Cần một trung tâm thông tin
Công tác XTTM của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đang được thực hiện thế nào, thưa ông?
Chúng tôi tham gia chương trình XTTM trong 8 năm liên tiếp (từ 2003 đến 2011) nhưng từ 2012 đến nay chúng tôi không sử dụng quỹ XTTM quốc gia nữa. Bởi lẽ kinh phí dành cho XTTM giảm dần, quy trình quyết toán và cấp tiền quyết toán tương đối phức tạp, định mức chi tiêu chậm đổi mới (hỗ trợ vé máy bay, tiền phòng, phương tiện vận tải...), vẫn theo định mức cũ trong khi giá cả tăng mạnh.
Ngành gỗ tự tổ chức chuyến đi cho DN sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nam Mỹ bằng cách huy động DN tự đóng góp, không cần thuê đơn vị tổ chức nên chi phí giảm. Chúng tôi đi rất gọn nhẹ để tìm đối tác, tìm hiểu thị trường và giới thiệu sản phẩm của mình. Tôi cho rằng, cách làm như vậy thiết thực hơn với DN.
Theo ông, cách làm mà Nhà nước đang thực hiện với cách mà Hiệp hội làm thì cách nào hiệu quả hơn?
Cần phải phân định rõ như sau: XTTM quốc gia có nhiều nội dung như khảo sát, tìm kiếm đối tác, giao thương, hội thảo, đoàn đi rộng hơn (ít nhất 20 DN trở lên). Tuy nhiên, với quy mô của Hiệp hội để làm được như vậy rất khó, nhất là việc huy động DN tham gia, nhiều khi DN không hợp thị trường thì cũng khó “huy động”. Do vậy, quy mô của Hiệp hội nhỏ, mỗi lần đi chỉ tập trung 1, 2 thị trường trọng điểm cho 5, 7 DN quan tâm, có nhu cầu. Ví dụ, thị trường Nam Ninh (Trung Quốc) phù hợp với các DN ở Bắc Ninh, Nga phù hợp DN Bình Dương, Bình Định… Mục đích của mỗi chuyến đi không phải để bán hàng mà là giới thiệu sản phẩm, hàng mang đi có thể mang về hoặc tặng lại. Việc có ít DN tham gia sẽ tạo ra sự đoàn kết, dễ phối hợp. Ngoài việc tìm kiếm thị trường chúng tôi còn đặt mục tiêu đi khảo sát thiết bị công nghệ.
Nếu để so sánh với 2 loại hình chương trình thì rất khó bởi mục đích mỗi bên khác nhau. Hơn nữa, mỗi hiệp hội, ngành hàng cũng có cách XTTM khác nhau để phù hợp với ngành hàng của mình.
Trên thực tế, nhiều DN phản ánh tình trạng thiếu thông tin thị trường, nhu cầu NK của đối tác, rõ nhất là với những mặt hàng nông sản. Ông có cho rằng đây là điểm bất cập không?
Tôi cho rằng đây là điểm bất cập nhất hiện nay. Như ngành gỗ hiện không có một kênh thông tin chính thống nào, cơ quan Hải quan không có, Tổng cục Thống kê cũng không, ngay cả như Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT cũng không có, nếu có thì số liệu không khớp nhau. Số liệu Tổng cục Thống kê đưa ra rất tổng hợp, cơ quan Hải quan chi tiết hơn nhưng chỉ là tổng hợp đơn hàng của DN chứ không phải sản phẩm. Còn ngành Công Thương, NN&PTNT thì sao chép lại số liệu của 2 đơn vị trên, thậm chí có những cơ quan của Bộ Công Thương còn lấy số liệu thống kê của đơn vị nước ngoài để đưa vào.
Do vậy, dữ liệu thống kê cho ngành gỗ không chuẩn xác. Ví dụ, dăm mảnh có 3 số liệu khác nhau, có thông tin đưa ra là năm 2014 XK dăm gỗ 8,3 triệu tấn, nhưng số liệu do cơ quan Hải quan thống kê là 6,9 triệu tấn, trong khi đó cơ sở báo cáo lên là 7,4 triệu tấn. Nguyên nhân của tình trạng này là do không có cơ quan đầu mối xử lý thông tin, cách tính của mỗi đơn vị cũng khác nhau (tươi, khô), giá cả khác nhau. Đây là vấn đề hết sức đau đầu với ngành gỗ. Ba năm qua, chúng tôi làm báo cáo thực trạng cung cầu ngành gỗ nhưng vẫn không ra số liệu (XK cần bao nhiêu, tiêu dùng trong nước bao nhiêu, gỗ nguyên liệu trong nước cung cấp được...).
Hiện Bộ Công Thương có mấy đơn vị tổng hợp nhiều thông tin như Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Cục Xuất nhập khẩu, nhưng những đơn vị này cũng lấy nguồn từ Hải quan, tra trên mạng, các vụ, cục khác của Bộ Công Thương cũng có thông tin nhưng dưới danh nghĩa giao thương. Bộ Công Thương đang thiếu cơ quan tập hợp những thông tin này. Đáng lẽ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại phải làm nhưng vì lý do nào đó họ vẫn không làm dù hàng tháng vẫn có báo cáo. Tôi rất mong Nhà nước có một tổ chức đứng ra làm đầu mối xây dựng trung tâm thông tin.
Thông tin thị trường, phía cơ quan chức năng có thể cung cấp cho hiệp hội được không?
Trên thực tế thì ngược lại, chính DN, hiệp hội là người cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng. Thế mới lạ! Chúng tôi có lợi thế truy cập mạng thường xuyên, thậm chí chúng tôi còn bỏ tiền ra mua thông tin rồi phân tích, tổng hợp.
Vậy chương trình XTTM cần có thay đổi như thế nào trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, thưa ông?
XTTM quốc gia cần thay đổi, ví dụ từng năm nên chọn thị trường cho các mặt hàng có thể là thủy sản, dệt may, đồ gỗ... chứ không nên tràn lan như hiện nay. Nếu làm được như vậy thì chương trình XTTM quốc gia sẽ có hiệu quả. Đặc biệt, cần có sự đổi mới theo hướng tập trung khảo sát thị trường mới (có thể mỗi năm chỉ 1 hoặc 2 thị trường bởi kinh phí cho XTTM còn hạn chế) để DN có thể tham gia được. Tuy nhiên, hiện tôi vẫn chưa thấy có tín hiệu nào thay đổi vấn đề này.
Bên cạnh đó, nên rút gọn đối tượng tham gia XTTM cho những ngành trọng điểm, còn hiện nay đối tượng được tham gia khá rộng. Cách làm này chỉ đúng với 5-7 năm về trước, khi đó cần mở rộng thị trường với nhiều sản phẩm khác nhau nhưng hiện nay phía đối tác đã quen với sản phẩm của Việt Nam. Chúng tôi cũng đánh giá cao chương trình XTTM quốc gia về độ quảng bá thương hiệu, sản phẩm của Việt Nam đến các nước. Ngành gỗ có được sự tăng trưởng tốt từ 2003 đến nay một phần là nhờ vào chương trình này. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn mỗi khác, khi hội nhập sâu rộng thì cách làm phải khác đi.
Vai trò cầu nối của cơ quan XTTM cần được phát huy hơn nữa. (Ảnh: P.THU) |
Theo quan sát của tôi, các văn phòng XTTM của các nước tại Việt Nam hoạt động rất hiệu quả như JETRO (Nhật Bản), KOTRA (Hàn Quốc). Tại sao chúng ta không tận dụng lực lượng này để tăng hiệu quả XTTM?
Đúng là các văn phòng XTTM của nước ngoài hoạt động hiệu quả nhưng hiện các hiệp hội vẫn chưa gắn kết được với họ do chưa hiểu tiêu chí, cách thức làm ăn của họ. Kênh XTTM thương mại này rất tốt nhưng tiếc rằng do thiếu sót từ chính Hiệp hội nên chưa tiếp cận được. Tôi cho rằng, đây là cách làm mà chúng ta nên làm để kết nối với các đối tác, quảng bá sản phẩm dễ dàng hơn.
Xin cảm ơn ông!
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam: Năm 2016, hội nhập sẽ giúp ngành da giày có mức tăng trưởng tốt hơn, thêm cơ hội mở rộng thị trường. Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội này tôi cho rằng cần phải tăng cường hơn nữa hoạt động XTTM. Theo đó, XTTM thời gian tới nên theo hướng tăng cường hoạt động mời các nhà NK đến Việt Nam bởi cơ hội Việt Nam mở ra nhiều, các nhà NK cũng có nhu cầu nắm bắt tình hình nhà máy ở Việt Nam để tiến tới đặt hàng. Bên cạnh đó, cần mở rộng tìm kiếm thị trường ở các FTA chúng ta đã ký kết để thông tin khách hàng thông rõ. Nắm bắt sản phẩm nào được hưởng ưu đãi ngay để tập trung làm trước, sau đó mới tính đến các sản phẩm theo lộ trình để có kế hoạch phù hợp. Có như vậy, công tác XTTM mới phù hợp với các FTA thế hệ mới. Ông Lê Bá Ngọc, Tổng thư ký Hiệp hội Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam: Cơ sở hạ tầng là vấn đề nan giải trong việc tổ chức các hội chợ, triển lãm cho ngành hàng thủ công mỹ nghệ. Ở Hà Nội hiện chỉ có Trung tâm Triển lãm Giảng Võ là nơi có thể tổ chức các hội chợ cho hàng thủ công mỹ nghệ nhưng nếu quy mô hội chợ mở rộng hơn, khách hàng tham gia nhiều hơn thì sẽ không biết tổ chức ở đâu. Thế nhưng, một tin không vui là Trung tâm triển lãm Giảng Võ đã được bàn giao lại cho Tập đoàn Vingroup. Chúng tôi đang không biết tổ chức triển lãm ở đâu khi mà số khách đăng ký tham gia đã lên tới con số 900. Khó khăn về cơ sở hạ tầng chúng tôi rất mong được Bộ Công Thương sớm tháo gỡ. Ông Trương Đình Hòe, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam: Trong lúc ngân sách cho hoạt động XTTM còn eo hẹp thì cái chính yếu để thực hiện tốt XTTM vẫn là khâu chuẩn bị. Trước khi tổ chức một hoạt động XTTM dưới dạng nào đi chăng nữa thì cũng cần có động tác thăm dò, khảo sát ý kiến của DN để cùng trao đổi, xây dựng chương trình. Điều quan trọng là phải có ưu tiên theo nhu cầu thực sự của DN, làm sao để chương trình có tác động lan tỏa mạnh hơn, tạo hiệu ứng tốt. Bên cạnh những hoạt động XTTM đã làm như hội chợ, triển lãm..., công tác XTTM trong thời kỳ hội nhập cần tiến hành quảng bá sâu hơn, marketing cho các sản phẩm cao cấp (ví dụ như cá tra chất lượng cao) thông qua chương trình quảng bá ngành thủy sản, phối hợp với đơn vị nước ngoài đưa thông tin nhiều hơn tới người tiêu dùng. Ngoài ra, nếu duy trì được hoạt động gặp gỡ các đại sứ với hiệp hội, ngành hàng trước khi đi nhận nhiệm kỳ mới thì sẽ rất tốt trong việc kết nối thông tin giữa 2 đối tượng này. P.T (ghi) |
Tin liên quan
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
14:39 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng ra công điện hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
10:56 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
19:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất cơ sở pháp lý lập sàn giao dịch dữ liệu
18:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8%
18:27 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp về chủ nghĩa đa phương
08:32 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất mở đường bay thẳng giữa TP Los Angeles và TPHCM
15:31 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên nhân nào làm CPI 9 tháng tăng?
15:01 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam - Thành viên chủ chốt, tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ
09:21 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics