Cần có quy định về quản lý tài sản ảo, tiền ảo để ngăn chặn nguy cơ rửa tiền
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu điều hành nội dung thảo luận về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Ảnh: Quochoi.vn |
Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, đa số ý kiến các đại biểu nhất trí về sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền để nâng cao hiệu quả, hiệu lực, góp phần vào công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, phòng, chống tham nhũng và bảo đảm an ninh tài chính tiền tệ, phù hợp với các cam kết quốc tế.
Tuy nhiên, để hiệu quả hơn nữa, các đại biểu Quốc hội vẫn nêu ra một số ý kiến yêu cầu cơ quan soạn thảo làm rõ như về khái niệm, tên gọi, phạm vi và có những sửa đổi cần thiết. Bởi theo các đại biểu Quốc hội, trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhiều nguồn vốn được đổ vào nước ta thông qua các hình thức đầu tư nên có thể tiềm ẩn tội phạm tài chính liên quan đến rửa tiền.
Cùng với đó, đại biểu Quốc hội Thái Thị An Chung (đoàn Nghệ An) cho biết, trong lĩnh vực bất động sản có nguy cơ cao bị tội phạm rửa tiền tấn công các giao dịch bất động sản có thể qua sàn hoặc trực tiếp, thanh toán bằng tiền hoặc chuyển khoản nên khó kiểm soát. Vì thế, vị này kiến nghị bổ sung đối tượng báo cáo là tổ chức đấu giá tài sản bởi đấu giá là hình thức mua bán tài sản phổ biến, nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong thu ngân sách ở địa phương, nên cần phải giám sát chặt chẽ dòng tiền.
Ngoài ra, đại biểu Quốc hội Thái Thị An Chung còn đề nghị cần sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản theo hướng quy định các giao dịch bất động sản phải thực hiện thanh toán qua hệ thống ngân hàng, để chống thất thu thuế, chống rửa tiền và minh bạch thị trường bất động sản.
Đặc biệt, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh đến việc phòng ngừa rửa tiền trong các giao dịch trực tuyến, giao dịch bằng tiền ảo, tài sản ảo. Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Đoàn Thừa Thiên - Huế) bày tỏ, giao dịch trên nền tảng trực tuyến rất phổ biến, chưa được kiểm soát và dự báo thời gian tới, việc mở rộng hội nhập quốc tế, các giao dịch tiền ảo sẽ phát triển và có thể trở thành điều kiện thuận tiện cho các hành vi rửa tiền.
Đồng quan điểm, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, sự phát triển của kinh tế số cũng là cơ hội để các đối tượng tội phạm có hành vi gian lận tinh vi, phức tạp hơn, bao gồm các hành vi rửa tiền sử dụng công nghệ cao thông qua các kênh thương mại điện tử, dịch vụ tài chính trên nền tảng số… Do đó, đại biểu đề nghị ban soạn thảo cân nhắc bổ sung quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền đối với tiền ảo, tài sản ảo để kịp thời ngăn chặn các hành vi rửa tiền.
Cần hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền thông qua tài sản ảo. Ảnh: ST |
Cũng liên quan đến vấn đề này, đại biểu Quốc hội, Trung tướng Nguyễn Hải Trung (đoàn TP Hà Nội) - Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, hiện Công an TP Hà Nội đang điều tra vụ án với tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và rửa tiền với số tiền ước tính có thể lên đến nhiều nghìn tỷ đồng. Đối tượng chủ mưu, tổ chức các hoạt động phạm tội này là người nước ngoài, thuê rất nhiều người nước khác, trong đó có người Việt Nam, trụ sở, địa điểm tổ chức, công cụ, thiết bị thực hiện hành vi phạm tội là ở nước ngoài. Sau khi nhận tiền của người bị hại thì chia nhỏ gửi qua nhiều tài khoản, sau đó chụm vào 1 tài khoản ảo, rồi rút ra tiền mặt.
Do đó, đại biểu Nguyễn Hải Trung đề nghị cần có cơ chế phối hợp đối chiếu thông tin chủ tài khoản ngân hàng, tài khoản trên nền tảng trung gian thanh toán, có khi đăng ký mở tài khoản với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phòng tránh các trường hợp sử dụng tài khoản giả. Đặc biệt là cần có quy định về quản lý tài sản ảo, tiền ảo, dịch vụ công nghệ tài sản, bởi tiền ảo, tiền số chưa được công nhận về pháp lý nhưng thực tế đang có "thị trường ngầm" và phần lớn tội phạm lừa đảo đều thông qua tiền ảo để rửa tiền.
Giải trình những vấn đề đại biểu Quốc hội nêu ra, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho hay, về ý kiến đề nghị bổ sung các công ty cung cấp dịch vụ tài sản ảo hay kinh doanh tài chính tiền tệ trên nền tảng về công nghệ, trong quá trình xây dựng, cơ quan soạn thảo đã đưa các hoạt động này vào trong dự thảo luật, nhưng trong quá trình tham vấn, các ý kiến cho rằng, các hoạt động này chưa được quy định trong các văn bản quy định pháp luật hiện hành, nên chưa đưa vào dự thảo luật.
Vì vậy, theo Thống đốc, quy định này sẽ giao Chính phủ bổ sung đối tượng báo cáo sau khi được sự chấp thuận, đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Lãnh đạo NHNN cũng cho hay, năm 2017, Thủ tướng ban hành Quyết định 1255 phê duyệt đề án “Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo”. Bộ Tư pháp được giao chủ trì rà soát, đánh giá thực trạng về tiền ảo và lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tiền ảo, tài sản ảo. Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính làm đầu mối triển khai nhiệm vụ “xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tiền ảo, tài sản ảo” và tiền khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn giao dịch của các sàn giao dịch tài sản ảo, tiền ảo.
Tin liên quan
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
16:46 | 23/09/2024 Tài chính
Quốc hội phê chuẩn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ
16:25 | 26/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất giảm thuế GTGT trong hóa đơn sử dụng điện là không hợp lý
20:06 | 21/08/2024 Tài chính
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
16:22 | 29/09/2024 Kinh tế
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
16:10 | 29/09/2024 Kinh tế
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
14:37 | 29/09/2024 Kinh tế
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo
12:28 | 28/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
16:02 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng, hướng tới Net Zero
14:51 | 27/09/2024 Kinh tế
Điểm nghẽn lớn nhất của TPHCM hiện nay là hạ tầng
14:00 | 27/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 540 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/9
13:41 | 27/09/2024 Infographics
TP Hồ Chí Minh hướng đến phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao
13:19 | 27/09/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu đạt bình quân hơn 63 tỷ USD/tháng
09:41 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu năm 2024 nhắm mốc 400 tỷ USD
08:00 | 27/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
07:25 | 27/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics