Cuộc đua mới trong phát triển khu công nghiệp xanh, thông minh
Việc chuyển đổi mô hình KCN truyền thống sang KCN sinh thái, thông minh đang được các địa phương chú trọng triển khai. Ảnh: Ban Mai |
Hưởng lợi nhờ sản xuất sạch
Phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn thân thiện với môi trường là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lê Thanh Quân, mô hình KCN sinh thái đóng vai quan trọng trong nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, huy động nguồn lực của khu vực tư nhân cho các giải pháp công nghiệp xanh, đảm bảo an ninh năng lượng và thể hiện cam kết chính trị đối với các mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam.
Nhằm hỗ trợ chuyển đổi các KCN hiện có sang KCN sinh thái, từ năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) triển khai Dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ chương trình KCN sinh thái toàn cầu” với 603 giải pháp sản xuất sạch hơn và hiệu quả tài nguyên (RECP). Trong đó, thúc đẩy thực hiện các mô hình cộng sinh công nghiệp, được coi là một hình thức sáng tạo để tăng năng suất sử dụng tài nguyên và là một trong những cách tiếp cận để hiện thực hóa nền kinh tế tuần hoàn và hướng đến đạt được tăng trưởng xanh. Tổng kinh phí thực hiện hơn 1,8 triệu USD do Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) tài trợ tại các KCN gồm: Hiệp Phước (TPHCM), Amata - Biên Hoà (Đồng Nai), Đình Vũ - Deep C (Hải Phòng), Hoà Khánh (Đà Nẵng) và Trà Nóc 1&2 (Cần Thơ).
Thông tin tại hội nghị tổng kết dự án diễn ra mới đây tại TPHCM (ngày 12/4/2024), Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, qua 4 năm triển khai dự án, việc chuyển đổi sang mô hình KCN sinh thái bước đầu đã đem lại hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Đồng thời, huy động được nguồn lực lớn từ khu vực tư nhân cho các giải pháp công nghiệp xanh, đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chẳng hạn, tại KCN Hiệp Phước, khi áp dụng mô hình này đã mang lại lợi ích về kinh tế gần 24 tỷ đồng mỗi năm, nhờ giảm tiêu thụ điện 7.000 MWh/năm và gần 160.000 m3/năm… Nhờ vậy, khu công nghiệp này đã giảm phát thải được gần 6.000 tấn CO2 mỗi năm. Tương tự, tại KCN Deep C, mô hình này đã mang lại lợi ích về kinh tế khoảng 7,6 tỷ đồng. Trong đó, đã giảm tiêu thụ điện với hơn 1.600 MWh/năm, và hơn 75.700 m3 nước/năm… nhờ vậy đã giảm phát thải được gần 1.500 tấn CO2. Riêng doanh thu từ việc bán nước do áp dụng tuần hoàn tái sử dụng nước tại KCN này đã mang về 17,7 tỷ đồng mỗi năm.
Khơi thông nguồn tài chính
Với sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về Net Zero năm 2050, yêu cầu của hội nhập và các đối tác, bên cạnh việc chuẩn bị và thay đổi hạ tầng để đáp ứng nhu cầu, thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, các địa phương, các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp đã và đang bước vào một cuộc đua phát triển KCN xanh, thông minh.
Với trên 30 cụm và khu công nghiệp hoạt động, Bình Dương hiện định hướng chuyển đổi dần các KCN truyền thống sang thông minh và sinh thái, để tạo lợi thế cạnh tranh. Ông Nguyễn Trung Tín, Trưởng ban Quản lý các KCN Bình Dương cho biết, tỉnh đang lập quy hoạch thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự kiến sẽ tiếp tục đầu tư mới và mở rộng các KCN hiện hữu nhưng hướng tới các chuẩn mực cao hơn về khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, chú trọng thu hút các ngành nghề mang lại giá trị gia tăng cao và đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của nhà đầu tư quốc tế. Việc thành lập KCN VSIP III mới đây thể hiện sự quyết tâm xây dựng một hệ sinh thái công nghiệp mới.
Mặc dù đạt những kết quả tích cực, song theo các chuyên gia, việc chuyển đổi mô hình KCN đơn thuần sang KCN xanh, KCN sinh thái đòi hỏi quá trình thay đổi về công nghệ, nhân lực và quy trình sản xuất, nhưng việc thiếu các nguồn tài chính khiến không ít nhà phát triển bất động sản có tâm lý ngại chuyển đổi.
Ông Vũ Quang Hùng, Trưởng Ban quản lý KCN cao và các KCN Đà Nẵng cho biết, với bối cảnh nền kinh tế vẫn đang từng bước phục hồi, tác động của việc đứt gãy chuỗi cung ứng dự báo vẫn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong những năm tới, việc thiếu các nguồn tài chính xanh sẽ là rào cản cho các doanh nghiệp muốn đổi mới dây chuyền sản xuất. Trong khi nguồn vốn hỗ trợ đổi mới công nghệ rất hạn chế, thủ tục còn phức tạp, chưa thực sự tạo động lực để doanh nghiệp thay đổi công nghệ sản xuất. Trong bối cảnh đó, nhiều quỹ tài chính xanh như Quỹ Ủy thác tín dụng xanh, Quỹ hỗ trợ tăng trưởng xanh, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ Bảo vệ môi trường… đã tạm ngưng các khoản vay hỗ trợ đổi mới công nghệ hoặc thắt chặt các chính sách, đối tượng cho vay.
Theo báo cáo của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước, tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ tín dụng xanh đạt 620.984 tỷ đồng, tăng 24% so với cuối năm 2022. Tuy nhiên, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV cho rằng, tài chính xanh dù đã được triển khai tại Việt Nam hơn 10 năm, nhưng quy mô còn nhỏ (tín dụng xanh chỉ chiếm khoảng 4,5% tổng dư nợ, trái phiếu xanh còn rất ít…). Đặc biệt, việc triển khai tín dụng xanh còn nhiều vướng mắc như chưa có khung pháp lý, chính sách tổng thể trong khi các nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng thường là vốn huy động ngắn, trung hạn và bên vay đòi hỏi lãi suất ưu đãi…
Do đó, nếu không có nguồn vốn đầu tư kịp thời rất khó để mô hình KCN sinh thái phát triển được trong thực tế và điều này có thể khiến cho Việt Nam bỏ lỡ làn sóng đầu tư xanh ngày càng trở thành xu hướng trọng tâm của các nhà đầu tư quốc tế.
Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, với những mô hình KCN sinh thái tăng cường thực hiện hiệu quả tài nguyên sản xuất sạch hơn và cộng sinh công nghiệp, trong giai đoạn 2020 - 2024, 88 doanh nghiệp đã thực hiện hơn 600 giải pháp tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn, tiết kiệm 69,2 tỷ đồng/năm, cắt giảm được 8.910 tấn khí CO2 hàng năm. Điển hình, theo ghi nhận tại 3 KCN là Deep C (Hải Phòng), Amata (Đồng Nai) và Hiệp Phước (TPHCM), khi áp dụng mô hình RECP, ngày càng có nhiều sự quan tâm trong việc thúc đẩy hợp tác giữa các KCN và các thành phố xung quanh nhờ các lợi ích về kinh tế và xã hội mang lại.
Tin liên quan
Hải quan Quảng Ninh siết quản lý hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất
09:33 | 17/09/2024 An ninh XNK
Thủy sản nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa kiểm dịch thế nào?
10:05 | 05/09/2024 Kinh tế
VIPFA ký hợp tác với 8 đối tác chiến lược thúc đẩy đầu tư vào khu công nghiệp
14:55 | 27/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hãng bay đầu tiên mở bán vé máy bay Tết
08:53 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trà Dr Thanh trao món quà “khủng” cho một người bán hủ tiếu tại Bình Dương
16:19 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TPHCM
15:43 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SuperPort™ Việt Nam: Kết nối chuỗi cung ứng giữa Trung Quốc và Đông Nam Á
15:02 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều ngân hàng giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3
14:35 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hơn 73% doanh nghiệp gián đoạn chuỗi cung ứng sau bão Yagi
14:34 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công nhận địa điểm kiểm tra tại Công ty TNHH chế tạo cơ khí Foxconn (Việt Nam)
13:45 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội có một không hai của DN ngành công nghiệp hỗ trợ
08:38 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp tăng lượng hàng hóa, bán hàng không lợi nhuận hỗ trợ vùng bão lũ
09:44 | 15/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản trị doanh nghiệp theo ESG như thế nào để thành công?
06:42 | 15/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
21:57 | 14/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông minh từ thang máy kết nối kỹ thuật số
16:02 | 14/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đáp ứng tiêu chuẩn, xuất khẩu thành công vào thị trường Hoa Kỳ
14:16 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Cục Hải quan Thừa Thiên Huế có tân Phó Cục trưởng
Hải quan Quảng Ninh siết quản lý hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất
Hải quan Cao Bằng: Thu ngân sách về đích sớm
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là nhiệm vụ cấp bách của doanh nghiệp cảng biển
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform