Chìa khóa để kinh tế châu Á vượt qua suy thoái toàn cầu năm 2023
Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Nam Á năm 2023 là 4,7% |
Nhóm chuyên gia của Asia House đã đưa ra phân tích đối với 8 nền kinh tế của châu Á bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam trong các lĩnh vực quan trọng về tài chính xanh và mức độ sẵn sàng số hóa – những lĩnh vực sẽ nâng cao năng suất trong tương lai và cho phép phát triển bền vững khắp châu lục. Trong đó, Asia House nhận định Việt Nam có khả năng trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhất vào năm 2023, một phần nhờ vào khu vực kinh tế bên ngoài sôi động và các chính sách trong nước sẽ làm xúc tác để gia tăng nội lực.
Lĩnh vực sản xuất có khả năng phục hồi, đặc biệt là trong ngành dệt may, cùng với sự phục hồi mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng bị dồn nén và sự gia tăng liên tục của ngành du lịch, đặc biệt là ở Hà Nội sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng trong nước. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 5,5% trong 25 năm tới.
Thị trường trái phiếu xanh của Việt Nam đang tăng trưởng đáng kể. Các công ty trong nước đã dẫn đầu thị trường tín dụng và tài chính xanh bằng cách sử dụng quy trình xác minh khoản vay xanh của Sáng kiến Trái phiếu khí hậu cho các dự án năng lượng gió và Mặt Trời. Cơ chế cho các dự án điện sạch là rất cần thiết, trong bối cảnh nhu cầu điện ở Việt Nam được dự báo sẽ tăng 8,5% mỗi năm đến năm 2030. Mức độ sẵn sàng của nền kinh tế Việt Nam đối với tài chính xanh đã được cải thiện trong các chỉ số của Asia House, nhờ các điều kiện tài chính trong nước tương đối ổn định, nguồn vốn dễ tiếp cận và những bước phát triển tích cực trong hệ thống tài chính.
Trong khi đó, Trung Quốc sẽ chứng kiến mức tăng trưởng dương, dù với tốc độ chậm, sau khi từ bỏ chính sách “Không Covid”. Điều này cũng cho thấy sự cải thiện trong điểm số về sự sẵn sàng kinh tế cho tài chính xanh.
Dựa trên các chỉ số, báo cáo Triển vọng thường niên 2023 của Asia House đã đưa ra một số khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia châu Á. Thứ nhất, việc mở rộng hợp tác khu vực ở châu Á là cần thiết để thúc đẩy hội nhập kinh tế hơn nữa, đặc biệt dưới hình thức mở rộng các khu kinh tế và hành lang đầu tư. Thứ hai, việc tăng cường và hợp tác quản lý dự trữ là cần thiết tại thời điểm khi dự trữ của châu Á đang giảm. Thứ ba, bằng cách áp dụng các cơ chế định giá carbon, “phí bảo hiểm xanh” hoặc chi phí bổ sung khi lựa chọn công nghệ xanh sẽ giảm. Thứ tư, tận dụng đầu tư tư nhân và hấp thụ rủi ro sẽ hỗ trợ để tài chính bền vững được mở rộng quy mô. Thứ năm, những đổi mới trong tài chính hỗn hợp – sử dụng các quỹ phát triển để thúc đẩy đầu tư tư nhân – cần phải chuyển vốn vào các dự án xanh bị thiếu vốn nhưng có tác động lớn. Thứ sáu, mở rộng khả năng tiếp cận và kỹ năng kỹ thuật số của châu Á, đặc biệt là ở khu vực nông thôn trong các nền kinh tế lớn hơn.
Tin liên quan
Việt Nam nên "mạnh tay” hơn trong cải cách cơ cấu kinh tế
19:47 | 17/10/2024 Kinh tế
AFP: Tăng trưởng của Trung Quốc năm 2024 có thể thấp nhất trong nhiều thập kỷ
08:20 | 17/10/2024 Nhìn ra thế giới
Thêm “cú hích” cho kế hoạch đổi mới sáng tạo của Trung Quốc
08:19 | 21/10/2024 Nhìn ra thế giới
Người dân Indonesia chào đón tân tổng thống: Kỳ vọng kỷ nguyên năng động hơn
14:23 | 20/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cơn khát năng lượng hạt nhân của các "ông lớn" công nghệ
06:34 | 20/10/2024 Nhìn ra thế giới
Pháp giải bài toán ngân sách
08:02 | 19/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản: Thâm hụt thương mại tăng 14,4% do đồng yen suy yếu
08:30 | 18/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 500 kg ma túy đá giấu trong dầm thép nhập khẩu
08:27 | 18/10/2024 Hải quan thế giới
Mông Cổ-Nga-Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy hợp tác 3 bên
08:18 | 17/10/2024 Nhìn ra thế giới
Tái định hình cuộc chơi quyền lực trong không gian
07:30 | 17/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài học cho châu Á từ các cơn bão liên tiếp tại Mỹ
14:00 | 16/10/2024 Nhìn ra thế giới
Quan chức ACMECS rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch tổng thể 2019-2023
09:27 | 16/10/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thư ký WCO tham dự các hội nghị quốc tế về logistics và an ninh thương mại
09:23 | 15/10/2024 Hải quan thế giới
Nga-Trung Quốc kêu gọi tăng cường hợp tác chiến lược
08:50 | 15/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga kêu gọi BRICS tìm giải pháp thay thế cho IMF do phương Tây kiểm soát
08:50 | 15/10/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Xuất khẩu rau quả gần cán mốc 6 tỷ USD
Chủ tịch Quốc hội: Đảm bảo các luật, nghị quyết được thông qua có "tuổi thọ" lâu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 10/2024
Giám đốc bị khởi tố vì xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 10/2024 (từ ngày 14/10 đến 20/10/2024)
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 10/2024
09:40 | 21/10/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) 9 tỉnh, thành phố xuất khẩu chục tỷ USD
16:12 | 19/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Kiên Giang Bùi Thị Thùy Giang
11:21 | 18/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Tháp Đào Hữu Cần
11:04 | 18/10/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan