Đi tìm “phanh” hãm tốc độ văn bản tồi
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đã trả lời phỏng vấn của Báo Hải quan về vấn đề này.
Ông đánh giá như thế nào về hệ thống văn bản pháp luật nói chung hiện nay?
Đặc điểm nổi nhất của hệ thống văn bản pháp luật hiện nay là hình phễu, nghĩa là văn bản cấp luật thông thoáng nhưng xuống đến văn bản cấp dưới như thông tư là thêm nhiều thủ tục, vướng mắc. Do đó, những tinh thần cải cách, tư tưởng tự do kinh doanh dường như chưa được đồng đều xuống những văn bản cấp dưới, mà chính những văn bản cấp dưới lại là những văn bản tác động, áp dụng trực tiếp đối với DN. Bất cập thứ hai mà tôi quan sát được trên thực tiễn là văn bản có một khoảng cách khá xa so với thực tiễn kinh doanh. Ví dụ như mục đích lập luận của cơ quan quản lý Nhà nước nghe khá hay nhưng trên thực tiễn không được như vậy nên có một sự tương đối khác biệt giữa văn bản và thực tiễn áp dụng. Đây là những điểm phổ biến trong hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay.
Hai năm trở lại đây, trong khung khổ pháp luật chung, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản tiến bộ, cao nhất là Hiến pháp 2013 có tinh thần quan trọng là khẳng định tự do kinh doanh. Năm 2014 Quốc hội thông qua hai luật quan trọng là Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (sửa đổi). Chính phủ cũng ban hành hai nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong đó tập trung giải pháp cho DN và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Những chính sách và nỗ lực của Quốc hội, Chính phủ đã thể hiện rõ tinh thần, tư tưởng thông thoáng nhưng vấn đề nằm ở việc thực thi của các cấp thực hiện.
Đặt trong bối cảnh như vậy, cuộc bình chọn “10 quy định tốt nhất và tồi nhất” được khởi động với mục tiêu như thế nào, thưa ông?
Chúng tôi đã ấp ủ dự định này khá lâu. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà chúng tôi hướng đến là làm cho các quy định pháp luật kinh doanh đối với DN và môi trường kinh doanh tốt hơn, thúc đẩy mạnh mẽ hơn hoạt động đầu tư kinh doanh. Đây là kênh thể hiện được tiếng nói của các DN, nhà kinh doanh, hy vọng cũng là kênh để các nhà hoạch định chính sách có thể tham khảo. Đặc biệt, qua việc nêu gương những quy định tốt sẽ cổ vũ những chính sách tốt cũng như việc nêu ra quy định xấu mà DN không hài lòng sẽ tạo được cái phanh bên trong hệ thống để làm sao những cơ quan ban hành chính sách biết được và thay đổi. Chúng tôi gọi là Giải mâm xôi vàng cho những quy định kiểu này.
Về mặt dài hạn, điều này cũng thể hiện tiếng nói của khu vực DN đối với quá trình hoạch định chính sách. Trong quá trình này, suy cho cùng, người dân là người phải thực hiện chính sách, nên chính sách làm thế nào cho hợp pháp, hợp lý, phù hợp với thực tiễn mới được đón nhận và được thực thi với sự tuân thủ cao nhất.
Việc ghi nhận những phản ánh của DN về quy định gây vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã có nhưng dường như còn lác đác. Ông suy nghĩ gì về điều này?
Việc phản ánh quy định pháp luật không phù hợp đã được thực hiện qua nhiều kênh. DN có thể phản ánh trực tiếp lên cơ quan Nhà nước hoặc qua VCCI hoặc tại diễn đàn mà VCCI, các bộ ngành tổ chức thời gian qua. Chúng tôi nhận thấy rằng, nhu cầu thiết lập kênh thường xuyên để chuyển tải ý kiến của DN về quy định pháp luật là cần thiết. Chương trình này được kỳ vọng là hoạt động thường niên mà DN có thể tham gia tích cực. Khi khởi động chương trình này, chúng tôi xác định, ở Việt Nam, khen nhau thì dễ nhưng chê nhau rất khó nên tất nhiên sẽ có những bộ ngành phản ứng, nhưng cách tiếp cận của chúng tôi là, nếu có đưa ra những quy định tồi nhất thì việc đưa ra là có bằng cớ, chứng lý, có những ví dụ cụ thể và đặc biệt là những phân tích tại sao được đánh giá là tồi và quan trọng hơn là có những giải pháp, đề xuất mà DN và chuyên gia góp ý. Với việc chê nhưng là chê có bằng chứng và mang tính xây dựng, hy vọng chương trình sẽ tạo chuyển biến tốt đối với những văn bản pháp luật này.
Vậy việc bình chọn dựa trên những tiêu chí như thế nào, thưa ông?
Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ về vấn đề này, trước hết là chúng tôi tham khảo bộ tiêu chuẩn của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) và những quốc gia tiên tiến. Nhìn chung có nhiều tiêu chí nhưng một tiêu chí quan trọng là quy định có hợp pháp hay không, bởi có nhiều quy định như thông tư ban hành nhưng không được giao quyền hay luật không quy định như vậy nhưng nghị định lại đưa ra một quy định khác. Hai là tính thống nhất, bởi văn bản của bộ A thế này nhưng văn bản của bộ B lại thế khác nên việc áp dụng trên thực tiễn rất chồng chéo và tạo quyền hành cho công chức áp dụng.
Chúng tôi cũng sử dụng những tiêu chí như tính hợp lý, tính khả thi. Ví dụ như có quy định trại nuôi heo quy mô 1.000 con trở lên, nước thải phải đạt loại A là con người có thể sử dụng được. DN kêu rất nhiều bởi họ có thể đầu tư công nghệ xử lý nước thải tiên tiến nhất cũng không thể đạt được tiêu chuẩn như vậy. Thực ra tiêu chuẩn này còn cao gấp 7-8 lần một số quốc gia tiên tiến khác.
Khi xây dựng tiêu chí, chúng tôi cũng đưa vào khả năng thực hiện bởi thực ra một văn bản pháp luật tốt không chỉ là ban hành cho có mà là phải chuyển động được trên thực tiễn nghĩa là có tính khả thi. Với văn bản tiêu chuẩn nước thải là hoàn toàn không khả thi và đáng lo nhất là có những văn bản tưởng chừng là theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng hầu hết DN không thực hiện được mà vẫn tồn tại. Việc này gây hiệu ứng tiêu cực là nhờn luật và có luật nhưng không thực hiện.
Ông có thể cho biết quá trình bình chọn sẽ thực thực hiện như thế nào?
Khi xây dựng quy trình chúng tôi cũng xây dựng tương đối chặt chẽ, chia làm 3 giai đoạn chính. Thời gian đề cử từ nay đến hết tháng 1-2016 với phạm vi đề cử rộng. DN, hiệp hội hay chuyên gia, người dân đều có thể đề cử về thông tin văn bản pháp luật mà mình cho rằng tốt hay tồi. Hai là giai đoạn bình xét. VCCI có mời hội đồng chuyên gia khoảng gần 30 chuyên gia trên các lĩnh vực, trên cơ sở thông tin sẽ chọn ra danh sách ngắn 30 quy định tốt, 30 quy định tồi và phân tích vì sao tốt, vì sao tồi dựa trên thông tin mà người đề cử cung cấp và phân tích của các chuyên gia.
Trong giai đoạn bình chọn, các chuyên gia đưa ra danh sách ngắn và đề nghị hiệp hội DN có quyền bình chọn. Chúng tôi có danh sách hơn 400 hiệp hội DN đại diện cho tất cả ngành hàng, địa bàn cùng tham gia. Qua bình chọn của hiệp hội sẽ tạo ra được danh sách 10 văn bản tốt nhất và 10 văn bản tồi nhất. Chúng tôi cũng dự kiến huy động người dân tham gia rộng rãi trên website nhưng tỷ lệ này chỉ chiếm 30% biến số còn 70% biến số là do hiệp hội tham gia bình chọn.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
14:39 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng ra công điện hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
10:56 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
19:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất cơ sở pháp lý lập sàn giao dịch dữ liệu
18:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8%
18:27 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp về chủ nghĩa đa phương
08:32 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất mở đường bay thẳng giữa TP Los Angeles và TPHCM
15:31 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên nhân nào làm CPI 9 tháng tăng?
15:01 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam - Thành viên chủ chốt, tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ
09:21 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics