Đảm bảo chính sách tài khoá mở rộng nhưng cần tính toán thận trọng
Xin ông cho biết đánh giá của ông về tác động của chính sách tài khoá đối với tăng trưởng kinh tế thời gian qua, đặc biệt là trong bối cảnh phục hồi nền kinh tế sau đại dịch?
Như chúng ta đã thấy, năm 2023, trong bối cảnh hết sức khó khăn của quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch, tăng trưởng kinh tế ước đạt 5,05%. Thành quả này có sự đóng góp rất lớn của chính sách tài khoá với sự phối hợp điều hành của chính sách tiền tệ. Năm 2023, dư địa cho chính sách tiền tệ không rộng rãi, việc sử dụng chính sách tài khoá mở rộng một cách thận trọng, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm đã góp phần hỗ trợ cho chính sách tiền tệ và nền kinh tế.
TS. Lê Duy Bình: Khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục trở lại, cần trả lại không gian cho thị trường và cho các nguyên tắc của cơ chế thị trường. Theo đó, các biện pháp mang tính chất bao cấp, hỗ trợ, miễn, giảm đã được thực hiện quá dài cũng phải được “thu lại” hoặc thu hẹp dần về quy mô hay cường độ, nhờ đó thị trường sẽ quay trở lại vận hành đúng như quy luật vốn có của nó. |
Sự hỗ trợ từ chính sách tài khoá trực tiếp thông qua các giải pháp về miễn, giảm, gia hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất giúp giảm sức ép về nghĩa vụ thanh toán cho các DN. Việc giảm thuế GTGT cũng giúp kích thích tiêu dùng trong nước, qua đó kích thích sản xuất của các DN. Đến nay, tổng quy mô các gói hỗ trợ đã lên tới khoảng 700 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng chi đầu tư phát triển lại cao hơn nhiều so với tốc độ tăng thu ngân sách. Cụ thể, thu NSNN năm 2023 tăng 8,1% so với năm 2022, nhưng tổng vốn đầu tư công tăng khoảng 25% so với năm 2022. Đáng chú ý, chính sách tài khoá còn tập trung hỗ trợ cho an sinh xã hội; đồng thời cân đối, đảm bảo nguồn lực để hỗ trợ người lao động, thực hiện nâng lương cơ sở. Những nỗ lực này đã được người dân, DN, người lao động và đội ngũ cán bộ công chức đánh giá cao.
Điều hành chính sách tài khoá nghịch chu kỳ được xem là dấu ấn của Bộ Tài chính, góp phần quan trọng đưa nền kinh tế Việt Nam vượt thách thức. Ông đánh giá như thế nào về điều này?
Trước hết phải khẳng định, thành công của điều hành chính sách tài khoá nghịch chu kỳ (Khi nền kinh tế suy thoái thì Chính phủ sẽ thực thi chính sách tài khóa mở rộng. Và ngược lại, khi kinh tế tăng trưởng thì Chính phủ sẽ thực thi chính sách tài khóa thu hẹp. Điều hành chính sách tài khóa theo hướng này được gọi là chính sách tài khóa nghịch chu kỳ-PV) trong thời gian qua vừa giúp hỗ trợ cho nền kinh tế phục hồi và phát triển, vừa đảm bảo ổn định các cân đối lớn của nền kinh tế, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia. Việc thực hiện chính sách tài khoá mở rộng, thận trọng nhưng linh hoạt, chủ động, phù hợp và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của nền kinh tế nhưng vẫn duy trì được kỷ luật ngân sách, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các chính sách của các ngành khác, đặc biệt là chính sách tiền tệ là những điểm tích cực của chính sách tài khoá trong năm 2023 cũng như trong suốt thời gian qua.
Điểm sáng nổi bật là việc đảm bảo duy trì vững chắc các chỉ số cân đối lớn. Đơn cử, chỉ số bội chi ngân sách không vượt ngưỡng Quốc hội cho phép. Bội chi ngân sách năm 2023 là 455,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 4,42% GDP. Đặc biệt, nợ công vẫn nằm trong giới hạn an toàn.
Có được kết quả này có đóng góp rất lớn trong công tác điều hành của Bộ Tài chính trong việc xây dựng một nền tài chính quốc gia an toàn và vững mạnh với kỷ luật ngân sách chặt chẽ, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo tính tự chủ, an toàn của nền tài chính công, qua đó tạo nền tảng, dư địa cần thiết cho việc thực hiện các chính sách tài chính mở rộng và hỗ trợ cho chính sách tiền tệ khi cần thiết.
Ông đánh giá như thế nào về vai trò của chính sách tài khoá trong năm 2024?
Năm 2024 bức tranh nền kinh tế được kỳ vọng sẽ có nhiều gam màu sáng hơn. Một số chỉ số ban đầu của nền kinh tế trong quý 1/2024 cũng cho thấy những điểm khởi sắc. Trong bối cảnh này, chính sách tài khoá nghịch chu kỳ vẫn đang được thực hiện với mức chi cho đầu tư công tuy không cao bằng năm 2023 nhưng vẫn cao hơn nhiều so với những năm trước đó. Các giải pháp tài khoá, chi cho đầu tư công, chi tiêu Chính phủ vẫn là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong năm nay. Chi tiêu của Nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng để lấp khoảng trống do đầu tư tư nhân chưa thể phục hồi, dư địa của chính sách tiền tệ vẫn khá chật hẹp.
Tuy nhiên, những kỳ vọng vào chính sách tài khoá và vào đầu tư công cũng phải cân nhắc tới yêu cầu đảm bảo sự ổn định của các cân đối lớn của nền kinh tế, hài hoà giữa áp lực của tăng thu để đảm bảo chi với yêu cầu phải nuôi dưỡng nguồn thu, tăng đầu tư công với việc thúc đẩy, kích thích đầu tư tư nhân, tránh hiện tượng lấn át đầu tư tư nhân. Nền kinh tế cũng rất cần nguồn vốn từ khu vực tư nhân, đặc biệt là nguồn vốn được chuyển tải thông qua thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Nền kinh tế sẽ phát triển bền vững với cấu trúc chắc chắn khi có sự cân bằng giữa các trụ cột chi tiêu của Chính phủ, đầu tư tư nhân, tiêu dùng của người dân và xuất nhập khẩu.
Ông có khuyến nghị gì đối với việc thực hiện chính sách tài khoá mở rộng?
Tôi cho rằng, dù chúng ta có năng lực kéo dài thực hiện chính sách tài khoá, nhưng không thể mở rộng chính sách tài khoá quá mức để đảm bảo các cân đối chung. Thận trọng trong chính sách tài khoá có ý nghĩa đảm bảo tính ổn định, xây dựng nền tảng tài chính công vững chắc để trong tương lai, khi nền kinh tế gặp những tình huống khó khăn tương tự như thời gian qua thì chúng ta vẫn có dư địa, có công cụ để sử dụng đến. Với vai trò là cơ quan quản lý ngân khố quốc gia, Bộ Tài chính phải tính toán đến cả những yếu tố này. Đây chính là “cái khó” của Bộ Tài chính trước những kỳ vọng của thị trường khi vừa phải đảm bảo chính sách tài khoá mở rộng nhưng vẫn cần tính toán thận trọng.
Kinh nghiệm cho thấy, quốc gia nào điều hành chính sách tài khoá thận trọng sẽ có khả năng chống đỡ tốt hơn trước những cuộc khủng hoảng, các cú sốc bên trong và bên ngoài. Do đó, tôi cho rằng, khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục trở lại, cần trả lại không gian cho thị trường và cho các nguyên tắc của cơ chế thị trường. Theo đó, các biện pháp mang tính chất bao cấp, hỗ trợ, miễn, giảm đã được thực hiện quá dài cũng phải được “thu lại” hoặc thu hẹp dần về quy mô hay cường độ, nhờ đó thị trường sẽ quay trở lại vận hành đúng như quy luật vốn có của nó.
Chính sách tài khoá, đặc biệt thông qua chi đầu tư phát triển, sẽ đóng góp quan trọng cho quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển dịch sang một nền kinh tế dựa nhiều hơn vào tri thức và kỹ năng ngày một cao của người lao động, vào công nghệ, đổi mới, sáng tạo với năng suất lao động, hiệu quả đầu tư được cải thiện rõ rệt. Thông điệp đổi mới về cách thức hỗ trợ thông qua các chính sách tài khoá như vậy sẽ tạo ra động lực tốt hơn cho cộng đồng DN.
Trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
16:30 | 20/09/2024 Tài chính
DOC tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam
13:37 | 20/09/2024 Kinh tế
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
09:48 | 20/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
20:23 | 19/09/2024 Tài chính
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
20:00 | 18/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
18:44 | 16/09/2024 Tài chính
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
18:43 | 16/09/2024 Tài chính
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp lương thực, vật tư cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3
21:50 | 15/09/2024 Tài chính
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
09:50 | 15/09/2024 Thuế - Kho bạc
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
16:08 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
bawns cas h5
Tin mới
Khó thu hồi, tỷ lệ nợ xấu khối ngân hàng tư nhân lên tới 7,77%
Lãnh đạo các ngân hàng lớn kiến nghị giải pháp giảm áp lực dòng vốn trung và dài hạn
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
Thủ tướng Chính phủ: Các doanh nghiệp cần phát huy 6 tiên phong
Chủ tịch VinGroup, Thaco, Sun Group, Sovico… hiến kế cho phát triển kinh tế
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform