Chống gian lận xuất xứ - chưa đến hồi kết
Cục Kiểm tra sau thông quan: Chủ công đấu tranh chống gian lận xuất xứ | |
Kinh nghiệm phối hợp chống gian lận xuất xứ | |
Gian lận xuất xứ gia tăng do diễn biến thương mại ngày càng phức tạp |
Hành trình đưa tơ tằm Trung Quốc "đội lốt" hàng Việt Nam. Biểu đồ: T.Bình |
Phù phép cho tơ tằm Trung Quốc thành hàng Việt Nam
Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan Nguyễn Tiến Lộc: Quá trình đấu tranh với các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, lực lượng Kiểm tra sau thông quan gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Bộ Công Thương cũng thừa nhận khi Việt Nam hội nhập quốc tế, đến thời điểm này (đầu tháng 9/2020-PV), nước ta chưa có đủ cơ sở pháp lý để sàng lọc, xử lý các trường hợp gian lận về xuất xứ. Mới đây, cơ quan Hải quan đã kiến nghị cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung nhiều quy định liên quan đến xuất xứ hàng hóa. Trước mắt cần sửa đổi theo thông lệ quốc tế về điều kiện, tiêu chuẩn xuất xứ Việt Nam. Trường hợp không đủ tiêu chuẩn, điều kiện xuất xứ Việt Nam, khi làm thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp phải khai báo thế nào. Kiến nghị sửa đổi quy định về nhãn mác hàng hóa… |
Lãnh đạo Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) cho biết: Tiếp tục thực hiện kế hoạch đấu tranh chuyên đề về chống gian lận xuất xứ hàng hóa, nhất là các thị trường mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương, mới đây, Cục phát hiện hành vi vi phạm liên quan đến mặt hàng tơ tằm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Cụ thể, quá trình kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Công ty M., cơ quan Hải quan phát hiện DN này xin cấp 8 C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) Form AI để xuất khẩu tơ tằm sang Ấn Độ có dấu hiệu vi phạm về xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
Tiến hành kiểm tra, xác minh, cơ quan Hải quan chứng minh DN nêu trên có hành vi nhập khẩu tơ tằm thành phẩm từ Trung Quốc về cảng Cát Lái (TPHCM). Sau khi hàng cập cảng, doanh nghiệp đưa hàng về kho nằm ngoài khu vực cảng (vẫn ở địa bàn TPHCM), nhưng không đưa về nhà máy sản xuất của DN (nằm ở tỉnh khác). Tại đây, DN có hành vi thay đổi bao bì, nhãn mác thể hiện hàng hóa xuất xứ Trung Quốc và gắn nhãn mác thể hiện xuất xứ Việt Nam lên sản phẩm để xuất khẩu đi Ấn Độ.
Hành vi của DN nhằm lẩn tránh thuế suất cao. Bởi, nếu tơ tằm xuất khẩu trực tiếp từ Trung Quốc sang Ấn Độ sẽ chịu thuế nhập khẩu 25%. Tuy nhiên, mặt hàng này xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ chỉ có mức thuế 5%.
Quá trình đấu tranh của Cục Kiểm tra sau thông quan, DN thừa nhận hành vi vi phạm. Cục Kiểm tra sau thông quan đã xử phạt vi phạm hành chính 60 triệu đồng và thu nộp ngân sách số tiền thu lợi bất hợp pháp gần 550 triệu đồng.
Mở rộng đối tượng kiểm tra
Theo Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan Nguyễn Tiến Lộc, với việc Việt Nam tham gia nhiều FTA (có 13 FTA đang áp dụng và 3 FTA đang đàm phán -PV), công tác đấu tranh, ngăn chặn tình trạng gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam phải tiếp tục thực hiện quyết liệt, lâu dài, để bảo vệ uy tín hàng hóa Việt Nam, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các DN đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài việc đấu tranh với các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm trong quá trình XNK hàng hóa sang thị trường Mỹ, Cục Kiểm tra sau thông quan sẽ tiếp tục đấu tranh mở rộng thu thập thông tin và thực hiện kiểm tra DN có rủi ro cao trong hoạt động XNK với các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký kết FTA như EU, Ấn Độ, Nhật Bản… Đặc biệt, trong những FTA mới như EVFTA, CPTPP khi vấn đề xuất xứ được đặc biệt coi trọng và đưa ra những quy định hết sức chặt chẽ.
Đơn cử như liên quan đến xuất xứ của ngành hàng dệt may. Đây là nhóm hàng XK chủ lực từ nhiều năm qua của Việt Nam và cũng là một trong những mặt hàng luôn được kỳ vọng sẽ hưởng lợi lớn từ các FTA mà Việt Nam đã và đang tham gia. Theo Bộ Công Thương, trong EVFTA yêu cầu quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” (từ vải trở đi) đối với hàng dệt may. Tức là để được hưởng thuế quan ưu đãi theo EVFTA, hàng dệt may của Việt Nam phải được làm từ vải có xuất xứ Việt Nam. Ngoài ra, đối với các sản phẩm dệt may thuộc Chương 61 và 62 của Biểu thuế, EU cũng cho phép Việt Nam được sử dụng vải NK từ Hàn Quốc để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng xuất khẩu sang EU và vẫn được hưởng thuế suất ưu đãi của EVFTA…
Lãnh đạo Cục Kiểm tra sau thông quan chia sẻ: hiệu quả đấu tranh với hành vi vi phạm về xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp không chỉ chống thất thu ngân sách, mà lớn hơn là bảo vệ uy tín, thương hiệu hàng hóa Việt Nam, bảo vệ, phát triển sản xuất trong nước; góp phần tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; đảm bảo thực hiện cam kết của Việt Nam trong các FTA.
Đồng thời, nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của cộng đồng DN XNK để ngăn chặn từ xa các hành vi vi phạm; cộng đồng DN được cảnh báo về các nguy cơ vi phạm dễ mắc phải để chủ động phòng tránh, bảo đảm tuân thủ các quy định của Việt Nam thể hiện qua việc sau khi phát hiện sai phạm, doanh nghiệp đã đầu tư đầy đủ hệ thống máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất để đáp ứng tiêu chí xuất xứ Việt Nam.
Giai đoạn 1: cơ quan Hải quan kiểm tra, xác minh 76 vụ, phát hiện 29 vụ vi phạm; phối hợp với Bộ Công an điều tra 1 vụ có dấu hiệu làm giả Giấy chứng nhận xuất xứ. Tịch thu 3.590 xe đạp nguyên chiếc, hơn 4.000 bộ linh kiện xe đạp và 12.000 bộ linh phụ kiện lắp ráp tủ bếp là tang vật vi phạm; thực hiện thu nộp ngân sách 47 tỷ đồng. Giai đoạn 2: Cục Kiểm tra sau thông quan ban hành quyết định kiểm tra 20 doanh nghiệp, phát hiện 15 doanh nghiệp vi phạm; thu nộp ngân sách 30 tỷ đồng. Đồng thời kiến nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thu hồi 803 C/O. |
Cùng chủ đề: Chống gian lận xuất xứ
Tin liên quan
Hải quan Lào Cai: Ấn định thuế, xử phạt vi phạm gần 5 tỷ đồng từ “hậu kiểm”
10:42 | 30/05/2024 An ninh XNK
Cục Kiểm tra sau thông quan đóng góp 90% số thu toàn lực lượng kiểm tra sau thông quan
09:42 | 07/05/2024 Hải quan
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra sau thông quan theo mô hình PESTEL và một số đề xuất
08:31 | 15/03/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gần 170 công chức Hải quan TPHCM hiến máu nhân đạo
13:37 | 11/10/2024 Hải quan
Doanh nghiệp công nghệ góp ý về hải quan số
09:34 | 11/10/2024 Hải quan
Hải quan Khánh Hòa: Hướng dẫn thủ tục đặc thù cho doanh nghiệp
09:06 | 11/10/2024 Hải quan
Hải quan Kiên Giang có tân nữ Phó Cục trưởng
21:48 | 10/10/2024 Hải quan
Giải pháp phát triển đại lý thủ tục hải quan trong bối cảnh mới
16:50 | 10/10/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Trị đào tạo, bồi dưỡng cho công chức trẻ
15:49 | 10/10/2024 Hải quan
Trao tặng nhà Nghĩa tình đồng đội tại Hải Phòng
15:29 | 10/10/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ngãi: Hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhờ mặt hàng chủ lực
09:19 | 10/10/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nam Ninh đồng hành cùng DN tiêu biểu tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình
21:07 | 09/10/2024 Hải quan
Rút ra nhiều bài học từ hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ
20:14 | 09/10/2024 Hải quan
Doanh nghiệp cần chủ động tuân thủ tốt pháp luật hải quan
18:30 | 09/10/2024 Hải quan
Hải quan hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ góp phần cải thiện môi trường đầu tư
16:20 | 09/10/2024 Hải quan
Doanh nghiệp giảm chi phí nhờ tuân thủ tốt pháp luật hải quan
15:33 | 09/10/2024 Hải quan
bawns cas h5
Tin mới
Gần 170 công chức Hải quan TPHCM hiến máu nhân đạo
Thống nhất áp dụng chính sách thuế đối với nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi: “Đau đầu” với pháp luật chuyên ngành
Nhật-Hàn họp thượng đỉnh, nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc phòng
Thủ tướng dự các hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ và Cấp cao đặc biệt ASEAN-Canada
Các hãng xe điện Trung Quốc ứng phó mức thuế cao tại EU
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics