Cần phản ứng nhanh của nền kinh tế
Thương mại biên giới sẽ chịu ảnh hưởng lớn dưới tác động của dịch corona. Trong ảnh: Hoạt động giao thương ngưng trệ tại cửa khẩu Cốc Nam, Lạng Sơn. Ảnh: HẢI LONG |
Thách thức lớn cho nền kinh tế
Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, hội nhập và kết nối hàng đầu trên thế giới và phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, nên tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (dịch nCoV) sẽ là đáng kể.
Công ty Chứng khoán VnDirect trong báo cáo gần đây đã dự báo 9 ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là dệt may, bán lẻ, thủy sản, bia, dầu khí, chứng khoán, cảng biển – vận chuyển, dịch vụ sân bay và hàng không.
Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đánh giá, phạm vi ảnh hưởng của dịch và biện pháp chống dịch tới hoạt động xuất nhập khẩu là tương đối rộng nhưng thương mại biên giới sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất. Tuy vậy, các chủ hàng ngại khi được đề nghị chuyển sang xuất khẩu chính ngạch bởi chuyển sang xuất khẩu chính ngạch đồng nghĩa với việc mất thêm chi phí, chưa kể phải đáp ứng các yêu cầu khác về bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc... Riêng với mặt hàng nông sản, theo thông tin mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 1, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 3 tỷ USD, bằng 84,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong lĩnh vực du lịch, Trung Quốc là thị trường quan trọng của Việt Nam. Năm 2019, khách Trung Quốc chiếm khoảng 30% tổng lượng khách nước ngoài đến Việt Nam. Việc hạn chế giao thương do dịch bệnh sẽ khiến ngành du lịch chịu thiệt thòi. Ngoài ra, thời điểm hiện tại là cao điểm về hoạt động du xuân, lễ hội của khách du lịch trong nước nên dịch bệnh sẽ khiến hoạt động này suy giảm đáng kể. Đáng chú ý đây là những hoạt động du lịch mang tính thời điểm, mùa vụ nên rất khó bù đắp trở lại trong các tháng tới, kể cả khi đã hết dịch bệnh. Đặc biệt, trong cơ cấu GDP năm 2019 của Việt Nam, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 41,6%.
Đối với khu vực công nghiệp – xây dựng, theo đánh giá của các chuyên gia Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu xuất phát từ dịch bệnh ở Trung Quốc có thể sẽ ảnh hưởng đến việc nhập khẩu một số mặt hàng làm nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất tại Việt Nam. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc năm 2019 chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trên cơ sở đó, dịch bệnh tại Trung Quốc có thế gây ảnh hưởng đến sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu của Việt Nam như điện thoại và linh kiện điện tử, máy vi tính, sản phẩm điện tử, dệt may, da giày…
Ngoài ra, theo số liệu từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đã có khoảng 91.500 công dân Trung Quốc được cấp phép làm việc ở Việt Nam tính tới trước tết Nguyên đán, ít nhất 40% số này đã quay trở về Trung Quốc trong kỳ nghỉ Tết. Nhưng dịch bệnh xảy ra, nhiều DN, trong đó gồm cả Liên hợp Thép Formosa vẫn chưa thể tiếp nhận số công nhân này quay trở về làm việc. Điều này còn chưa kể đến những thiệt hại nếu dịch bệnh bùng phát trên diện rộng hơn, các DN có thể phải cho công nhân nghỉ việc để phòng tránh dịch bệnh.
“Biến bại thành thắng”
Kết thúc năm 2019, kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển ngoạn mục. Điều này là điểm tựa vững chắc cho sự phát triển kinh tế trong năm 2020. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh như hiện nay thì chúng ta đều thấy được 2020 sẽ là một năm đầy thử thách. Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu: Tuyệt đối không chủ quan nhưng cũng không bi quan, không hoang mang, dao động; ổn định xã hội đồng thời chủ động, tích cực ứng phó trên tất cả các mặt trận từ y tế đến ngoại giao, quốc phòng, an ninh và kinh tế - xã hội.
Chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ đã cho thấy một quyết tâm rất lớn của Chính phủ cũng như các bộ, ngành để giúp người dân, DN có niềm tin vào kết quả thắng lợi của kinh tế trong nước. Hiện vẫn chưa chính thức có kịch bản tăng trưởng kinh tế dưới tác động của dịch corona, nhưng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, chúng ta không thể không có giải pháp mạnh mẽ để bảo đảm phát triển vì năm nay, chúng ta cam kết tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Trung ương, Quốc hội giao. Thủ tướng cho rằng, trong quý I/2020, chúng ta có thể giảm tăng trưởng, trước hết là tháng 1, tháng có kỳ nghỉ Tết dài ngày. Ước tính ban đầu có thể giảm tăng trưởng GDP trong quý I/2020 khoảng 1%. Nếu kinh tế Trung Quốc giảm sâu cũng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến Việt Nam.
Do đó, Chính phủ đã thống nhất phương châm hành động là: “Chống dịch đồng bộ, quyết liệt để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu nhưng phải thúc đẩy, giữ vững phát triển kinh tế, giữ ổn định xã hội, kinh tế vĩ mô, bảo đảm quốc phòng, an ninh”. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phải cương quyết và có biện pháp mạnh mẽ không để giảm sâu tăng trưởng, phải phản ứng nhanh về kinh tế, tài chính, sản xuất để bù đắp giảm sút kinh tế do dịch bệnh. Hệ thống hành chính cả nước, từ Trung ương đến địa phương phải tập trung cao độ thực hiện tốt các nhiệm vụ, các công việc đề ra, bám sát thực tiễn và các kịch bản tăng trưởng của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương.
Vì vậy, nhiều bộ, ngành đã đưa ra hàng loạt giải pháp để hỗ trợ các ngành, lĩnh vực vượt khó khăn. Tiêu biểu như Bộ Công Thương đã chỉ đạo các thương vụ tại nước ngoài tổ chức các hoạt động tìm kiếm và kết nối với các khách hàng mới để góp phần chuyển hướng xuất khẩu sang một số thị trường mới. Bên cạnh dó, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng đã đề nghị các DN dịch vụ logistics (đặc biệt là các DN có kho lạnh) ưu tiên, hỗ trợ DN xuất khẩu nông sản Việt Nam lưu giữ, bảo quản nông sản trong khi chờ xuất khẩu sang Trung Quốc, chuyển hướng xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước. Về phía Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này cũng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối nguồn vốn, kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay… cho người dân, DN chịu ảnh hưởng bởi dịch nCoV…
Cùng với các giải pháp ứng phó với dịch bệnh, để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ, ngành đưa ra giải pháp khắc phục các bất cập, tồn tại như giải ngân vốn đầu tư công, triển khai các công trình xây dựng cơ bản lớn, vấn đề chuyển hướng thị trường, cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu, thị trường du lịch, tái cơ cấu ngành hàng không… Đặc biệt, Thủ tướng cũng nhấn mạnh quyết tâm không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng, nhiệm vụ này là một thử thách đối với bản lĩnh, sự quyết tâm của các bộ, ngành.
Tin liên quan
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
19:52 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của năm nay
13:31 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics