Chống gian lận xuất xứ hàng hóa: Kiểm soát từ năng lực sản xuất của doanh nghiệp
Xung quanh vấn đề này, quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) Âu Anh Tuấn (ảnh) cho biết, đề triển khai đồng bộ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan, đồng thời chính sách pháp luật cần hoàn thiện để có đủ căn cứ thực hiện.
Với trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan, cơ quan Hải quan đã có những biện pháp như thế nào để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, thưa ông?
Thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt là những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Bộ Tài chính trong thời gian gần đây, cơ quan Hải quan đã thực hiện tích cực, đồng bộ, quyết liệt các biện pháp tăng cường kiểm soát, phòng ngừa gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp.
Trong đó, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các cục hải quan địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát khi làm thủ tục XNK, đặc biệt là tăng cường thu thập thông tin doanh nghiệp như: Năng lực sản xuất, dây chuyền máy móc trang thiết bị, công suất của nhà máy, số lượng nhân công và quy định trách nhiệm của cơ quan trong trường hợp xác định đối tượng rủi ro cao cơ quan Hải quan phải kiểm tra tại cơ sở sản xuất để xác định DN có thực sự gia công, chế biến sản xuất xuất khẩu. Trong Nghị định 31/2018/NĐ-CP có quy định gia công đơn giản là không cần sử dụng kỹ năng, máy móc thiết bị chuyên dụng để tạo ra sản phẩm. Cụ thể, tại Điều 9 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định việc lắp ráp đơn giản thành sản phẩm hoàn chỉnh thì không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, quy định hiện nay còn chung chung và xác định thế nào là đơn giản chưa được cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật dẫn đến cơ quan Hải quan gặp khó khăn trong quá trình kiểm tra dây chuyên sản xuất, năng lực sản xuất để xác định DN thực hiện công đoạn sản xuất như vậy là đơn giản hay phức tạp. Trên cơ sở đó cơ quan Hải quan mới có thể đánh giá được hàng hóa sản xuất ra có đáp ứng quy tắc xuất xứ theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP của Chính phủ cũng như các văn bản hướng dẫn khác để thực hiện các hiệp định thương mại tự do.
Thực tế việc xác định năng lực DN để chống gian lận xuất xứ vẫn còn một số khó khăn. Theo ông, cần có sự phối hợp giữa Hải quan với ngành khác như thế nào và đặc biệt cần hoàn thiện hệ thống pháp lý ra sao để có đủ cơ sở xử lý vấn đề này?
Để chống gian lận xuất xứ, thời gian qua Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất. Qua kiểm tra, cơ quan Hải quan đã phát hiện một số trường hợp DN đầu tư nước ngoài lợi dụng việc thành lập nhà máy tại Việt Nam để thực hiện một số công đoạn, hoặc không thực hiện hoạt động gia công nhưng sau đó hàng hóa XK vẫn ghi “made in Vietnam, hoặc “sản xuất tại Việt Nam” để xuất đi nước ngoài. Qua kiểm tra, theo dõi một số nhà máy chỉ thực hiện NK về thay đổi bao bì, nhãn mác xuất đi chứ không thực hiện hoạt động gia công, hoặc kiểm tra phát hiện DN chỉ thực hiện một số công đoạn gia công đơn giản. Tuy nhiên, để làm được việc này cần sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan. Chẳng hạn như phối hợp giữa cục hải quan tỉnh, thành phố với đơn vị bảo hiểm để xác định DN có đóng BHXH hay không, tiếp đó phối hợp với các đơn vị cung ứng các hàng hóa như điện, nước, nguyên liệu đầu vào để xác định DN có sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hay không. Cơ quan Hải quan theo quy định pháp luật sẽ chủ động kiểm tra các cơ sở sản xuất để kịp thời xác định bất thường trong hoạt động sản xuất, qua đó đánh giá được việc tuân thủ quy định pháp luật về xuất xứ hay không.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, Nghị định 31/2018/NĐ-CP, Thông tư 05/2018/TT-BCT chưa hướng dẫn quy định cụ thể về vấn đề gia công đơn giản, chỉ quy định chung chung: Lắp ráp, gia công đơn giản các bộ phận để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh gọi là gia công đơn giản. Tuy nhiên quy trình sản xuất mỗi ngành nghề khác nhau do vậy, cơ quan Hải quan kiến nghị các bộ, đặc biệt là Bộ Công Thương khi sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về xuất xứ hàng hóa, đặc biệt hàng hóa XK phải quy định cụ thể, chi tiết hơn nữa thế nào là gia công đơn giản. Qua đó, cơ quan quản lý mới có thước đo, căn cứ để xem xét kiến nghị DN phải thực hiện các bước, công đoạn chế biến sâu để tạo thành giá trị gia tăng cũng như đáp ứng quy tắc xuất xứ thì mới công nhận xuất xứ Việt Nam. Đồng thời là cơ sở để xử lý hành vi lợi dụng Việt Nam để thực hiện gia công đơn giản để xuất khẩu, tránh ảnh hưởng đến DN làm ăn chân chính thực hiện hoạt động gia công thực sự để tạo ra giá trị cơ bản của hàng hóa.
Xin cảm ơn ông!
Cùng chủ đề: Chống gian lận xuất xứ
Tin liên quan
Hải quan KCN Trảng Bàng lưu ý doanh nghiệp tránh các rủi ro, vi phạm
19:41 | 03/10/2024 Hải quan
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
19:06 | 03/10/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp "bắt tay" cùng phát triển công nghệ cao
13:12 | 03/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
9 tháng, ngành Hải quan thu ngân sách đạt hơn 300 nghìn tỷ đồng
19:47 | 03/10/2024 Hải quan
Hải quan Móng Cái thu ngân sách đạt 1.756 tỷ đồng
15:42 | 03/10/2024 Hải quan
Hải quan Hải Phòng ủng hộ khắc phục thiệt hại do bão số 3
15:00 | 03/10/2024 Hải quan
Hải quan Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế toàn diện
13:10 | 03/10/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
Hải quan Bình Định đối thoại chuyên đề với doanh nghiệp ngành gỗ
20:27 | 02/10/2024 Hải quan
Doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa về thủ tục từ Hải quan Thái Bình
15:43 | 02/10/2024 Hải quan
Hải quan Lào Cai: Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 117%
14:28 | 02/10/2024 Hải quan
Hải quan Hòn Gai đón siêu tàu du lịch Costa Serena
14:25 | 02/10/2024 Hải quan
Hải quan Thanh Hóa hợp tác hiệu quả với doanh nghiệp
08:00 | 02/10/2024 Hải quan
Bổ nhiệm tân Cục trưởng Cục Hải quan Bắc Ninh Phạm Chí Thành
20:04 | 01/10/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ninh gắn phát triển quan hệ đối tác với hoạt động cải cách
14:27 | 01/10/2024 Hải quan
Hải quan Nghệ An thúc đẩy doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ
14:03 | 01/10/2024 Hải quan
bawns cas h5
Tin mới
Tội phạm lợi dụng việc thành lập doanh nghiệp để sản xuất, vận chuyển trái phép ma túy
9 tháng, ngành Hải quan thu ngân sách đạt hơn 300 nghìn tỷ đồng
Hải quan KCN Trảng Bàng lưu ý doanh nghiệp tránh các rủi ro, vi phạm
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 80 phát hành ngày 4/10/2024
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics