Cứ “nước đến chân mới nhảy”
Điểm chung của các tranh chấp thương mại là Việt Nam chủ yếu nằm ở thế bị kiện. Hiếm hoi, thời gian qua khi thịt gà NK từ thị trường Hoa Kỳ vào Việt Nam ghi nhận có giá rất đáng nghi ngờ và dư luận không khỏi lo lắng thì các hiệp hội liên quan mới rầm rộ bàn tới chuyện chủ động đi kiện Hoa Kỳ bán phá giá. Tuy nhiên, “câu chuyện” sau một hồi sục sôi, tưởng đã khởi kiện đến nơi lại dần dần lắng xuống.
Có nhiều yếu tố khiến DN Việt thường ở thế yếu trong các vụ tranh chấp thương mại, trong đó đáng kể chính là việc nắm pháp lý, pháp luật quốc tế không chặt chẽ, hầu hết phải dựa vào việc thuê các chuyên gia luật pháp của nước ngoài gây tốn kém cả chi phí lẫn thời gian mà lại kém chủ động.Đó là về tranh chấp thương mại nói chung, riêng trong vấn đề Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) có hiệu lực ở Việt Nam trong năm tới cũng có rất nhiều chuyện đáng bàn. Hiện nay, theo Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, trong tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với Việt Nam, các DN đến từ 4 quốc gia gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Singapore chiếm tỷ lệ lớn nhất. 4 quốc gia này hiện đều đã là thành viên của CISG. Bởi vậy, nếu DN Việt vẫn ở tâm thế kém hiểu biết về CISG, không linh hoạt trong áp dụng thì tin chắc, khi xảy ra tranh chấp trong hợp đồng mua bán, “kịch bản” sẽ lặp lại và DN Việt vẫn cứ mãi ở thế yếu, loay hoay trong xử lý.
Chia sẻ với phóng viên Báo Hải quan, một chuyên gia luật pháp hiện đang là Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho hay: DN Việt và DN nước ngoài có tư duy khá khác nhau, điển hình ở chỗ DN Việt thường không chịu tìm hiểu ngọn ngành vấn đề, nhất là pháp lý, để “nước đến chân mới nhảy”, còn DN nước ngoài luôn có sự chủ động tìm hiểu, áp dụng. Thậm chí, lãnh đạo ở tầm nhất định thuộc DN nước ngoài cũng có sự hiểu biết bao quát tới pháp lý chứ không phải dựa dẫm hoàn toàn vào bộ phận chuyên nghiệp cấp dưới. Vị này phân tích, đối với nhiều vấn đề mới mẻ liên quan tới pháp lý, nếu có được mời đi tập huấn, phổ biến để nắm bắt thì điểm chung của nhiều DN Việt là khá lơ là, thiếu tập trung nên hiệu quả không như mong đợi.
Dễ thấy, với phần lớn DN quy mô vừa và nhỏ, nhiều DN còn mải miết lo “cơm, áo, gạo, tiền” mà chưa chú trọng đúng mức tới vấn đề pháp lý là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, khi kinh tế hội nhập ngày một mạnh mẽ như hiện nay, đã tới lúc DN không thể thờ ơ, chậm trễ để tụt hậu mà phải nỗ lực hơn nữa, chủ động nâng cao hiểu biết pháp lý cho mình, không chỉ riêng đối với CISG mà là với hàng loạt vấn đề đã, đang và sẽ nảy sinh trong thời gian tới.
Tin liên quan
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
14:39 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng ra công điện hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
10:56 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
19:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất cơ sở pháp lý lập sàn giao dịch dữ liệu
18:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8%
18:27 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp về chủ nghĩa đa phương
08:32 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất mở đường bay thẳng giữa TP Los Angeles và TPHCM
15:31 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên nhân nào làm CPI 9 tháng tăng?
15:01 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam - Thành viên chủ chốt, tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ
09:21 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Ngành Tài chính tập trung nguồn lực đảm bảo tiến độ, chất lượng các đề án chính sách
Biên giới Tây Nam mùa nước nổi: Nguy cơ bùng phát buôn lậu thuốc lá
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics