Chính sách thuế- Bệ đỡ phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam
Dây chuyền lắp ráp ô tô của Hyundai Thành Công. Ảnh: Anh Vinh |
Khuyến khích đầu tư bằng chính sách ưu đãi
Nghị định 122/2016/NĐ-CP, Nghị định 125/2017/NĐ-CP đã quy định Chương trình ưu đãi thuế đối với sản xuất, lắp ráp ô tô, trong đó quy định DN đáp ứng các điều kiện của Chương trình được áp dụng thuế suất thuế NK 0% đối với linh kiện ô tô NK thuộc loại trong nước chưa sản xuất được.
Dưới tác động từ chính sách ưu đãi được quy định tại Nghị định 122/2016/NĐ-CP, Nghị định 125/2017/NĐ-CP và mới đây nhất là Nghị định 57, nhiều DN có thêm cơ hội để mạnh dạn đầu tư các dự án dây chuyền sản xuất, lắp ráp hướng tới phát triển mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ô tô tại Việt Nam. Đơn cử như: Tổ hợp sản xuất ô tô VinFast tại Hải Phòng; các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô du lịch thương hiệu Mazda, ô tô tải, ô tô bus của Công ty CP ô tô Trường Hải (Thaco); các dự án mở rộng sản xuất ô tô du lịch và thương mại thương hiệu Hyundai của Công ty CP Tập đoàn Thành Công... |
Đánh giá từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong quá trình thực hiện Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô theo quy định tại Điều 7a Nghị định 125/2017/NĐ-CP đã có 13 DN đăng ký tham gia chương trình với số tiền thuế NK đã được hoàn là 12.411 tỷ đồng phát sinh tại Cục Hải quan Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam Ninh và Quảng Nam.
Trao đổi với phóng viên, đại diện Cục Hải quan Hà Nam Ninh cho biết, đến thời điểm hiện tại, đơn vị đã thực hiện hoàn trên 10.069 tỷ đồng tiền thuế cho các DN đăng ký tờ khai đối với các mặt hàng máy nén khí dùng cho máy điều hòa không khí, linh kiện, phụ tùng ô tô NK để sản xuất lắp ráp ô tô. Còn tại Cục Hải quan Quảng Nam, đơn vị đã thực hiện hoàn trên 707,6 triệu đồng đối với linh kiện, phụ tùng do Công ty TNHH MTV sản xuất và lắp ráp ô tô tải Chu Lai- Trường Hải, Công ty TNHH MTV sản xuất ô tô Thaco- Mazda, Công ty TNHH sản xuất và lắp ráp ô tô du lịch Trường Hải – Kia và Công ty TNHH MTV sản xuất xe Bus Thaco. Cục Hải quan Hải Phòng cũng đã thực hiện hoàn trên 26 tỷ đồng tiền thuế NK linh kiện, phụ tùng sản xuất lắp ráp ô tô.
Với kết quả này, có thể nói, chính sách ưu đãi đã khuyến khích các DN NK nguyên liệu, vật liệu phục vụ sản xuất, gia công trong ngành sản xuất, lắp ráp ô tô; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam đang phát triển muộn hơn so với các nước trong khu vực khoảng 30 năm và cùng với việc thuế NK trong ATIGA giảm về 0% đang tạo ra áp lực cạnh tranh lớn và đe doạ nền sản xuất trong nước. Do đó, để hỗ trợ cho ngành CNHT, thúc đẩy sự tham gia của các DN vừa và nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích các DN tham gia đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô làm chủ công nghệ cốt lõi, tạo sự hợp tác, liên kết và chuyên môn hoá giữa các DN sản xuất, lắp ráp và DN sản xuất linh kiện, phụ tùng là vô cùng cần thiết.
Theo đó, Nghị định 57 được Chính phủ ban hành ngày 25/5/2020 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/7/2020, riêng Điều 7a có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020) được xem như “cú hích”, “luồng gió mới” thúc đẩy DN chuyển sang mở rộng hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô, phát triển CNHT ngành ô tô... thông qua các cơ chế ưu đãi, chính sách hỗ trợ bình đẳng, hấp dẫn. Các quy định tại Nghị định 57 nhằm góp phần giảm chi phí đầu vào cho các sản phẩm CNHT để cạnh tranh được với hàng NK, qua đó có thể tăng quy mô thị trường sản xuất trong nước cho ngành CNHT.
Liên quan đến việc thực hiện Chương trình ưu đãi thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm CNHT ưu tiên cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô giai đoạn năm 2020- 2024, theo Tổng cục Hải quan, tính đến hết ngày 19/10/2020 mới chỉ có 4 DN đăng ký tham gia chương trình và chưa phát sinh số thuế hoàn do chương trình này mới có hiệu lực từ ngày 10/7/2020.
Ưu đãi thuế tối đa
Nghị định 57 chính thức có hiệu lực không những đưa thuế NK linh kiện về 0% mà còn đề ra yêu cầu sản lượng cực thấp ở 2 kỳ ưu đãi đầu tiên, mở đường cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển. Trong đó, các DN sản xuất ô tô và DN sản xuất linh kiện, phụ tùng đều được hưởng thuế ưu đãi 0%. Đây là yếu tố then chốt thúc đẩy ngành CNHT Việt Nam phát triển, thoát khỏi tình trạng èo uột suốt nhiều năm qua.
Tuy nhiên, Chính phủ chỉ miễn thuế cho các nguyên liệu, linh kiện, vật tư chưa được sản xuất trong nước nhằm ưu tiên phát triển ngành sản xuất, lắp ráp ô tô. Quan trọng hơn nữa là các DN CNHT, nhập nguyên vật liệu mà trong nước chưa sản xuất được, về sản xuất linh kiện, cung cấp cho ngành lắp ráp ô tô trong nước cũng được hưởng mức thuế ưu đãi này.
Theo Tổng cục Hải quan, việc giảm thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô tại Nghị định 57 trước mắt có thể giảm số thu từ thuế NK nguyên liệu, linh kiện, vật tư nhưng sẽ góp phần thúc đẩy DN CNHT phát triển, từ đó tăng các khoản thu thuế nội địa khác như thuế Thu nhập DN, thuế GTGT, góp phần thu hút đầu tư đối với ngành CNHT, cải thiện cán cân thương mại, góp phần lan tỏa thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển.
Mặc dù Nghị định 57 đã tạo điều kiện tối đa để các DN trong ngành sản xuất, lắp ráp ô tô phát triển, nhưng để vận dụng các chính sách hỗ trợ cho DN thật sự hiệu quả thì phía cơ quan Hải quan lại đang gặp khó liên quan đến đến xác định nguyên liệu, vật tư, linh kiện để xét ưu đãi.
Cụ thể, tại Cục Hải quan Hà Nam Ninh đang gặp vướng liên quan đến xác định nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nên hiện tại còn gần 32 tỷ đồng tiền thuế linh kiện phát sinh tại đơn vị chưa thực hiện xử lý tiền thuế nộp thừa cho đến khi có ý kiến chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cũng theo đại diện Cục Hải quan Quảng Nam, đến thời điểm hiện tại, đơn vị còn chờ để hoàn gần 74 tỷ đồng thuế đối với các mặt hàng còn vướng liên quan đến xác định trong nước đã sản xuất được hay chưa, các mặt hàng cần làm rõ tên hàng, mã số HS để thực hiện phân loại, hoàn thuế do có sự khác biệt trong cách hiểu và phân loại mã HS giữa cơ quan Hải quan và DN như: máy nén máy điều hòa không khí, kính các loại, các loại đèn pha xe con...; nắp chụp đèn sương mù, pách đỡ bộ vi sai, nắp đậy công tắc phía trước… Ngoài ra, hiện chưa có quy trình hướng dẫn hoàn thuế để thực hiện Chương trình ưu đãi thuế linh kiện ô tô nên cũng là một trong những điểm khó khi thực hiện quy định này tại Cục Hải quan Quảng Nam.
Cũng nêu vướng mắc trong việc áp dụng mức thuế suất NK ưu đãi 0% của nhóm 98.49 đối với linh kiện, phụ tùng ô tô NK theo Chương trình ưu đãi thuế (Điều 7a), Hải quan Hải Phòng cho biết, các linh kiện tồn kho từ các kỳ xét ưu đãi trước ngày 1/1/2020, sử dụng sản xuất lắp ráp xe xuất xưởng trong kỳ xét ưu đãi từ ngày 1/1/2020 trở đi được áp dụng thuế suất 0% nếu đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 57. Tuy nhiên, nội dung chưa được kê khai theo khoản 6 Điều 7 được hiểu là chưa kê khai mã loại hình và chỉ tiêu sổ quản lý nội bộ DN. Do đó, linh kiện tồn kho nêu trên không chỉ là lượng linh kiện NK dự kiến để sản xuất, lắp ráp cho nhóm xe đăng ký tham gia chương trình đã khai báo theo mã loại hình A43, mà còn bao gồm các linh kiện đã đăng ký NK tại tờ khai theo loại hình khác A12, A41…
Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Hội đồng quản trị Thaco: Từ thực tế của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam và thực tiễn sản xuất kinh doanh của mình Thaco đã xây dựng chiến lược NĐH và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu với lộ trình cụ thể. Thaco đã đầu tư xây dựng khu công nghiệp sản xuất linh kiện ô tô lớn nhất Việt Nam tại Khu Kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) với 12 nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng và tổ hợp cơ khí. Nhờ chủ động đầu tư phát triển các nhà máy linh kiện phụ tùng, Thaco đã gia tăng tỉ lệ NĐH một số mẫu xe lên đến 40%, đáp ứng tiêu chí hàm lượng khu vực RVC để hưởng thuế suất 0% khi xuất khẩu sang các thị trường ASEAN. Sản phẩm làm ra không chỉ cung cấp cho các nhà máy lắp ráp ô tô của Thaco mà còn xuất khẩu sang thị trường ASEAN và các nước trên thế giới. Năm 2019. Ước tính giá trị XK linh kiện phục tùng ô tô của Thaco đạt 25 triệu USD. Ông Lê Ngọc Đức - Tổng giám đốc Thành Công Motor: Không chỉ dừng lại ở việc sản xuất sản phẩm ô tô hoàn chỉnh, Thành Công Motor hướng tới trở thành một nhà cung cấp phụ tùng và linh kiện ô tô chuyên nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Do đó, ngoài việc mở rộng quy mô sản xuất thông qua việc xây dựng nhà máy thứ hai tại Ninh Bình, Thành Công Motor còn đầu tư phát triển dự án tổ hợp sản xuất công nghiệp, dịch vụ và công nghiệp hỗ trợ tại Quảng Ninh. Các dự án này là một phần trong kế hoạch phát triển chuỗi cung ứng công nghệ hỗ trợ của Thành Công Motor. Nếu công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô không phát triển thì ngành sản xuất ô tô của một quốc gia sẽ phải phụ thuộc vào nguyên liệu và bán thành phẩm nhập khẩu. Điều này làm gia tăng tình trạng nhập siêu. Do vậy phát triển công nghiệp hỗ trợ được xem là giải pháp hữu hiệu nhất để hạn chế nhập siêu, tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần ổn định tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Để chinh phục các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ là đòn bẩy không thể thiếu được để tạo đà cho ngành phát triển, chiếm lĩnh thị trường nội địa và cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu. N.Hà (ghi) |
Tin liên quan
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
EU "chia rẽ" về việc áp thuế xe điện Trung Quốc
07:59 | 16/09/2024 Xe - Công nghệ
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
20:45 | 12/09/2024 Hải quan
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
09:38 | 19/09/2024 Kinh tế
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
19:53 | 18/09/2024 Kinh tế
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
16:29 | 18/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
14:07 | 18/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
Kiểm soát dòng tiền, hướng vào phân khúc phù hợp
08:30 | 18/09/2024 Kinh tế
“Mảnh ghép” quan trọng cho chuyển đổi xanh
16:36 | 17/09/2024 Kinh tế
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng sau 8 tháng
14:51 | 17/09/2024 Kinh tế
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về CBAM
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Nhập khẩu hơn 8.000 ô tô trong nửa đầu tháng 9
Nghệ An: Hải quan – Biên phòng phối hợp bắt giữ 104 vụ vi phạm
Hiệu quả công tác phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng với Hải quan BR-VT và Đồng Nai
Tạm hoãn xuất cảnh một giám đốc người nước ngoài
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform