Chính sách phải minh bạch, ổn định mới thu hút nhà đầu tư bỏ vốn vào điện
TPHCM: Bất động sản thu hút đến 99,7% vốn đầu tư nước ngoài | |
“Khơi dòng” hút tư nhân đầu tư vào ngành điện | |
Bộ Công Thương sẽ làm gì để hút tư nhân đầu tư vào ngành điện? |
Ông quan tâm gì về nội dung Dự thảo Quy hoạch điện VIII?
Quy hoạch điện VIII có hơn 800 trang nhưng phần giải pháp quá ít. Trong khi đó, quy hoạch khác với định hướng, chính sách, quy hoạch phải rất cụ thể. Ví dụ, vấn đề công nghệ ra sao, hiệu quả năng lượng ra sao, giá cả như thế nào... Nếu không có giải pháp thì tầm 2-3 năm nữa lại bắt đầu điều chỉnh lại kế hoạch. Ngay từ bây giờ phải thấy rõ những điều đó để xử lý.
Hiện nay quy hoạch phải phù hợp với xu hướng thế giới. Xu hướng thế giới thay đổi rất nhanh, xu hướng sắp tới có nhiều người chưa thỏa mãn tỷ lệ năng lượng tái tạo, nên có sự xem xét giảm bớt nhiệt điện than cho phù hợp. Tuy nhiên trên thực tế, năng lượng tái tạo cũng có mặt trái. Bởi vậy đề cập tới vấn đề giảm nhiệt điện than thì phải có lộ trình, có mức độ rõ ràng, an sinh xã hội phải được đảm bảo.
Trước đây tình trạng các dự án nguồn điện chậm tiến độ so với dự kiến trong quy hoạch diễn ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng cung ứng điện. Ông có lưu ý gì với việc xây dựng Quy hoạch điện VIII để tránh tái diễn câu chuyện này?
Trước Quy hoạch điện VIII, Quy hoạch điện VII yêu cầu phải cung cấp đầy đủ năng lượng đáp ứng sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục. Cụ thể như, GDP đặt ra nguồn tiêu thụ điện của đất nước rất lớn trong khi nhiều dự án nhiệt điện than chậm tiến độ, dẫn đến nguy cơ thiếu điện. Bên cạnh đó, từ năm 2015, xu thế của thế giới đã chuyển từ nhiệt điện than sang năng lượng tái tạo trong khi Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về điện mặt trời, điện gió. Việc phát triển các nguồn điện được nhiều nhà đầu tư quan tâm, nhiều địa phương đề xuất nhưng còn vướng mắc về mặt pháp lý, quy hoạch và khả năng cân đối của toàn hệ thống.
Một trong những căn cứ lưu ý để xây dựng Quy hoạch điện VIII là Nghị quyết số 55-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó chú ý vào vấn đề cung cấp đủ và có cả việc thực hiện cam kết quốc tế đảm bảo tiêu chí như biến đổi khí hậu, lượng khí thải CO2, ô nhiễm môi trường…
Nghị quyết 55-NQ/TƯ đưa năng lượng tái tạo dần đến 40-45%, thậm chí là 48%. Trong lịch sử phát triển ngành năng lượng Việt Nam, đó là mục tiêu lớn ngang bằng với nhiệt điện than trong 40 năm phát triển.
Theo Dự thảo Quy hoạch Điện VIII, từ nay đến năm 2045, nhu cầu vốn đầu tư cho ngành điện khoảng 12-13 tỷ USD/năm. Tổng số tiền cần để đầu tư phát triển điện lực giai đoạn 2021-2045 là 320,6 tỷ USD. Theo ông, đâu là giải pháp khả thi giúp ngành điện có thể huy động được nguồn vốn khổng lồ này?
Hiện nay khi đầu tư, ví dụ 10 phần thì vốn trong nước tự có yêu cầu tối thiểu 20-25%. Việt Nam cũng chỉ có thể huy động mức đó là “kịch kim”, không thể có nguồn nào trong nước nữa. 3/4 số vốn còn thiếu muốn huy động được cần có nhiều giải pháp, trước hết chính là nguồn đầu tư nước ngoài thông qua hình thức Đầu tư-Kinh doanh-Chuyển giao (BOT).
Bên cạnh đó phải xã hội hóa, Nhà nước và nhân dân cùng làm. Trên thực tế những năm gần đây, điện mặt trời phát triển một loạt đều là của tư nhân. Tuy vậy, muốn các đơn vị tư nhân yên tâm đầu tư cho năng lượng tái tạo thì Nhà nước cần có chính sách ổn định và rõ ràng cho lĩnh vực này.
Ví dụ như quy định về tấm pin mặt trời, vừa qua phát triển tràn lan, pin năng lượng mặt trời muốn nhập của hãng nào cũng được. Khi Nhà nước quy định quy chuẩn, thì những nhà đầu tư khác bỏ tiền ra mua các tấm pin không thuộc quy chuẩn mới rồi thì phải làm sao? Đó là vấn đề chính sách, phải cực kỳ minh bạch, ổn định mới thu hút được nhà đầu tư bỏ vốn.
Một yếu tố quan trọng khác là đầu tư vào năng lượng tái tạo thì giá điện sẽ tăng. Yếu tố này trong Quy hoạch điện VIII chưa đề cập đến. Những đối tượng cần phải có hỗ trợ là những đối tượng chính sách thì trước đây giao cho ngành điện lực giải quyết chính sách là chưa phù hợp, phải là Nhà nước giải quyết...
Xin cảm ơn ông!
TS. Trần Hữu Hiệp, Cố vấn Nhóm đối tác Chuyển dịch năng lượng bền vững ĐBSCL (SMEP): Quy hoạch điện VIII đang mâu thuẫn với quy hoạch tích hợp ĐBSCL Quy hoạch điện VIII đã bổ sung thêm khoảng hơn 5.000MW nhiệt điện than vào sau năm 2030 gồm Sông Hậu II (2.000MW), Long Phú II và III (3.000MW). Tuy nhiên, riêng nguồn điện mặt trời mái nhà năm 2021 chỉ là 67.00MW và giữ nguyên công suất từ năm 2021 cho tới năm 2030. Quy hoạch điện VIII đang mâu thuẫn với quy hoạch tích hợp ĐBSCL và Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL và thích ứng với biến đổi khí hậu khi vẫn đưa thêm nhiệt điện than vào quy hoạch sau năm 2030 ở kịch bản cao, trong khi quy hoạch tích hợp đã đề xuất chuyển sang phát triển điện khí. Quy hoạch điệnVIII đã bỏ ngỏ và không tận dụng thực trạng và tiềm năng to lớn của nguồn năng lượng tái tạo tại khu vực ĐBSCL không chỉ với điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối mà đặc biệt còn có lợi ích kép từ phát triển năng lượng tái tạo với phát triển nông nghiệp, thủy sản…. Để ĐBSCL thực sự là một “tuabin xanh” trong phát triển năng lượng quốc gia, cần quy hoạch tích hợp các nguồn năng lượng như điện, khí, xăng dầu, trong đó có năng lượng gió dồi dào vùng ĐBSCL nhưng tránh từng tỉnh làm riêng lẻ và thiếu kết nối vùng. Quy hoạch cũng cần phân tích chi phí và lợi ích của các kịch bản phát triển năng lượng khác nhau, theo mô hình phát triển bền vững.
Ông Phạm Nam Phong, Chủ tịch Công ty Cổ phần Vũ Phong Energy Group: Quy hoạch điện VIII cần khuyến khích điện mặt trời áp mái bằng hình thức tự sản xuất - tự tiêu thụ Dự thảo Quy hoạch điện VIII nên làm rõ nguồn điện mặt trời mới là nguồn phát lên lưới, còn DN hay người dân tự sản xuất, tự tiêu thụ điện mặt trời thì không nên bị hạn chế. Rất nhiều DN bao gồm cả DN FDI hay các DN sản xuất, gia công cho các hãng lớn tại Việt Nam đều đang có định hướng sử dụng 100% năng lượng tái tạo. Do vậy, quy hoạch cần khuyến khích điện mặt trời áp mái bằng hình thức tự sản xuất - tự tiêu thụ. Đây cũng là cơ chế thuận lợi mới để mời gọi thêm nhà đầu tư sản xuất lớn vào Việt Nam. Uyển Như (ghi) |
Tin liên quan
Ứng phó với siêu bão Yagi: Ưu tiên hàng đầu là đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện
21:01 | 06/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Những cơ hội mới cho tương lai ngành điện, năng lượng tái tạo Việt Nam
14:55 | 04/09/2024 Kinh tế
HSBC cho vay 593 tỷ đồng phát triển nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo 6
15:24 | 08/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
14:37 | 22/09/2024 Kinh tế
Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường
10:48 | 22/09/2024 Kinh tế
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
Để xuất khẩu dừa thành công vào Trung Quốc
08:58 | 21/09/2024 Kinh tế
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
19:36 | 20/09/2024 Kinh tế
DOC tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam
13:37 | 20/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Hàng hóa XNK tăng gần 7 tỷ USD
13:36 | 20/09/2024 Kinh tế
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
08:44 | 20/09/2024 Kinh tế
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
19:30 | 19/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 77 phát hành ngày 24/9/2024
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform