Cân nhắc tăng trần nợ công để đảm bảo mục tiêu giữ vững an ninh tài chính quốc gia
Ông Võ Hữu Hiển. |
Việc xem xét tăng tỷ lệ nợ công thêm từ 2-3% GDP để có thêm nguồn lực hỗ trợ nền kinh tế sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng trả nợ nước ngoài, an toàn tài chính quốc gia, thưa ông?
Theo kế hoạch vay, trả nợ công năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, kế hoạch vay của Chính phủ năm 2020 là 501 nghìn tỷ đồng, gồm: vay trong nước 394 nghìn tỷ đồng và vay nước ngoài 107 tỷ đồng. Trường hợp tăng vay vốn thêm 2-3% GDP để bổ sung nguồn lực cho đầu tư phát triển, hỗ trợ nền kinh tế ứng phó trước tác động của đại dịch Covid-19, theo tính toán của chúng tôi, khả năng các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ so với GDP vẫn nằm trong giới hạn được Quốc hội cho phép.
Tuy vậy, phương án vay bổ sung 2-3% GDP trong năm 2020 tương ứng với 180-240 nghìn tỷ đồng (trên cơ sở GDP đánh giá lại) so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cũng sẽ là thách thức không nhỏ.
Một mặt, tình hình giải ngân nguồn vốn đầu tư công, trong đó có các khoản vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài từ đầu năm đến nay còn rất chậm. Việc thực hiện 100% kế hoạch vốn trong năm đã được Quốc hội, Chính phủ giao đòi hỏi nỗ lực rất lớn. Hiện còn trên 10 tỷ USD các khoản vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đã ký kết, cần ưu tiên giải ngân ngay trong năm nay cũng như giai đoạn tới theo đúng cam kết với các nhà tài trợ.
Việc huy động vốn vay nước ngoài cho chương trình dự án mới đòi hỏi thời gian chuẩn bị dài, có thể lên tới 2-3 năm do đòi hỏi nhiều thủ tục, trình tự phải triển khai trước khi có thể hoàn thành đàm phán, ký kết và giải ngân. Trong khi đó, việc huy động vốn vay nước ngoài để hỗ trợ trực tiếp cho ngân sách có thể triển khai nhanh hơn, nhưng thông thường các khoản vay này có quy mô nhỏ và kèm theo ràng buộc chính sách.
Mặt khác, khả năng hấp thụ vốn của thị trường trái phiếu chính phủ trong nước còn hạn chế. Việc phát hành thêm khối lượng vốn lớn sẽ dẫn đến nguy cơ gây áp lực gia tăng chi phí vay vốn của Chính phủ hoặc dẫn đến rủi ro tái cấp vốn trong những năm sau trong trường hợp Chính phủ phải phát hành trái phiếu kỳ hạn ngắn để đáp ứng nhu cầu vay tăng cao.
Ngoài ra, qua nghiên cứu tình hình các nước cho thấy, việc bội chi, nợ công gia tăng mạnh trở lại cũng như việc tham gia vào các sáng kiến giảm nợ của một số tổ chức quốc tế đã ảnh hưởng trực tiếp và tiêu cực lên hệ số tín nhiệm của một số nước.
Việc này gắn với hệ lụy một mặt làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, mặt khác còn làm tăng chi phí vay vốn của toàn bộ nền kinh tế.
Suy từ bài học của một số quốc gia trên thế giới, việc huy động các nguồn vay mới, bao gồm cả các khoản hỗ trợ Covid-19 cần được thẩm định, lựa chọn kỹ về tính hiệu quả, so sánh chi phí - lợi ích để đảm bảo khả năng trả nợ trong trung, dài hạn trước khi quyết định vay. Trường hợp Quốc hội phê duyệt điều chỉnh tăng tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước năm 2020, cần tính đến việc huy động từ các quỹ dự trữ tài chính trong nước, từ ngân quỹ nhà nước, cũng có thể phải tính đến phương án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế. Đồng thời, cũng cần đa dạng hóa các nguồn lực khác như tranh thủ nguồn viện trợ, đầu tư trực tiếp nước ngoài để giảm áp lực lên nợ công.
Việc xem xét nâng trần nợ công nêu trên sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Mức trần nợ công được Quốc hội cho phép trong giai đoạn 2016-2020 là 65% GDP. Thẩm quyền quyết định, điều chỉnh trần nợ công cho từng giai đoạn 5 năm thuộc về Quốc hội.
Tính đến hết năm 2019, nợ công ở mức khoảng 55% GDP. Đối với năm 2020, với việc tăng trưởng kinh tế, nguồn thu ngân sách nhà nước bị ảnh hưởng tiêu cực do đại dịch, nợ công có thể tăng lên mức 57-58% GDP, tuy nhiên vẫn còn dư địa rất lớn trước khi phải tính đến phương án nâng trần nợ công.
Trong bối cảnh quốc tế cũng như trong nước còn nhiều thách thức, một điểm sáng từ đầu năm đến nay có thể kể đến là hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam được cả 3 tổ chức xếp hạng tiếp tục giữ nguyên. Trong khi đó, trong 7 tháng đầu năm 2020, có đến 40 quốc gia trên thế giới và trong khu vực đã bị hạ bậc tín nhiệm, 104 đợt hạ triển vọng tín nhiệm quốc gia bởi 3 tổ chức đánh giá S&P, Moody’s và Fitch, chủ yếu do các gói hỗ trợ tài khóa phòng chống đại địch dẫn đến gánh nặng nợ công gia tăng mạnh tại các nước này.
Để đạt được kết quả giữ nguyên hệ số tín nhiệm của Việt Nam, trước hết phải kể đến thành công của Chính phủ trong việc kiềm chế hậu quả đại dịch Covid-19 trong nước, qua đó khẳng định tiềm năng phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta hậu đại dịch. Bên cạnh đó, phải kể đến đóng góp hết sức quan trọng của thành quả củng cố tình hình tài chính – ngân sách kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay, cắt giảm mạnh bội chi và tỷ lệ nợ công, tạo dư địa dự phòng chính sách để ứng phó với rủi ro vĩ mô như chúng ta đang đối mặt trong năm 2020.
Đối với các chỉ tiêu an toàn nợ công trong giai đoạn 2021-2025, Quốc hội sẽ xem xét, phê duyệt vào năm 2021. Quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 07-NQ/TW là cần cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công phải đảm bảo hiệu quả, bền vững, “chỉ chi trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ”; giảm dần tỷ lệ nợ công đến năm 2030 không quá 60% GDP (trên cơ sở chưa điều chỉnh), tiến tới giảm tỷ lệ bội chi ngân sách và tỷ lệ nợ công so với GDP, hướng tới cân bằng thu - chi ngân sách nhà nước.
Như vậy, việc tính toán, đề xuất trần nợ công để trình Quốc hội xem xét, phê duyệt trong giai đoạn sẽ được cân nhắc kỹ để đảm bảo mục tiêu giữ vững an ninh tài chính quốc gia, bền vững nợ. Một mặt phù hợp với khả năng vay vốn trên thị trường để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, mặt khác phù hợp với khả năng trả nợ của ngân sách, không làm ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia cũng như hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
09:46 | 13/09/2024 Tài chính
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
20:00 | 18/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
18:44 | 16/09/2024 Tài chính
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
18:43 | 16/09/2024 Tài chính
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp lương thực, vật tư cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3
21:50 | 15/09/2024 Tài chính
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
09:50 | 15/09/2024 Thuế - Kho bạc
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
16:08 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
16:05 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
08:57 | 14/09/2024 Tài chính
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
20:00 | 13/09/2024 Thuế - Kho bạc
bawns cas h5
Tin mới
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform