Chủ đầu tư đóng vai trò chủ yếu trong phát triển hệ thống khu công nghiệp
TS. Phan Hữu Thắng, Chủ tịch Ban chấp hành Liên chi hội tài chính khu công nghiệp (KCN) Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT). |
Ông có đánh giá gì về thực trạng thu hút đầu tư phát triển hệ thống KCN trong thời qua?
Nhìn lại cả quá trình phát triển hệ thống KCN thời gian qua và kết quả thu hút đầu tư nước ngoài vào các KCN gần đây, có thể nhận thấy xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tập trung chủ yếu vào các KCN, khu kinh tế (KKT).
Hàng năm số lượng vốn FDI vào các KCN, KKT chiếm tới 60-70% lượng vốn FDI thu hút được trong cả nước. Tỷ lệ này vẫn đang trong chiều hướng tăng lên, cho thấy KCN, KKT giữ một vai trò rất quan trọng về kinh tế đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế Việt Nam.
Tuy vậy, do phát triển trong một giai đoạn khá dài trên 32 năm (tính từ năm 1992- năm đầu tiên Việt Nam có KCN NOMURA tại Hải Phòng), quá trình phát triển đó lại trải qua nhiều giai đoạn phát triển “thăng trầm” khác nhau của nền kinh tế còn phụ thuộc khá nhiều vào bên ngoài như nguồn vốn, thị trường, “nóng - lạnh” của địa chính trị...
Dù hệ thống KCN Việt Nam đã phát triển mạnh thời gian qua, có đóng góp rất tích cực, hiệu quả đối với nền kinh tế, nhưng đến nay vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục sớm.
Những tồn tại đó cụ thể là gì, thưa ông?
Những tồn tại đó là tỷ lệ lấp đầy các KCN còn thấp, có đến 121/414 KCN vẫn đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng, chưa tận dụng hết được một lượng vốn lớn về đất đai của nền kinh tế.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật của KCN đã được nâng cao nhưng chưa đủ các điều kiện cần thiết, hiện đại để cạnh tranh với các KCN trong khu vực và quốc tế;
Mô hình phát triển KCN còn theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực với động lực phát triển chủ yếu dựa vào tiềm năng về đất, chưa xây dựng và phát triển được nhiều mô hình KCN mới (KCN công nghệ cao, KCN sinh thái…) để tận dụng được các yếu tố thuận và đòi hỏi của các nhà đầu tư quốc tế về phát triển xanh, bảo vệ môi trường... đồng thời để đáp ứng được đòi hỏi của xu hướng phát triển kinh tế xanh của Việt Nam
Do vậy, tuy Nhà nước đang tập trung giải quyết các bài toán về nhà ở cho người lao động trong các KCN và nhà ở xã hội nói chung, nhưng bài toán này vẫn chưa thể giải xong “một sớm một chiều”.
Chính phủ đã ban hành Nghi định 35/2022 NĐ-CP quy định về quản lý KKT, KCN với các định nghĩa rõ lại các KCN như : khu chế xuất, KCN hỗ trợ, KCN chuyên ngành, KCN sinh thái, KCN công nghệ cao, KCN mở rộng… và quy định, hướng dẫn chi tiết việc hình thành, quản lý và phát triển các loại hình KCN, nhưng phát triển các KCN xanh để loại bỏ chất thải và giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường… vẫn còn nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, các quy định và định hướng phát triển các KCN được đưa ra nhưng vẫn nằm rải rác trong rất nhiều văn bản pháp quy khác. Cùng với đó, thủ tục hành chính vẫn còn cần được hoàn thiện hơn nữa.
Khắc phục được những hạn chế này mới có thể thúc đẩy nhanh việc phát triển các loại hình KCN có hiệu quả cao, theo đúng định hướng phát triển xanh và công nghệ cao đặt ra cho giai đoạn phát triển tới.
Xin ông cho biết các yếu tố tác động tới sự phát triển KCN?
Theo kinh nghiệm, các yếu tố cần để phát triển KCN hoàn chỉnh, hiện đại theo đúng định hướng được gói gọn ở 4 từ: "Chế - Tài – Tâm - Tầm". Trong đó, Chế là cơ chế quản lý nhà nước, bao gồm cả định hướng phát triển, hệ thống luật pháp và các quy định về quản lý hành chính đối với các thủ tục hành chính cần thực hiện.
Tài là nguồn tài chính cần có để đầu tư và kinh doanh.
Tâm là tâm tốt, bên cạnh lợi ích của doanh nghiệp, của cá nhân… doanh nghiệp (DN) còn cần thực hiện tốt nhất các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đối với người lao động, với trách nhiệm xã hội cao.
Cuối cùng, Tầm là tầm nhìn của người lãnh đạo DN khi đánh giá và bao quát, nhận diện được xu hướng phát triển chung và tìm ra được cách tiếp cận xử lý phù hợp, hiệu quả nhất.
Trong các yếu tố đó, theo ông, đâu là yếu tố giữ vai trò chủ yếu?
Từ những yếu tố nói trên, có thể nói về cơ bản phát triển một KCN có thành công hay không phụ thuộc vào DN, doanh nhân – chủ đầu tư là chính. Vì trong cả 4 yếu tố cần có trên, về phía Nhà nước chỉ có 1 yêu cầu phải làm là gắn với từ “Chế”, đó là hoàn thiện cơ chế quản lý và phát triển KCN. Yêu cầu này rất quan trọng và có ý nghĩa “bà đỡ” cho sự phát triển của hệ thống KCN.
Tiếp đó, 3 yếu tố còn lại đòi hỏi phải có là “Tài - Tâm - Tầm” đều ở phía doanh nghiệp và phụ thuộc vào tài năng của người đứng đầu DN.
Tuy nhiên, dưới tác động phát triển rất nhanh của cuộc cách mạng khoa học học kỹ thuật, đòi hỏi các DN còn phải tự vươn lên để trở thành DN số, khi chuyển đổi số không còn là tầm nhìn và mục tiêu dài hạn, mà đã trở thành một thực tế bắt buộc.
Các DN phải có được kiến thức, phương tiện kỹ thuật để tham gia vào quá trình chuyển đổi số của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung mới phát triển được mà không bị tụt hậu.
Như vậy, có thể nói, phát triển hệ thống KCN Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển và đóng góp của DN, trên nguyên tắc tận dụng tối đa nguồn vốn bên ngoài hướng đến chất lượng đầu tư và bảo vệ quốc phòng, an ninh quốc gia.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Từ 9 đến 11h ngày 9/10: Tọa đàm trực tuyến “Doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Góc nhìn từ hai phía”
15:59 | 07/10/2024 Hải quan
Bão số 3 "quật ngã" nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn
15:23 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mỗi tháng có hơn 20,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động
20:46 | 06/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tận dụng dư địa lớn của thị trường CPTPP
09:05 | 07/10/2024 Kinh tế
Tối đa hóa tiềm năng xuất khẩu công nghệ số
07:31 | 07/10/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượng
20:36 | 06/10/2024 Kinh tế
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
18:49 | 06/10/2024 Kinh tế
Kinh tế tri thức – nền tảng để giới trẻ bước chân ra toàn cầu
15:15 | 06/10/2024 Kinh tế
9 tháng qua, kinh tế tiếp đà tăng trưởng tích cực
14:54 | 06/10/2024 Kinh tế
Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh
09:27 | 06/10/2024 Kinh tế
Mở rộng hệ sinh thái với công nghệ thanh toán mới
09:03 | 06/10/2024 Kinh tế
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
18:41 | 05/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
09:01 | 05/10/2024 Kinh tế
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
09:00 | 05/10/2024 Kinh tế
Am hiểu doanh nghiệp và thị trường để mở rộng cơ hội hợp tác với Hoa Kỳ
13:24 | 04/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
09:00 | 04/10/2024 Infographics
bawns cas h5
Tin mới
Hé lộ thiết kế trụ sở Hải quan tại sân bay Long Thành
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8%
Giải pháp công nghệ mang lại những thay đổi vượt bậc cho ngành Hải quan
BAC A BANK chào bán 15 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng
Từ 9 đến 11h ngày 9/10: Tọa đàm trực tuyến “Doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Góc nhìn từ hai phía”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics