thể hiện rõ nét qua sự hợp tác với Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới và G20.
Trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. (Ảnh: Barrons). |
Đóng vai trò là bên cho vay như một giải pháp cuối cùng đối với các nước đi vay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã mở rộng dòng tiền khẩn cấp (những hoán đổi tiền tệ) cho các ngân hàng trung ương nước ngoài, với mục tiêu kép là ổn định các thị trường chứng khoán và đồng nội tệ của các nước đang bị mất giá vì tác động của đại dịch và suy thoái kinh tế.
Để duy trì vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thị trường tài chính, chính quyền của ông Biden cần củng cố những nền tảng quan trọng của nền kinh tế nước này, vốn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đai dịch: tỷ lệ thất nghiệp cao, sản xuất thu hẹp, thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại gia tăng. Nếu không tái thiết sức mạnh kinh tế thì năng lực dẫn dắt của Mỹ sẽ bị thu hẹp trong tương lai.
Một thành công khác mà Mỹ đạt được trong năm 2019 là việc khôi phục sự ổn định trên thị trường năng lượng. Tháng 4/2020, ông Trump đã đóng vai trò trung gian thành công cho các nước thuộc Tổ chức Xuất khẩu dầu mỏ, đại diện bởi Saudi Arabia và Nga, để đạt được một thỏa thuận nhằm cứu vớt giá dầu thô rơi tự do trên thị trường. Thỏa thuận này cũng là “phao cứu sinh” các nhà sản xuất dầu của Mỹ.
Thành tựu quan trọng nhất mà chính quyền ông Trump gặt hái được là chính sách của Mỹ đối với Iran. Washington đã tỏ thái độ cứng rắn và thách thức các cuộc tấn công của Iran gây gián đoạt lưu thông hàng hải ở vùng Vịnh và buộc Tehran phải chùn bước.
Sau đó, Mỹ “trừ khử” Tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh đơn vị Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) song Tehran không thể trả thù.
Chính quyền ông Trump cũng thành công khi thuyết phục các đồng minh và đối tác của Mỹ về sự cần thiết phải tiến hành thêm các cuộc đàm phán với Iran về Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện, thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân Iran.
Theo đó, ông Trump muốn đưa vào bàn đàm phán những vấn đề liên quan chương trình tên lửa đạn đạo của Iran và các hoạt động phá hoại của quốc gia Hồi giáo này trong khu vực.
Dường như chính quyền ông Biden đồng tình với chính sách nói trên của chính quyền ông Trump. Tong một cuộc trả lời phỏng vấn của CNN vừa qua, ông Jake Sullivan - người được ông Biden chọn là cố vấn an ninh quốc gia Mỹ - nói rằng chương trình tên lửa đạn đạo của Iran “cần phải được thảo luận” nếu Mỹ quay lại thỏa thuận hạt nhân Iran.
Ông cũng cho rằng các nước khác trong khu vực có thể tham gia thỏa thuận này, mà không chỉ giới hạn ở 5 nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Ngoài ra, chính quyền ông Trump đã gây dựng được nhiều thành công hơn nữa song đã bị báo chí bỏ qua khi họ “soi” những sai lầm trong công tác chống dịch và cuộc bầu cử Mỹ. Chính quyền mới dường như sẽ tìm cách củng cố và tiếp nối dựa trên những thành tựu này và sẽ hóa giải những khó khăn nhằm khôi phục vị thế lãnh đạo của Mỹ về chính trị, kinh tế và những giá trị xã hội khác.
Tin liên quan
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan-Biên phòng Quảng Bình phối hợp xử lý 51 vụ, thu giữ trên 270kg ma túy các loại
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Cửa khẩu thông minh phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
Chủ động nguồn nguyên phụ liệu - “lối thoát” cho dệt may, da giày xuất khẩu
Lỗ hổng quay vòng hóa đơn hợp thức đường lậu
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform